Từ vụ tai nạn Cam Lộ – La Sơn, bác sĩ chỉ ra nguyên tắc khi sơ cứu nạn nhân

Theo bác sĩ Huỳnh Bá Tản, hiện nay còn nhiều sai lầm trong sơ cứu tai nạn giao thông như bế thốc nạn nhân ra khỏi hiện trường, gây tổn thương tủy sống cổ, c.hảy m.áu nhiều hơn.

Vụ tai nạn thương tâm trên đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn ngày 18/2 khiến 3 người t.ử v.ong. Nhiều người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn đã tìm cách sơ cứu, di chuyển nạn nhân ra khu vực khác.

Theo bác sĩ Huỳnh Bá Tản, từng làm tại Trung tâm cấp cứu 115 (TP.HCM), hiện nay còn nhiều sai lầm trong sơ cứu tai nạn giao thông như bế thốc nạn nhân ra khỏi hiện trường, gây tổn thương tủy sống cổ và tủy sống thắt lưng, chảy máy nhiều hơn, làm di lệch các xương, tổn thương thần kinh hoặc chèn ép mạch m.áu.

Việc đưa nạn nhân đang bị kẹt trong cabin xe phải do các nhân viên cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp thực hiện. Khi chưa khống chế được các yếu tố nguy cơ như cháy nổ hoặc ngã đè chèn ép, phải chú ý di chuyển người gặp nạn cẩn thận, tránh làm tổn thương cột sống cổ. Người hỗ trợ luôn giữ đầu nạn nhân thẳng trục với thân hoặc tốt nhất là cố định cột sống cổ bằng băng nẹp.

Khi sơ cứu tai nạn giao thông ngoài hiện trường, bác sĩ Tản lưu ý 3 nguyên tắc cần nhớ:

Thứ nhất, giữ an toàn: Phải xem xét kỹ tình huống để đảm bảo an toàn cho cả người sơ cứu và nạn nhân. Cần lưu ý nguy cơ cháy nổ, điện, khí độc.

Thứ hai, liên hệ người hỗ trợ: Bạn nên gọi 115 và những người gần đó tới giúp. Xem bệnh nhân có ngừng tim hay không? Nếu họ ngừng tim có thể bóp bóng, hà hơi thổi ngạt để duy trì đường thở trong lúc chờ lực lượng y tế. Nên đặt nạn nhân nằm thẳng cố định cột sống cổ với trục cơ thể.


Ảnh hiện trường vụ tai nạn Cam Lộ – La Sơn

Thứ ba, cầm m.áu, cố định xương gãy: Bạn có thể gọi 115 nhờ hỗ trợ hướng dẫn sơ cứu cầm m.áu vết thương, băng bó cố định trong trường hợp gãy chân. Việc xác định nạn nhân đã t.ử v.ong hay chưa nên do lực lượng chuyên môn vì nếu thiếu kinh nghiệm có thể mất cơ hội cấp cứu cho nạn nhân.

Sau khi sơ cứu xong, bạn vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu bằng ô tô, không dùng xe máy.

Bác sĩ Tản khuyến cáo trên xe ô tô, mọi người nên trang bị các túi sơ cấp cứu khi có sự cố xảy ra như găng tay cao su y tế, băng thun, gạc vô trùng, băng dính, băng dán cá nhân, chai thuốc sát trùng cồn i-ốt. Có thể trang bị thêm vài thanh nẹp gỗ đề phòng trường hợp có người bị gãy xương.

‘Chạy đua’ với tử thần cứu sống người đàn ông ngưng tim, hôn mê tại nhà

Một người đàn ông 58 t.uổi ngưng tim, hôn mê tại nhà đã được y bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 cấp cứu thành công và được Sở Y tế khen thưởng đột xuất.

Ngày 2.11, TS – bác sĩ (BS) Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã đến Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM trao giấy khen đột xuất cho ê kíp cấp cứu gồm 6 người đã cứu sống kịp thời người đàn ông ngưng tim, hôn mê tại nhà.

TS-BS Nguyễn Anh Dũng, Phó giám đốc Sở Y tế trao giấy khen cho ê kíp cấp cứu. Ảnh DUY TÍNH

BS Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM cho biết, 1 tháng trước, lúc 14 giờ 47 phút ngày 1.10, một giọng nữ hoảng loạn gọi đến tổng đài 115 xin hỗ trợ y tế cho người nhà đau ngực dữ dội. BN là ông N.N.Đ (58 t.uổi, ngụ P.15, Q.11). Người gọi là bà O., vợ ông Đ.

Ngay lập tức, tổng đài viên là điều dưỡng Nguyễn Thanh Thuận trấn an bà O., đồng thời khai thác thêm về tình trạng bệnh nhân (BN).

Bà O. kể nhanh, ông Đ. bị tăng huyết áp và đang điều trị. 30 phút trước đó, ông đi bơi về và đột ngột đau ngực sau xương ức, lệch về bên trái, đo huyết áp có chỉ số là 160/80 mmHg. Cơn đau dữ dội và kéo dài khiến ông khó chịu, vã mồ hôi, lạnh người, nằm nghỉ hồi lâu vẫn không đỡ nên bà gọi ngay 115 cầu cứu.

Chỉ trong 3 phút, điều dưỡng Thuận đã nắm bắt được tình hình, hướng dẫn bà O. để chồng nằm nghỉ ngơi và lập tức điều động xe cấp cứu 115, ê kíp cấp cứu gồm: BS Trương Đặng Nhật Tân và điều dưỡng Phạm Đình Phúc cùng lái xe lập tức lên đường.

Đến nhà thì bệnh nhân đã hôn mê

Theo chia sẻ của BS Tân, khi ông vừa đến nơi thì đã thấy BN thở hước rồi rơi vào hôn mê. Sau khi thăm khám và nhận định BN ngưng tim, kíp cấp cứu lập tức hồi sinh tim, phổi.

Vừa hồi sức, BS vừa giải thích cho người nhà biết tình trạng của người bệnh, nguy cơ có thể xảy ra để người nhà hiểu và chuẩn bị tâm lý.

Sau gần 30 phút hồi sức tích cực, tim của BN có một vài nhịp trở lại sau thời gian ngừng đ.ập. Tuy nhiên lại là nhịp bất thường, do vậy, ê kíp cấp cứu phải sốc điện tận 5 lần và sử dụng thêm nhiều thuốc đặc hiệu khác.

Nỗ lực hồi sức BN ngay tại nhà. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115

Nhận thấy BN vẫn còn cơ hội sống sót, ê kíp cấp cứu động viên nhau tiếp tục nỗ lực cứu sống BN và gọi thêm chi viện thuốc, vật tư.

BS Nguyễn Thị Ngọc Hương và y sĩ Trương Chí Công sau khi mang thêm máy móc, thuốc và bình ô xy đến nơi và lập tức hỗ trợ ê kíp cấp cứu.

BS Hương thì nhớ lại: “Tôi đến nơi đã thấy ê kíp đang hồi sức, ai nấy đều mướt mồ hôi, tay đều run cả lên vì ép tim liên tục. Tuy vậy, mọi người vẫn đang rất cố gắng, không hề bỏ cuộc dù mệt mỏi. Tôi lập tức đến hỗ trợ ép tim ngoài lồng ngực còn y sĩ Công thì thay bình ô xy đã gần cạn. Sau khi sốc điện vài lần thì BN đã có nhịp tim và có mạch đ.ập trở lại. Nhận thấy BN có triệu chứng và nhịp tim gợi ý nhồi m.áu cơ tim cấp, BS Tân đã liên hệ ngay với một vài bệnh viện (BV) phù hợp, có khả năng điều trị để đưa BN vào. BV Nguyễn Tri Phương đã nhận bệnh, trong khi đó, tôi, y sĩ Công và điều dưỡng Phúc cùng nhau tiếp tục theo dõi và chuẩn bị đưa BN ra xe”.

Hồi sức cho BN trên xe cấp cứu. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115

Trên đường đến BV, ê kíp cấp cứu vẫn phải theo dõi tình trạng BN, truyền dịch và bóp bóng giúp thở (do BN vẫn chưa tự thở được). Đôi lúc, tim BN ngưng đ.ập, BS Hương phải ép tim ngay lúc xe còn đang chạy, lắc lư và vô cùng nguy hiểm. May mắn, chỉ khoảng vài phút, tim BN đ.ập trở lại. Lúc chuyển vào khoa Cấp cứu của BV Nguyễn Tri Phương, BN vẫn còn hôn mê, tuy nhiên, mạch đ.ập đều, rõ và đo được huyết áp. BS Tân đã bàn giao BN với BS của khoa Cấp cứu để thuận tiện cho việc tiếp tục điều trị.

60 phút nỗ lực cứu người

Điều dưỡng Phúc kể, lúc đi lên chung cư nhà BN, do thang máy không vừa băng ca nên phải dựng băng ca lên để đi. Và lúc chuyển BN xuống xe còn khó hơn. Ê kíp cấp cứu phải cố định BN trên băng ca, rồi đi bằng thang tải hàng xuống tầng hầm (do thang này chỉ đi xuống hầm, không dừng ở sảnh), rồi lại từ tầng hầm đẩy ngược lên sảnh chính bằng lối dành cho xe máy. Trong lúc chuyển vẫn phải liên tục theo dõi BN và xử trí khi cần thiết”.

Đưa BN xuống tầm hầm bằng thang máy tải hàng rồi đẩy ngược lên sảnh chung cư. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115

Y sĩ Công kể thêm: “Tổng cộng, chúng tôi đã hồi sức cho BN hơn 60 phút. Mệt thì có mệt, nhưng cứu được người bệnh nên vui lắm!”.

Cuộc gọi bất ngờ sau 20 ngày

Vào 19 giờ ngày 20.10, một cuộc gọi bất ngờ đã mang lại niềm vui cho ê kíp cấp cứu Trung tâm cấp cứu 115.

Đó là bà O. vợ ông Đ., gọi lại và báo rằng ông Đ. đã qua cơn nguy kịch. Ông hồi tỉnh, được rút ống trợ thở và cử động được tay chân. Giọng bà O. nghẹn ngào, rối rít cảm ơn ê kíp cấp cứu đã nỗ lực cứu sống chồng mình.

Một số thành viên trong ê kíp cấp cứu đã cứu sống BN và chụp hình chung khi BN tỉnh lại. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115

Những bài học quý giá

Theo lãnh đạo Trung tâm cấp cứu 115, sau cuộc chiến đầy cam go với tử thần vừa qua, trung tâm thấy được những bài học sâu sắc có thể quyết định thành công trong cấp cứu ngoại viện.

Đó là gọi cấp cứu 115 kịp thời; sự cố gắng, nỗ lực của ê kíp cấp cứu và sự kịp thời hỗ trợ của đơn vị tiếp nhận.

Để đạt được 3 yếu tố trên, cần phải có sự phối hợp của 3 bên: người gọi, ê kíp cấp cứu và đơn vị tiếp nhận, đặc biệt là người gọi. Vì chỉ khi người gọi liên hệ với cấp cứu sớm, tạo điều kiện cho BN được hỗ trợ y tế sớm thì 2 yếu tố còn lại mới có cơ hội và khả năng phát huy toàn lực điều trị và cứu sống BN. Người nhà hãy nhờ một người quen, hàng xóm hoặc bảo vệ chung cư hỗ trợ đón xe cấp cứu để ê kíp cấp cứu đến với BN được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *