Có một tư thế bạn không được nằm hoặc ngủ, vì nó có thể ảnh hưởng đến lưng đường ruột và hơi thở của bạn.
Nếu bạn nằm sấp hoặc là người ngủ dạ dày bạn cần xem xét nó một cách nghiêm túc. Nằm sấp khi sử dụng máy tính xách tay hoặc đọc sách hoặc ngay cả khi bạn đang ngủ có thể gây hại cho cột sống và đường ruột.
Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện, người ta thấy rằng có khoảng 15% mọi người nằm sấp khi sử dụng máy tính xách tay.
Tại sao thói quen đặc biệt này lại nguy hiểm?
Nằm sấp có thể thay đổi các đường cong bình thường của cột sống, dẫn đến đau cổ và lưng. Nếu bạn làm điều đó thường xuyên hơn, thì bạn sẽ tạo ra rất nhiều căng thẳng lên cơ thể, điều này có thể gây ra nhiều tác hại hơn.
Khi bạn nằm sấp, bạn mở rộng cổ, vươn vai lên tai, đặt tay ở tư thế bất tiện, tất cả đều này đều gây áp lực lên các khớp chính của cơ thể.
Theo một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2012, những người nằm sấp khi sử dụng máy tính xách tay hoặc điện thoại dễ bị đau cổ và lưng hơn so với những người ngồi.
Ba lý do tại sao bạn nên tránh nằm sấp
Nằm sấp có thể làm căng thẳng cột sống
Nằm sấp có thể làm căng cột sống, khiến bạn bị đau lưng, cổ và khớp. Cột sống bảo vệ hệ thống thần kinh, điều khiển tất cả các chức năng khác nhau của cơ thể. Bất kỳ sự gián đoạn trong hệ thống thần kinh có thể dẫn đến gây bất thường cho cơ thể.
Nằm sấp ảnh hưởng đến đường ruột
Đặt quá nhiều áp lực lên lưng dưới làm tăng cơ hội đau thần kinh tọa. Các nghiên cứu cho thấy nằm sấp thậm chí có thể gây táo bón và các vấn đề về đường ruột.
Nằm sấp có thể gây ra vấn đề hô hấp
Khi bạn nằm sấp, bạn thực sự đang nằm trên cơ hô hấp và cơ hoành. Bạn sẽ bị khó thở.
Ngọc Huyền
Theo Timesofindia/emdep
Đi đại tiện nếu thấy phân “nặng mùi” hơn bình thường thì đó có thể là do những vấn đề sau
Đừng chủ quan bỏ qua tình trạng “mùi” sau khi đi đại tiện, bởi đôi khi nó cũng có thể cho bạn biết cơ thể của bạn đang gặp vấn đề gì.
Chuyện đi đại tiện là nhu cầu cá nhân mà ai cũng phải trải qua hàng ngày. Quá trình đi đại tiện cũng là lúc cơ thể của bạn đào thải độc tố và chất bẩn dư thừa ra ngoài, từ đó giúp đường ruột sạch hơn. Tuy nhiên, nếu sau khi đi đại tiện xong thấy phân của mình bỗng “nặng mùi” hơn những ngày khác thì bạn cần chú ý vì nó có thể là do một vài nguyên nhân sau đây.
Do ăn quá nhiều đồ linh tinh
Việc ăn nhiều loại thực phẩm chứa đường ngọt, chất béo và đồ chế biến sẵn có thể làm cho phân của bạn phát ra mùi khó chịu. Nguyên nhân là do một số người thiếu enzyme có thể p.hân h.ủy hoàn toàn chất béo, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa. Đặc biệt, nếu thức ăn càng tích trữ lại lâu trong cơ thể thì bạn còn có thể gặp phải hiện tượng “xì hơi”. Điều này cũng góp phần trở thành nguyên nhân khiến phân của bạn bốc mùi nặng hơn.
Do đường ruột không tốt
Mùi phân thối xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang hấp thu kém (đồng nghĩa là cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm mà bạn đang ăn). Nếu đường ruột của bạn làm việc kém sẽ gây ảnh hưởng tới việc trao đổi chất, từ đó khiến phân trở nên “nặng mùi” hơn.
Do mắc hội chứng ruột ngắn
Đây là hội chứng hiếm gặp, thường xảy ra khi một phần của ruột già không thể hoạt động hoặc không có trong cơ thể. Đa phần, những người mắc phải hội chứng này thường hấp thu kém hơn những người khác. Điều này là do một phần ruột già đã được phẫu thuật cắt bỏ để điều trị bệnh viêm ruột.
Tình trạng này sẽ làm cho phân trở nên nhợt nhạt, nhờn và có mùi nặng hơn, đi kèm với hiện tượng tiêu chảy, mất nước, đầy hơi, ợ nóng, mất cơ bắp.
Do cơ thể không dung nạp lactose
Lactose là một loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Thế nhưng, nếu cơ thể thiểu enzyme lactose hoặc sản xuất ít vi khuẩn thì nó sẽ làm cho lactose không thể p.hân h.ủy để lên men được, từ đó gây xì hơi và khiến phân “bốc mùi” nặng. Vì vậy, bạn nên chủ động đi khám để khắc phục chứng không dung nạp lactose từ sớm.
Do đang uống thuốc
Một số loại thuốc uống vào có thể gây khó tiêu, đầy hơi do thành phần thuốc lên men trong cơ thể. Nếu phân của bạn có mùi khó chịu sau khi uống một loại thuốc mới, bạn nên xin sự tư vấn từ bác sĩ để yếu cầu đổi thuốc ngay.
Source (Nguồn): Timesofindia
Theo Helino