Tự dùng cưa máy làm thước kẻ gỗ, cháu bé bị máy cưa cắt đứt nửa bàn tay

Trong khi tự dùng cưa máy để làm thước kẻ gỗ, B.M.C. (13 t.uổi, tại Hà Nội) bị cưa máy cắt vào tay khiến đứt gần rời hoàn toàn 1/2 bàn tay trái.

Bác sĩ thăm khám sau phẫu thuật cho cháu C. – Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cháu C. nhập viện cấp cứu trong tình trạng đứt gần rời hoàn toàn 1/2 bàn tay sau tai nạn máy cưa cắt vào tay. Qua khai thác tiểu sử được biết, cháu C. bị tai nạn khi đang mày mò tự làm thước kẻ gỗ.

Bác sĩ Ngô Hải Sơn, khoa phẫu thuật hàm mặt – tạo hình – thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết qua kiểm tra thăm khám thấy tổn thương đứt gần rời hoàn toàn 1/2 bàn tay trái, đứt toàn bộ hệ thống gân gấp, động mạch và thần kinh vùng bàn tay. Cháu C. đã được chỉ định mổ cấp cứu ngay trong đêm.

Các bác sĩ chấn thương chỉnh hình, tạo hình vi phẫu đã phối hợp với bác sĩ trung tâm gây mê hồi sức ngoại khoa tiến hành phẫu thuật kết hợp gân xương, nối lại mạch m.áu thần kinh bằng kỹ thuật vi phẫu để khôi phục bàn tay cho cháu C. sau năm giờ phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, sức khỏe của cháu C. ổn định, bàn tay có dấu hiệu hồi phục tốt, được tập phục hồi chức năng và đã được ra viện.

Bác sĩ Sơn cho hay hằng ngày bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp có thương tổn vùng bàn tay do tai nạn lao động và sinh hoạt, trong đó có các tổn thương rất nặng và phức tạp.

Các tổn thương này cần được phẫu thuật sớm, theo dõi và tập phục hồi chức năng thật tốt thì mới có hy vọng khôi phục được chức năng bàn tay.

Hơn 60% động kinh là ở đối tượng t.rẻ e.m

Các bác sĩ Trung tâm phẫu thuật thần kinh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một trẻ nam 14 t.uổi có t.iền sử động kinh 8 năm.

Bệnh nhân (BN) là N.T.D (quê Nghệ An), xuất hiện cơn động kinh đầu tiên cách đây 8 năm, hằng tuần xuất hiện 3 – 5 cơn, mỗi cơn kéo dài trung bình 1 phút. Những cơn động kinh kéo dài nhiều năm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và học tập của D. Trước phẫu thuật, D. đã dùng rất nhiều loại thuốc chống động kinh với liều cao tối đa trong cân nặng của cháu.

Qua thăm khám kỹ lưỡng và hội chẩn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ đã phẫu thuật điều trị cho BN áp dụng các phương pháp cảnh báo sớm vùng vận động, định vị thần kinh, xây dựng bản đồ vỏ não trước mổ và phẫu thuật vi phẫu cắt vùng tổn thương.

Th.S-BS Trần Đình Văn, Khoa Phẫu thuật thần kinh 1, người trực tiếp phẫu thuật cho cháu D., cho biết vùng tổn thương não của BN nằm ở hồi sau trung tâm, cách vùng vận động chỉ vài mm, trong phẫu thuật nếu không cẩn thận chỉ cần sơ suất nhỏ cũng có thể gây tổn thương vận động. Ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, tổn thương được cắt bỏ hoàn toàn. Hiện tại sau 1 tuần phẫu thuật, tình trạng cháu D. ổn định, không liệt, không có rối loạn cảm giác, không xuất hiện cơn động kinh.

BS Trần Đình Văn cho biết thêm, hiện trên 60% động kinh là ở đối tượng t.rẻ e.m, trong đó 20 – 30% là động kinh kháng thuốc. Động kinh kháng thuốc do các tổn thương vùng vận động hoặc gần vùng vận động là thử thách lớn với phẫu thuật thần kinh chức năng hiện nay do rủi ro cao và gây yếu liệt sau mổ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *