Căn bệnh với các biểu hiện sưng, nóng, đau khớp có thể tác động đến các cơ quan khác của cơ thể như phổi, hệ tạo m.áu, tim mạch. Tại Việt Nam, 0.5% dân số mắc bệnh này.
Ngày 4/12, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TP.HCM) cho biết, vừa qua nơi đây đã tiếp nhận điều trị cho người bệnh L.N.P, 57 t.uổi, ngụ tại Sóc Trăng.
Lãnh hậu quả vì tự mua thuốc nam trị viêm khớp
Cách đây 6 năm, bà P. bị sưng đau khớp bàn tay và khớp cổ tay hai bên. Tình trạng đau kéo dài nhưng bà P. không đến bệnh viện điều trị và tự mua một loại thuốc nam về uống.
Thời gian đầu bà P. thấy giảm sưng đau khớp rõ rệt. Tiếp tục uống loại thuốc nàytrong vòng 2 năm, các khớp hai tay của bà lại bị sưng, đau nhiều, biến dạng nhẹ khớp bàn tay hai bên.
Lo lắng vì bàn tay bị biến dạng, bà P. đi khám trong tình trạng sưng đau các khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp liên đốt gần hai tay, khớp gối, khớp cổ chân hai bên.
Sau khi xét nghiệm và chụp X-quang bàn tay, các bác sĩ cho biết bà bị viêm khớp dạng thấp, biến chứng dính khớp cổ tay. Sau đó người bệnh được điều trị bằng thuốc dạng uống nhưng chỉ giảm sưng đau các khớp khoảng 20%.
Nhận định đây là trường hợp kém đáp ứng với thuốc dạng uống, các bác sĩ quyết định điều trị thuốc sinh học cho người bệnh. Sau 2 đợt truyền thuốc, tình trạng bệnh nhân dần cải thiện.
Sau 6 tháng điều trị, người bệnh được xét nghiệm lại các bilan viêm và các chỉ số viêm giảm nhiều.
Một trường hợp khác là của anh N.N.A., 45 t.uổi, ngụ tại T.iền Giang. Cách đây nửa năm, anh bị sưng đau các khớp bàn tay, cổ tay, đầu gối hai bên, đi lại sinh hoạt rất khó khăn.
Những trường hộp bị biến dạng bàn tay vì viêm khớp dạng thấp.
Khi đến khám tại khoa Nội cơ xương khớp, anh A. được chẩn đoán VKDT (VKDT). Sau 3 tháng được điều trị bằng thuốc, các khớp giảm sưng đau nhiều. Tuy nhiên khi thấy tình trạng bệnh đã ổn nên người bệnh không điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ mà nghe theo một quảng cáo trên mạng về các thuốc bổ khớp rồi tự mua về uống.
Hậu quả là tình trạng đau khớp nặng hơn trước đây khiến anh không thể đi lại, phải cần người hỗ trợ vệ sinh cá nhân. Khi quay lại BV thì khớp cổ tay 2 bên đã cứng khớp, các khớp bàn tay, khớp khuỷu, khớp cổ chân và khớp gối sưng đau.
Người bệnh được điều trị bằng thuốc Methotrexate và sau đó là thuốc sinh học suốt 6 tháng mới dần sinh hoạt lại bình thường.
Viêm khớp nhưng biểu hiện nhiều nơi trên cơ thể
TS.BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp cho biết, dấu hiệu sớm trong VKDT là đau và sưng khớp.
Khớp viêm có thể sưng, nóng, song thường ít tấy đỏ. Tình trạng viêm khớp được cho là đang hoạt động nếu đau khi sờ nắn hoặc khi vận động khớp thụ động. Sưng khớp có thể là sưng nề phần mềm quanh khớp hoặc sưng tại khớp.
Sưng tại khớp thường kèm theo các dấu hiệu của tràn dịch khớp. Bệnh có thể bắt đầu ở một khớp và không đối xứng, chẳng hạn như khớp gối.
Bác sĩ Ngọc thăm khám cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Song đa số các trường hợp trong vòng vài tuần đến vài tháng sẽ phát triển thành viêm nhiều khớp với tính chất đối xứng, thông thường ảnh hưởng tới các khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần, khuỷu, vai, háng, gối, cổ chân và các khớp nhỏ ở bàn chân.
Người bệnh còn có thể có các dấu hiệu của viêm các bao gân duỗi biểu hiện bằng sưng nề cổ tay phía mu tay, viêm các bao gân gấp có thể gây ngón tay cò s.úng, hội chứng đường hầm cổ tay. Biểu hiện là tê, đau, hoặc rối loạn vận động phía xương quay của bàn tay.
Người bệnh có thể có hội chứng đường hầm khuỷu tay, đường hầm cổ chân, có thể có viêm bao thanh dịch mỏm khuỷu, kén hoạt dịch Baker vùng khoeo chân.
Ngoài ra, bệnh có thể biểu hiện ở mắt, phổi và tim mạch, cột sống.
Theo TS BS. Cao Thanh Ngọc, nếu không được điều trị kịp thời, khớp viêm do VKDT có thể tiến triển đến biến dạng do tổn thương phá hủy khớp, gân, dây chằng…
Các kiểu biến dạng khớp thường gặp trong VKDT gồm: cổ bàn tay bị lệch về phía xương trụ (bàn tay gió thổi), cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay người thùa khuy (co gấp khớp ngón gần và quá duỗi của khớp ngón xa), ngón tay hình cổ cò (quá duỗi khớp ngón gần và gấp khớp ngón xa).
Bác sĩ khuyến cáo để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện sớm và khám chuyên khoa Nội cơ xương khớp, tuân thủ điều trị và theo dõi bệnh định kỳ dù khi bệnh đã ổn.
Về vấn đề dinh dưỡng trong bệnh, người bệnh cần ăn uống đầy đủ chất, không nên kiêng khem.
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh VKDT, Khoa Nội cơ xương khớp BV ĐHYD tổ chức Chương trình tư vấn “Những điều cần biết về bệnh lý Viêm khớp dạng thấp”.
Đến với chương trình, người tham dự sẽ được tư vấn, giải đáp thắc mắc về bệnh và những lưu ý trong điều trị bệnh lý này.
– Thời gian: 7h30-10h30 chủ nhật ngày 08/12/2019
– Địa điểm: Giảng đường 3A (lầu 3 khu A) Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM
Theo trithuctre
Ngâm chân mùa đông rất tốt nhưng vẫn đại kỵ với một số người
Ngâm chân đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với một số người mắc bệnh dưới đây cần lưu ý và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Nó còn được ví như “trái tim thứ hai” của con người, nên việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.
Ngâm chân rất tốt cho sức khỏe nhưng một số người cần tránh.
Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Ngâm chân sẽ giúp chúng ta có ba lợi ích sau: Cải thiện lưu thông m.áu; giảm bớt việc đau đầu; giúp giấc ngủ sâu hơn.
Nhưng vấn đề ở đây, không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao để có được hiệu quả nhất.
Viêm khớp dạng thấp
Đầu tiên nghiêm cấm với những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch. Những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân
Người bị suy giãn tĩnh mạch
Người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40.
Người bị bệnh gút
Người mắc bệnh gút khi ngâm chân sẽ rất dễ bị xung huyết, ứ m.áu nên chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà không thuyên giảm được chút nào.
Bệnh nhân tiểu đường
Nguyên do chính bởi nhóm người mắc tiểu đường có lớp da chân khá mỏng, nên dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm với nhiệt độ nữa. Do đó, họ rất khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất đi cảm giác khi phân biệt nóng lạnh nên dễ bị bỏng da.
Người có huyết áp thấp
Tác dụng của ngâm chân là giúp thúc đẩy lưu thông m.áu, giãn mạch m.áu và làm hạ huyết áp. Bệnh nhân khi ngâm chân vô tình lại làm cho huyết áp xuống thấp hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ nhỏ
Đối với các em, đang t.uổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.
Cách ngâm chân hiệu quả
Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42
Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C.
Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.
Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: 9 giờ tối
Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn m.áu.
Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.
Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
Các thành phần có thể cho vào nước ngâm chân
– Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân, giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng.
– Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân, có tác dụng đ.ánh tan khí lạnh trong cơ thể.
– Rượu: Thêm một chút rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn m.áu.
– Chanh: Thêm mấy lát chanh vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.
– Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.
Thời gian ngâm chân
Thời gian ngâm chân tối đa 30~45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
Massage sau khi ngâm chân tác dụng sẽ tốt hơn
Sau khi ngâm chân xong, bạn có thể massage lòng bàn chân theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn:
– Bạn có thể massage ở huyệt Dũng Tuyền, bấm mạnh 36 cái, vừa ấn vừa đẩy lên phía ngón chân cho đến khi chân nóng lên.
Tác dụng: Rất tốt cho những người thận yếu, thận khí hư nhược.
– Bạn cũng có thể massage điểm giữa vùng gót chân, ứng với khu vực phản ánh giấc ngủ. Dùng hai ngón tai cái ấn mạnh vào vị trí này 36 lần, cần ấn mạnh cho tới khi có cảm giác đau mới có tác dụng.
Sau đó tiếp tục xoa vào vùng này từ 3~5 phút cho tới khi thấy nóng lên.
Tác dụng: Giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, cải thiện chứng mất ngủ.
– Bạn cũng có thể gập 2 ngón tay trỏ, cạo mạnh vào vùng phía dưới hai bên mắt cá chân 36 lần cho tới khi cảm thấy đau.
Tác dụng: Tốt cho những người mắc bệnh tuyến t.iền liệt.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN