Có đến 20% dân số mắc bệnh trầm cảm. Dù ở thể nặng hay nhẹ, bệnh nhân đều có thể hình thành ý tưởng và hành vi t.ự s.át, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
B.é g.ái 11 t.uổi t.ự s.át vì nghĩ bố mẹ thương em hơn
Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng (TP. Hồ chí Minh) đã tiếp nhận điều trị một b.é g.ái tên T.G, 11 t.uổi, ngụ tại T.iền Giang, được chuyển đến trong tình trạng hôn mê, suy chức năng gan, thận do độc chất liều cao của t.huốc n.gủ ức chế thần kinh. Qua điều tra, các bác sĩ xác định trẻ trước đó đã uống cả một hộp t.huốc n.gủ.
B.é g.ái T.G sau khi hồi tỉnh
Điều đáng nói, nguyên nhân của hành động dại dột này xuất phát từ việc trẻ cho cho rằng, bố mẹ đã thiên vị em gái hơn, đồng thời khi đến lớp bé thường bị bạn bè chê bai.
Vụ việc đáng tiếc của b.é g.ái này là hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của một bệnh lý vẫn thường không được cộng đồng quan tâm đúng mức trầm cảm.
Trầm cảm: Kẻ g.iết n.gười thầm lặng
Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cũng từng tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân trầm cảm, mà nguyên nhân xuất phát từ chính những vấn đề, tưởng không quá nghiêm trọng như trường hợp của bé G.
Doanh nhân bị phá sản, con dâu chịu áp lực từ mẹ chồng, học sinh bị gia đình áp đặt quá nhiều mục tiêu trong học tập, hay thậm chí là một cậu bé chỉ mới 13 t.uổi thường xuyên chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ.
Một bệnh nhân trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Hành vi t.ự s.át của các bệnh nhân trầm cảm rất khó để đoán trước. Bên cạnh đó, cũng có nhiều lý do để bệnh nhân trầm cảm t.ự s.át, chứ không riêng gì những biến cố lớn hay chuyện quá đau buồn.
BS Nguyễn Hữu Chỉnh, khoa Cấp tính nam, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết: “Chúng tôi từng tiếp nhận một bệnh nhân đã 3 lần tìm cách t.ự s.át. Đáng nói, nguyên nhân của lần t.ự s.át đầu tiên chỉ là vì đang làm việc cường độ cao lại thất nghiệp nên cảm thấy hụt hẫng. Ngoài ra, cũng có trường hợp giám đốc một công ty sau khi phá sản đã có suy nghĩ tìm đến cái c.hết để giải thoát”.
Một bệnh nhân trầm cảm cố t.ự s.át bằng dao và để lại vết sẹo
Tại khoa 3, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cũng đang điều trị ngoại trú cho 1 người phụ nữ bị trầm cảm có ý tưởng t.ự s.át, chỉ vì các con không chịu kết hôn.
Theo BS Chỉnh, khác với bệnh nhân tâm thần phân liệt, người mắc trầm cảm chủ động lên kế hoạch để t.ự s.át rất bài bản.
Ngay tại Bệnh viện, dù được người nhà và lực lượng nhân viên y tế giám sát chặt, bệnh nhân vẫn có thể thực hiện hành vi t.ự s.át thành công. Chính vì vậy, việc bệnh nhân trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm nặng nếu không được đưa đến bệnh viện điều trị thì sẽ rất nguy hiểm.
Gia đình có vai trò quan trọng với bệnh nhân trầm cảm
Theo PGS.TS Tô Thanh Phương, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, 60-80% bệnh nhân trầm cảm nặng có ý định và hành vi t.ự s.át. Thậm chí, các bệnh nhân trầm cảm ở thể vừa và nhẹ, dù xác suất thấp hơn, nhưng hoàn toàn có thể xuất hiện ý định và hành vi t.ự s.át.
PGS.TS Tô Thanh Phương, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Lý giải về nguyên nhân bệnh nhân trầm cảm lại tìm cách kết thúc cuộc đời, theo PGS Phương, người trầm cảm thường có tâm lý bi quan, chán nản, nghĩ rằng mình là gánh nặng. Khi quá bức bối, bệnh nhân có thể tự hủy hoại thể xác để giải tỏa hay thậm chí là t.ự s.át, vì xem đó là lối thoát duy nhất của mình.
Một con số sẽ khiến không ít người phải giật mình là trên thế giới, cứ 100 người t.ử v.ong (không tính trường hợp t.ử v.ong do tai nạn giao thông), có khoảng 70-80 trường hợp liên quan đến trầm cảm.
Vết sẹo để lại sau khi bệnh nhân c.ắt t.ay tự sát
Đáng nói, trầm cảm không phải là bệnh hiếm gặp. Theo thống kê, 20% dân số mắc trầm cảm ở các dạng khác nhau. Trong đó, chỉ có 5% trầm cảm điển hình, tức là bệnh nhân biểu hiện bệnh một cách rõ rệt. 15% còn lại là không điển hình nên dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác.
Trong khi đó, tại Việt Nam, không ít người có quan niệm trầm cảm không phải là bệnh, chỉ đơn giản là người đó quá bi quan và sẽ tự khỏi. Thậm chí, bệnh nhân trầm cảm còn bị kì thị, dè bỉu. Chính thực trạng này dẫn đến việc bệnh nhân trầm cảm có tâm lý muốn giấu giếm tình trạng của mình, làm lỡ đi giai đoạn vàng để điều trị dứt điểm trầm cảm. Không được giải quyết dứt điểm, bệnh trầm cảm sẽ chuyển sang dạng mạn tính và kịch bản xấu hơn là bệnh nhân tự tìm đến cái c.hết.
60 – 80% bệnh nhân trầm cảm nặng có ý định và hành vi t.ự s.át.
Cũng theo chuyên gia này, vai trò của gia đình, người thân đối với bệnh nhân trầm cảm là rất lớn. Theo đó, những người xung quanh cần cố lắng nghe, cùng bệnh nhân tháo gỡ các vấn đề, cũng như hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân. Đặc biệt, khoảng thời gian 2 tuần kể từ khi bệnh nhân gặp biến cố hoặc xuất hiện các triệu chứng trầm cảm mang tính quyết định.
“Nếu không nhìn nhận đúng vấn đề, chính gia đình sẽ trở thành nguyên nhân gây trầm cảm hoặc khiến tình trạng của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn”, PGS Phương nhấn mạnh.
Bố mẹ Trúc Nhi – Diệu Nhi xúc động đón Trung thu đầu tiên với 2 con, tuần sau 2 bé xuất viện về nhà
Sau hơn 2 tháng diễn ra ca phẫu thuật tách rời, đến thời điểm hiện tại, Trúc Nhi – Diệu Nhi có thể vịn đứng trong một thời gian ngắn. Được lần đầu tiên đón Trung thu cùng bố mẹ trong BV, 2 chị em thích thú cười đùa, vỗ tay, lắc lư theo điệu nhạc.
Ngày 30/9, BV Nhi đồng Thành phố phối hợp cùng các nghệ sĩ Ngôi sao Phương Nam, nhóm Mộc cùng các MTQ để tổ chức chương trình “Mùa trăng yêu thương” dành cho hơn 200 bệnh nhân nhi đang điều trị tại BV.
TS Trương Quang Định phát biểu về chương trình “Mùa trăng yêu thương”
Đội lân sư tử gây náo nhiệt khiến các bé thiếu nhi hò reo không ngớt
Chương trình diễn ra với các tiết mục văn nghệ, múa lân sư tử, ảo thuật, trò chơi dân gian…, thu hút rất đông bố mẹ ẵm theo con nhỏ xuống tham gia.
TS Trương Quang Định cùng các y bác sĩ, mạnh thường quân tại chương trình sáng 30/9
Chương trình diễn ra trong vòng 1 tiếng đồng hồ tạo không gian vui chơi cho các bé thiếu nhi đang điều trị tại BV
Được bố mẹ ẵm từ phòng xuống sảnh chính BV để đón Tết Trung thu, chị em Trúc Nhi – Diệu Nhi hòa mình vào không khí vui tươi cùng các bạn. 2 bé ngồi ngoan ngoãn trong lòng bố mẹ, chốc chốc lại vỗ tay, nhún nhảy theo điệu nhạc hay tròn xoe mắt nhìn các cô chú, anh chị trên sân khấu biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
Thích thú vỗ tay, lắc lư theo nhịp
2 chị em ngồi theo dõi các tiết mục văn nghệ
Theo TS.BS Trương Quang Định – Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết đối với các em thiếu nhi, không có gì hạnh phúc bằng việc được đón Trung thu tại gia đình cùng bố mẹ, ông bà, anh chị em.
Nhưng không may mắn khi các bé mắc phải những chứng bệnh khác nhau để hôm nay ngay mùa Trung thu lại phải ở lại BV. Để bù đắp và lan tỏa yêu thương, tạo cho các bé một sân chơi nên phía BV Nhi đồng Thành phố kết hợp với một số đơn vị đã tổ chức chương trình “Mùa trăng yêu thương” cho các bé.
“Cảm ơn các anh chị phụ huynh, thân nhân các bé đã tin tưởng bệnh viện, để chúng tôi được chăm sóc sức khoẻ cho các bé. Riêng về 2 bé Trúc Nhi – Diệu Nhi đã ổn định, sức khỏe hai bé ổn định, có thể xuất viện về nhà trong thời gian tới”, bác sĩ Định nói.
Trúc Nhi trong vòng tay bố Hoàng Anh
Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố cho biết 2 chị em Trúc Nhi – Diệu Nhi đã có thể xuất viện trong tuần tới
Ẵm Trúc Nhi trên tay, cùng với vợ ẵm Diệu Nhi, anh Hoàng Anh (32 t.uổi, bố của 2 bé) xúc động cảm ơn các y bác sĩ của BV đã hỗ trợ, giúp đỡ phẫu thuật, điều trị cho 2 đứa con của mình.
Anh chia sẻ trên sân khấu: “Tôi rất biết ơn tất cả mọi người vì những điều tốt đẹp nhất cho Trúc Nhi – Diệu Nhi”.
Trúc Nhi – Diệu Nhi tươi cười nhận quà từ các cô chú, anh chị, y bác sĩ tại BV Nhi đồng Thành phố
Ngoài những phần quà dành tặng cho hơn 200 em nhỏ khác có mặt tại chương trình, Trúc Nhi – Diệu Nhi cũng được BV tặng những phần quà nhỏ để khích lệ tinh thần 2 bé. Được bác sĩ Định tặng quà, Diệu Nhi vui vẻ cười đùa, thích thú quay sang nhìn trước ống kính để tạo dáng trên vòng tay của bố mẹ.
Sau chương trình, 2 bé được bố mẹ nhanh chóng đưa về phòng để nghỉ ngơi. Tính đến thời điểm hiện tại, sau hơn 2 tháng diễn ra ca phẫu thuật quan trọng của cuộc đời mình, 2 con đã có thể vịn đứng trong thời gian ngắn.
Dự kiến vào đầu tuần sau, cả 2 chị em sẽ được xuất viện về nhà cùng bố mẹ trước khi quay lại BV để thực hiện cuộc phẫu thuật tiếp theo.
2 đ.ứa t.rẻ hồn nhiên nô đùa bên vòng tay bố mẹ
2 bé được bố mẹ ẵm về phòng để nghỉ ngơi sau khi vui chơi Tết Trung thu cùng các bạn
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết để có được 1 cơ thể nguyên vẹn, thời gian tới, Trúc Nhi – Diệu Nhi phai trai qua them 4 cuoc đai phau để tao hinh khung chau, tiet nieu, tieu hoa va tang sinh mon.
Trước đó, như chúng tôi đã thông tin, Trúc Nhi – Diệu Nhi sinh ngày 6/7/2019 tại Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM, là hai b.é g.ái song sinh dính liền phức tạp. Sau khi sinh mổ thành công, các bác sĩ tại BV Nhi đồng Thành phố đã tiến hành theo dõi, chăm sóc các bé theo một chế độ đặc biệt.
Sau hơn một năm chung sống trong cùng một cơ thể với muôn vàn những điều bất tiện không diễn tả bằng lời, Trúc Nhi – Diệu Nhi đã cùng 100 y bác sĩ chiến đấu đầy dũng cảm suốt 12 tiếng trong phòng mổ vào hôm 15/7 – cuộc đại phẫu quan trọng của đời mình.