Ngày 30/9, T&T Group và Tập đoàn BioCubaFarma (Cuba) ký biên bản ghi nhớ hợp tác lĩnh vực dược phẩm, trang thiết bị y tế và công nghệ sinh học.
Theo đó, T&T Group và BioCubaFarma sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vaccine phòng chống các dịch bệnh, virus và các loại cúm khác tại thời điểm hiện tại hoặc tương lai.
Hai bên sẽ hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất các loại thuốc phòng ngừa và điều trị các loại dịch bệnh, các loại cúm khác nhằm phục vụ nhu cầu tại Việt Nam và xuất khẩu; hợp tác sản xuất các sản phẩm chuyên sâu điều trị các bệnh mãn tính không lây nhiễm (bao gồm các sản phẩm dược sinh học cải tiến cho bệnh ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh …), các sản phẩm có nguồn gốc từ m.áu, các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh học, thuốc gốc, thuốc thử chẩn đoán, thiết bị y tế, sản phẩm công nghệ nông nghiệp, thuốc tự nhiên và cổ truyền.
Bên cạnh đó, T&T Group và BioCubaFarma cũng sẽ hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ sản phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên và hợp tác chuyển giao các công nghệ phẫu thuật mới cho các bệnh thoái hóa thần kinh.
Ông Nguyễn Ngọc Nghị, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group (bên trái) và ông Eduardo Martínez Díaz, Chủ tịch Tập đoàn BioCubaFarma trao biên bản ghi nhớ hợp tác.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao, đòi hỏi sự toàn diện và hiện đại hơn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và gia tăng nhanh chóng của nhiều loại dịch bệnh, các loại virut khác nhau cùng các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, thần kinh…, đã và đang tạo sức ép không nhỏ cho ngành y tế trong nước.
Chia sẻ về sự hợp tác này, ông Nguyễn Ngọc Nghị, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group cho biết, y tế là một trong bảy trụ cột kinh doanh được T&T Group chú trọng trong những năm gần đây.
Nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển nền y tế nước nhà và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, T&T Group hợp tác cùng các tập đoàn y tế hàng đầu thế giới để đầu tư xây dựng các trung tâm y tế, bệnh viện chất lượng cao; phát triển các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất các loại vaccine, thuốc đặc trị; đào tạo, chuyển giao các kỹ thuật khám và điều trị bệnh.
” Việc hợp tác với BioCubaFarma – tập đoàn dược phẩm sinh học hàng đầu Cuba sẽ giúp T&T Group khẳng định hơn nữa cam kết của tập đoàn hướng đến mục tiêu góp phần tạo ra sự phát triển toàn diện và tổng thể về khoa học và công nghệ cho ngành y tế Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện cho người dân trong nước có thể dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm dược sinh học của Cuba – cường quốc hàng đầu thế giới về y tế và công nghệ sinh học“, ông Nguyễn Ngọc Nghị nhấn mạnh.
Tập đoàn T&T Group và Tập đoàn BioCubaFarma trao đổi các nội dung hợp tác.
Cuba được đ.ánh giá là một trong các cường quốc về công nghệ sinh học hàng đầu thế giới, đạt nhiều thành tựu lớn như tạo ra vaccine viêm gan B, vaccine điều trị ung thư và thuốc điều trị HIV/AIDS…
Cuba cũng được biết đến là nước xuất khẩu vaccine sốt xuất huyết cho hơn 30 quốc gia khác nhau. Đến nay, Cuba là nước đầu tiên và duy nhất ở khu vực Mỹ Latinh-Caribe tự nghiên cứu thành công và đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp 3 loại vaccine ngừa COVID-19 đạt hiệu quả và độ an toàn cao (gồm Abdala, Soberana 2 và Soberana Plus). Cuba cũng được ghi nhận là quốc gia đầu tiên trên thế giới tiến hành tiêm chủng ngừa Covid-19 cho t.rẻ e.m trong nhóm từ 2-18 t.uổi.
Tập đoàn Công nghệ Sinh học và Dược phẩm Cuba (BioCubaFarma) là một tổ chức công nghệ sinh học do Nhà nước Cuba điều hành, được thành lập theo Nghị định của Chính phủ Cuba vào năm 2012, chịu trách nhiệm cho khoảng 50% các hoạt động nghiên cứu của Cuba và cung cấp 757 sản phẩm cho hệ thống y tế quốc gia Cuba.
BioCubaFarma quản lý một danh mục lớn gồm 2438 bằng sáng chế được đăng ký bên ngoài Cuba và hơn 2640 đơn đăng ký bằng sáng chế đang chờ xử lý trên toàn thế giới. Tập đoàn này đã thương mại hóa sản phẩm ở khoảng 50 quốc gia trên thế giới; có kinh nghiệm trong hơn 9 lần chuyển giao công nghệ hoàn chỉnh; thực hiện hơn 30 thử nghiệm lâm sàng tại 18 quốc gia.
BioCubaFarma sở hữu mạng lưới với 34 công ty và tổ chức, trong đó có 14 doanh nghiệp trực thuộc hoạt động tại nước ngoài và đã thiết lập được hơn 70 quan hệ đối tác lâu dài trên thế giới.
Hiện BioCubaFarma có khả năng cung cấp 91 sản phẩm/dự án mục tiêu về sức khỏe, bao gồm các sản phẩm chống lại bệnh truyền nhiễm, sản phẩm chữa ung thư, sản phẩm tim mạch và sản phẩm về bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác…
BioCubaFarma cũng đóng vai trò là cửa ngõ cho các hoạt động hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ quốc tế đối với các sản phẩm dược, sinh học mà Cuba phát triển và cung cấp.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Tiêm chủng là yếu tố quyết định làm giảm ca COVID-19 nhập viện, ca nặng và t.ử v.ong
Sau một năm triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Việt Nam đã tiêm chủng được hơn 200 triệu liều, riêng Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân đầu năm 2022 đạt khoảng 18 triệu liều.
GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế đã trao đổi về một số nội dung liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long: Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 là yếu tố quyết định làm giảm ca COVID-19 nhập viện, ca nặng và t.ử v.ong.
PV: Xin Bộ trưởng cho biết những bài học rút ra từ chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử của Việt Nam?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long : Có thể nói rằng chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam đến nay đã thành công. Theo chúng tôi từ việc triển khai thành công chiến dịch này có thể rút ra nhiều bài học quý.
Thứ nhất, là cách tiếp cận với vaccine phòng COVID-19. Việt Nam tiếp cận đa nguồn đối với các loại vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt.
Thứ hai, chúng ta đã sử dụng phương thức phân bổ vaccine hợp lý theo từng giai đoạn. Có giai đoạn ưu tiên vaccine cho các địa bàn có tình hình dịch nóng, ưu tiên cho đối tượng nguy cơ cao; nhưng cũng có giai đoạn chúng ta ưu tiên vaccine cho đảm bảo sản xuất một cách linh hoạt và hợp lý.
Thứ ba, đặc biệt quan trọng đó là Việt Nam đã tổ chức thành công chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử. Đến nay tỷ lệ tiêm các mũi vaccine cơ bản ở nước ta rất cao. Chúng ta đã sử dụng toàn bộ hệ thống y tế tham gia vào công tác tiêm chủng và đến nay trên toàn tuyến vẫn đang tiếp tục tiến hành tiêm mũi 3. Chúng ta cố gắng để sớm đi đến đích vào cuối tháng 3 này với độ bao phủ mũi 3 lên mức cao nhất.
Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông. Các lực lượng truyền thông đã tham gia tích cực và hiệu quả cho chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19. Nhớ lại thời gian đầu có thể thấy người dân rất e ngại tiêm vaccine phòng COVID-19, có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Tuy nhiên, sau đó chúng ta tăng cường công tác truyền thông và đã đạt hiệu quả trong chiến dịch tiêm chủng.
Thứ năm, là sự phối hợp của các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương. Đơn cử như việc vận chuyển vaccine. Lực lượng quân đội đã tham gia ngay từ đầu, thiết lập các kho bảo quản vaccine tại các quân khu, từ đó chuyển vaccine đến các địa phương một cách dễ dàng và thuận lợi, đảm bảo luôn luôn có vaccine cho công tác tiêm chủng.
Thứ sáu, là tham gia chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng chính quyền cơ sở trong công tác tiêm vaccine.
Một điểm nữa cần kể đến là thực hiện Chiến dịch tiêm chủng vaccine mùa Xuân. Mặc dù trước đây, chưa bao giờ công tác tiêm chủng được triển khai vào mùa Xuân, nhất là những ngày Tết, nhưng năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định triển khai tiêm trong cả dịp Tết. Có thể nói sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức tiếp cận vaccine, tổ chức chiến dịch tiêm vaccine.
PV: Hiện nay qua thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc COVID-19 rất cao, tuy nhiên số ca bệnh tăng nặng và t.ử v.ong giảm so với trước đây. Vậy theo Bộ trưởng việc triển khai tiêm chủng có là yếu tố quyết định của việc này hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Việc tiêm chủng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc giảm tiến triển nặng của các ca bệnh COVID-19. Có thể nói rằng thời gian qua, chúng ta thấy số ca mắc COVID-19 ở nước ta gia tăng vì nhân tố biến chủng Omicron BA2 với sức lây lan rất nhanh so với biến chủng Omicron gốc.
Sau một năm triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Việt Nam đã tiêm chủng được hơn 200 triệu liều, riêng Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân đầu năm 2022 đạt khoảng 18 triệu liều.
Vai trò quan trọng của tiêm vaccine là làm giảm các ca bệnh nặng, điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cho thấy giảm ca nhập viện, giảm ca nặng và ca t.ử v.ong rõ rệt dù số mắc ở nước ta gia tăng.
Khi chúng ta mở cửa, chúng ta chuyển phương thức quản lý rủi ro và quản lý yếu tố tăng nặng của bệnh nhân thay cho phương thức quản lý ca bệnh như trước đây. Hệ thống y tế ở nước ta tăng cường năng lực để có thể kiểm soát tốt tình hình dịch, kiểm soát tốt nguy cơ cũng như tỷ lệ t.ử v.ong với người mắc COVID-19.
PV: Hiện nay tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 t.uổi trở lên ở Việt Nam rất cao, tuy nhiên mục tiêu của Chính phủ là tất cả người dân Việt Nam được tiếp cận vaccine để phòng ngừa. Vậy thời điểm nào triển khai tiêm cho lứa t.uổi nhỏ hơn, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Chúng tôi hiện nay đang lập kế hoạch, lên phương án tiêm vaccine cả về nhân lực, cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiêm cho trẻ từ 5-11 t.uổi và kể cả phương án tiêm mũi thứ 4 đối với người có bệnh nền và một số đối tượng cần bảo vệ.
Hiện Bộ Y tế đang giao cho các cơ quan chuyên môn, hội đồng khoa học, các chuyên gia để đ.ánh giá, nghiên cứu một cách thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, hiệu quả để phù hợp với từng giai đoạn; Sẽ phân tích các yếu tố nguy cơ về những lợi ích và rủi ro để từ đó triển khai tiêm cho những đối tượng này.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!