Ban ngày nặng chân tay, ban đêm đau vai gáy là chứng bệnh gì? Lương y Vấn Tâm (Phòng khám Chân Như, Hà Đông, Hà Nội) sẽ giúp bạn cách loại trừ chứng bệnh khó chịu, rất nhiều người mắc vào mùa đông này.
Nặng chân tay, đau vai gáy khi trời lạnh
Mấy hôm nay thời tiết lạnh rất nhiều người mắc chứng bệnh khó chịu là nặng chân tay, đau vai gáy, trong đó có rất nhiều người cao t.uổi.
Bà Lê Thị Nụ (65 t.uổi, ở Hà Đông, Hà Nội) gặp chứng bệnh rất nhiều người ở Bắc Bộ đang mắc phải trong mùa lạnh, đó là sáng ngủ dậy có cảm giác cơ thể rất nặng nề, nhất là hai chân như đang đeo vật nặng. Tối nằm ngủ thì sáng ra vùng cổ vai và lưng đau nhức. Ra khỏi giường vận động một lúc thì có đỡ, nhưng cả mùa đông tái phát nhiều lần.
Theo các thầy thuốc Đông y, có một nguyên nhân gây bệnh của bà Nụ nằm trong lục dâm (6 thứ khí gây bệnh), trong đó có chứng gọi là Thấp tà. “Thấp” hiểu đơn giản là khí ẩm thấp, nhất là ở những vùng đầm lầy hay nơi môi trường ẩm thấp hay có khí này. Khi cơ thể bị nhiễm khí này thái quá sẽ sinh bệnh. Thấp tà có một tính chất là “thấp tính xu hạ”, tức “thấp” có xu thế là đi xuống, nên nó thường xuyên gây bệnh ở nửa người dưới cơ thể.
Nghĩa là ban ngày cơ thể đứng thẳng thời gian dài thì thấp có xu hướng hạ xuống phía dưới, sẽ dồn về hai chân – nơi thấp nhất trên cơ thể. Vì vậy bệnh nhân thấy hai chân luôn có cảm giác mỏi, nặng nề lúc ban ngày.
Ban đêm khi đi ngủ thì vị trí thấp nhất trên thân thể là bộ phận tiếp xúc với mặt giường. Dựa theo tính chất “thấp tính xu hạ” thì nửa đêm cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng vai gáy đau nhức, thắt lưng đau nhức – những bộ phận tiếp xúc với mặt giường sáng ngủ dậy sẽ thấy đau mỏi. Nhưng rời giường vận động một lúc thì sẽ đỡ.
Ngày lạnh nhiều người bị nặng chân tay. Ảnh minh họa.
Tự chữa Thấp tà tại nhà
Các thầy thuốc Đông y chữa chứng này đơn giản bằng cách đem thể nội “Thấp tà” đang chìm dưới cơ thể chuyển vận lên phía trên. Lý giải phương cách này, các lương y cho rằng: Khi trời mưa lạnh liên tục, trời đất ẩm ướt mù mờ. Lúc này chỉ cần ánh nắng mặt trời xuất hiện nước sẽ bốc hơi bay lên, ẩm ướt biến mất, trời đất lại trong sáng trở lại.
Cơ thể con người cũng vậy, chỉ cần hỏa ở trong thận đầy đủ thì hai chân sẽ không còn sợ lạnh, hàn thấp ở phía dưới sẽ hóa khí mà thăng lên. Như khi ta đun nước, lửa (hỏa) ở phía dưới sẽ làm nước hóa khí bốc hơi bay lên. Lửa phía dưới nồi cũng tương tự như hỏa ở trong thận – đó chính là “dương hóa khí”. Chỉ cần chữa đúng theo nguyên tắc ôn bổ thận dương và khứ thấp là bệnh sẽ đỡ.
Thầy thuốc đông y thường châm cứu để thông lợi thủy thấp, khơi thông dương khí đốc mạch, làm cho thủy thấp cấp tốc hóa khí, ôn bổ thận dương. Sau khi lưu kim 45 phút thì rút kim là tất cả triệu chứng khó chịu biến mất, người thoải mái nhẹ nhàng.
Ngâm chân mỗi tối 20 phút để trị chứng thấp tà. Ảnh minh họa.
Những bệnh nhân có triệu chứng bệnh trên nếu không muốn uống thuốc, hoặc châm cứu thì có một cách khá đơn giản hữu hiệu là ngâm chân mỗi tối. Đó là lấy một nắm lá ngải cứu, đun sôi lên sau đấy mỗi tối ngâm chân 20 phút. Ngải cứu có tác dụng ôn kinh tán hàn, khiến hàn thấp trong thân thể sẽ từ từ giảm bớt, bệnh tình sẽ chậm rãi khôi phục.
Để tăng nhanh hiệu quả, lúc này có thể dùng điếu ngải (trong đông y), hoặc máy sấy tóc sấy nóng vùng thắt lưng và bụng dưới (dưới rốn khoảng 3cm) mỗi ngày, thì hiệu quả còn nhanh hơn rất nhiều.
Hoặc hơ ngải vào các huyệt Quan Nguyên, Khí Hải và Mệnh Môn. Mỗi huyệt dùng điếu ngải hơ tầm 20-30 phút. Hai ngày hơ 1 lần, hơ liên tục trong khoảng 15-20 ngày là xong 1 liệu trình.
Phòng bị nặng chân tay, đau vai gáy
Nhiễm Thấp tà có triệu chứng nặng chân tay. Khí thấp là một loại khí của trời đất, hay xuất hiện ở những vùng đầm lầy ẩm ướt. Để phòng chứng Thấp tà nặng chân tay này cần chú ý tránh những yếu tố hại thận dương như:
– Tránh ăn đồ ăn lạnh vào những ngày lạnh.
– Tránh ăn hoa quả quá nhiều và lặp lại thói quen này mỗi ngày.
– Tránh thức khuya sau 23h
– Tránh uống bia rượu, nhất là bia rượu lạnh
– Tránh chuyện phòng the quá đà (chuyện phòng the cần phải điều độ, phải biết tiết chế).
Lương y Vấn Tâm – Phòng khám Chân Như (Hà Đông, Hà Nội)
Theo giadinh.net
Bệnh đau đầu khi nào nguy hiểm?
Đau đầu là chứng bệnh của rất nhiều nguyên nhân như: căng thẳng thần kinh, huyết áp thấp hoặc cũng có thể là những tổn thương của tổ chức trong hộp sọ, bệnh của mạch m.áu não… Vậy, khi nào đau đầu sẽ là nguy hiểm, cần đi khám?
Theo PGS. TS Kiểu Đình Hùng, Thành viên hội đồng cố vấn chuyên môn của Trung tâm Y học hạt nhân Ung bướu, BV Bạch Mai; Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội, sai lầm người bị đau đầu thường gặp phải là uống quá nhiều thuốc, chữa ở nhiều nơi không phải là chuyên khoa.
Những cơn đau đầu phần lớn đều chữa khỏi tuy hơi lâu một chút. Đau đầu cần tìm nguyên nhân và dùng thuốc hợp lý và giảm dần thuốc, đau cấp tính thì việc điều trị ngắn hơn mạn tính (não chưa bị tổn thương). Vì thế, không nên lạm dụng thuốc, không nên nghe theo người khác mách bảo, theo Sức khỏe & Đời sống.
Bệnh nhân đau đầu thường xuyên cần khám bác sĩ.
Do đó, PGS Kiều Đình Hùng khuyến cáo, nếu đau đầu kéo dài thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tìm nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân mà phòng ngừa khác nhau, ví dụ ai hay đau đầu, chóng mặt thông thường m.áu lên não hơi ít nên khuyến nghị là cần chơi thể thao, bởi khi chơi thể thao tim đ.ập mạch hơn, m.áu lên não tốt hơn và sẽ hạn chế được đau đầu do nguyên nhân đó.
Cũng theo PGS. Hùng, đau đầu có nhiều loại, người ta hay đau đầu chóng mặt, đặc biệt là phụ nữ t.uổi từ trung niên trở lên bệnh hay gặp nhất là thiếu m.áu lên não, bệnh này do m.áu nuôi não không đủ nên đau đầu, chóng mặt, ngủ hay mơ thời gian sau quên, hay lẫn.
Bệnh này hay gặp nguyên nhân do huyết áp thấp, hai là hẹp động mạch nuôi não như động mạch cảnh, động mạch đốt sống và nguyên nhân nữa là do thoái hóa cột sống cổ, chúng ta biết hai mạch nuôi phần sau của não là chui vào phần sau đốt sống cổ vì thế khi thoái hóa cột sống cổ nó phải phì đại các động mạch ấy và nó gây ra các triệu chứng như thường gặp.
Loại hai hay gặp là bệnh của cao huyết áp, tăng huyết áp m.áu lên não nhiều cũng nguy hiểm nhưng THA không biết điều trị đôi khi vỡ mạch m.áu não.
Cho nên, bác sĩ khuyến cáo người trẻ đau đầu nên đi chụp cộng hưởng từ (MRI) não và mạch não để xem có bệnh dị dạng hay không. Ngoài ra, cần phòng bệnh đột quỵ ở người trẻ. Ví dụ có nhiều người trẻ đang rất khoẻ thì vỡ mạch m.áu não ra và xuất huyết não và nhẹ thì đau đầu vào viện có thể xử trí kịp có trường hợp liệt nửa người và t.ử v.ong.
Hiện nay, những phương pháp để phát hiện tổn thương ở não và mạch não thì cộng thưởng từ là tốt nhất, mặc dù các nước nghèo đến nước giàu người ta cũng không dám dùng cộng hưởng từ để tầm soát vì nó rất đắt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh nhân thì chỉ định chụp cộng hưởng từ là phương án tối ưu nhất.
Một số biện pháp làm giảm đau đầu:
Người ta thường nghĩ rằng khi bị đau đầu, chỉ có thuốc mới có tác dụng làm giảm đau, nhưng có một số cách cực kỳ hiệu quả để giảm đau đầu mà không cần dùng đến thuốc.
– Châm cứu: Trên đầu có một số huyệt vị nếu châm vào sẽ làm giảm ngay các cơn đau đầu, tuy nhiên điều này chỉ có thể thực hiện tại các phòng khám hoặc cơ sở y tế. Châm cứu có tác dụng ngay và có thể làm giảm tần suất đau nửa đầu của bạn, tuy nhiên khi châm cứu cũng cần áp dụng các phương pháp điều trị khác.
– Massage: Mặc dù chưa được nghiên cứu sâu, nhưng các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng, massage có thể làm giảm số lượng các cơn đau đầu ở một số người. Ngoài ra massage còn có thể giảm bớt căng thẳng, đau đầu thông thường.
– Bổ sung vitamin và khoáng chất: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin B2 và magiê có thể giúp bạn ít đau nửa đầu hơn. Hay hợp chất coenzyme Q10 giúp cả người lớn và t.rẻ e.m ít đau nửa đầu, tuy nhiên phải uống loại thực phẩm chức năng này nhiều lần trong 1 tháng mới thấy có tác dụng. Để đi đến quyết định uống bất cứ thực phẩm chức năng hay vitamin nào bạn cũng cần có sự tư vấn của bác sĩ.
– Thư giãn: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nửa đầu là những căng thẳng trong cuộc sống, nên các chuyên gia y tế khuyên rằng việc thư giãn là một cách hiệu quả để chữa bệnh. Bạn có thể áp dụng phương pháp như hít thở sâu và thư giãn cơ bắp. Với những cách đơn giản này, bất cứ ai cũng có thể xử lý được tình trạng căng thẳng để giảm đau đầu.
– Tập thể dục: Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, giúp giảm đau đầu.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN