Sau khi uống 4 viên vitamin A, chị V (43 t.uổi) và cháu M (17 t.uổi) thấy đau đầu, khó thở, nôn, chân tay co quắp phải vào TT Y tế huyện Thanh Thủy, Phú Thọ cấp cứu.
Theo BSCKI Phùng Thị Thúy Nga, Khoa Cấp cứu hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, 2 bệnh nhân trên bị ngộ độc vitamin A, rất may đã được phát hiện và xử trí kịp thời. Nếu xử trí muộn có thể dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận.
Được biết, chị V. và cháu M. đã uống 4 viên vitamin A vào buổi sáng. 30 phút sau khi uống vitamin A, cả hai có dấu hiệu ngộ độc vitamin A.
Khoảng 1 giờ trước khi vào viện, một người xuất hiện tình trạng khó thở, chân tay co quắp, người còn lại tiếp tục nôn và đau đầu nhiều.
Gia đình đưa người bệnh đến trạm y tế gần nhà xử trí cấp cứu rồi chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy điều trị với chẩn đoán theo dõi ngộ độc vitamin A.
Nên bổ sung vitamin A qua các loại rau quả màu đỏ như cà rốt, cà chua, dưa hấu, đu đủ…
Vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và bệnh khô mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh n.hiễm t.rùng. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin A với lượng lớn hoặc kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể bị dư thừa gây nguy cơ ngộ độc, làm tăng áp lực nội sọ dẫn đến buồn nôn, nôn, đau đầu… Trẻ nhỏ khi bị ngộ độc vitamin A liều cao cấp tính có thể bị co giật, thóp phồng, nôn… Do đó, bác sĩ Thúy Nga khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng vitamin A khi không có chỉ định.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, không chỉ có vitamin A, các loại vitamin và khoáng chất khác tuy là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là t.rẻ e.m, nhưng không thể tự ý bổ sung khi chưa được tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể gây thừa vitamin do sử dụng quá liều. Những ảnh hưởng của sức khỏe gồm:
Thừa Vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.
Thừa Vitamin D có thể làm cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn, dày màng xương, có trường hợp có thể bị thiểu năng, kém trí tuệ. Có trường hợp bổ sung Vitamin D quá nhiều có thể gây suy thận và t.ử v.ong rất nhanh.
Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm sắt, tim nhiễm sắt dẫn đến suy tim
Thừa kẽm dẫn đến biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa…
Ngộ độc thuốc Paracetamol do dùng quá liều
Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh vừa cấp cứu thành công người bệnh 25 t.uổi, bị ngộ độc thuốc Paracetamol do dùng quá liều.
Bệnh nhân sau khi điều trị tích cực, sức khỏe đã ổn định.
Bệnh nhân là chị T.H.H, ở huyện Phù Ninh. Nữ bệnh nhân được đưa vào Trung tâm Y tế huyện sau khi uống hơn 20 viên thuốc paracetamol ở nhà.
Ngay sau khi uống thuốc, bệnh nhân bị đau bụng, nôn nhiều, tức ngực, khó thở, phải đi cấp cứu. Tại Trung tâm Y tế, bác sĩ nhanh chóng rửa dạ dày, truyền dịch bù nước, điện giải, dùng thuốc giải. Tới ngày 15/4, sau 5 ngày điều trị tích cực, người bệnh ổn định và đủ điều kiện xuất viện.
BSCKI. Trần Thạch Hải – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh cho biết: “Paracetamol có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ khi được sử dụng đúng liều lượng và đúng cách, nhưng việc sử dụng quá liều Paracetamol có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy gan, suy thận, viêm tụy, hạ đường huyết và nhiễm acid lactic”.
Bác sĩ khuyến cáo, khi dùng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, không uống quá liều quy định. Nếu có biểu hiện hoặc nghi ngờ ngộ độc thuốc, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.