Các bác sĩ nói rằng nếu con trai cô ăn hết cả gói kẹo thì nó có thể khiến các cơ quan trong cơ thể của cậu bé ngừng hoạt động.
Vào ngày 8/11 vừa qua, trong khi chị Sophie Balint (23 t.uổi) đến từ Port Talbot ( xứ Wales) đang dọn dẹp và trang trí lại nhà cửa thì bé Tommy (2 t.uổi) cùng với anh trai của mình, Ozzy (4 t.uổi) phát hiện ra trong ngăn kéo tủ có kẹo cao su, thế là hai anh em lấy ra ăn.
Bà mẹ 2 con nhớ lại: “Chúng tôi đang trang trí lại nhà của mẹ tôi thì các cậu bé đi vào phòng ngủ và tìm thấy gói kẹo cao su nicotine – loại kẹo dành cho người cai nghiện t.huốc l.á, nhưng cả Tommy và Ozzy đều tưởng lầm đó là kẹo mà chúng thường hay ăn. Khi tôi phát hiện ra con đang ăn gì thì 2 đ.ứa t.rẻ đã ăn được vài phút. Tôi yêu cầu con nhả ra ngay lập tức.
Hai anh em Tommy đã phát hiện ra trong ngăn kéo tủ có kẹo cao su, thế là lấy ra ăn với nhau, mà không hề biết rằng đó là “kẹo độc”.
Nhưng chỉ khoảng năm phút sau, Tommy bắt đầu khóc và nói rằng mình bị đau bụng. Rồi khoảng 15 -20 phút sau, thằng bé không thể nhấc tay chân lên và nằm bất động trên sàn nhà trong khi mắt đang trợn tròn. May mắn thay, một người hàng xóm biết tin nên đã qua giúp tôi. Anh ấy đã gọi xe cấp cứu, còn tôi thì đặt con nằm trên ghế sô pha và cố gắng giữ cho con tỉnh táo”.
Nhận được tin báo, các nhân viên y tế đã đến chỗ mẹ con Sophie ngay lập tức, nhưng họ phải chờ hơn 2 giờ đồng hồ sau xe cấp cứu mới đến nơi. Lúc đó, Tommy đã đi tỉnh dậy và đi loanh quanh được rồi. Tuy nhiên, hai mẹ con Sophie vẫn quyết định đến Bệnh viện Morriston để kiểm tra lại. Sau vài giờ theo dõi ở bệnh viện, các bác sĩ đã cho Tommy được xuất viện về nhà vì kết quả kiểm tra tim và m.áu của bé đều bình thường.
May mắn là lượng nicotine mà Tommy nuốt vào người còn khá thấp nên sau vài giờ theo dõi ở bệnh viện, b.é t.rai đã được cho ra về.
Bà mẹ Sophia bên cạnh con trai Ozzy (4 t.uổi) và Tommy (2 t.uổi).
Mẹ Tommy, Sophia cho biết: “Các bác sĩ nói may mắn là Tommy đã nhả ra 80% lượng kẹo mà bé đã cho vào miệng, và bé chỉ nuốt 4mg nicotine. Lượng thuốc này là khá thấp nên không gây nguy hiểm gì cho con. Họ còn nói rằng nếu thằng bé nhai cả gói, nó có thể sẽ khiến các cơ quan của con ngừng hoạt động”.
Cô chia sẻ thêm: “Tommy là một đ.ứa t.rẻ rất hiếu động và tò mò. Thằng bé không bao giờ ngừng nói chuyện. Thế nên, khi chứng kiến cảnh con nằm bất động vô hồn tôi đã rất sợ. Tôi bị hoảng loạn và chính Ozzy đã giữ cho em của mình tỉnh táo trong khi chờ được cấp cứu. Thật may khi Tommy là một đ.ứa t.rẻ khá to lớn và khỏe mạnh hơn so với t.uổi, chứ nếu con gầy yếu thì tôi không thể tưởng tượng ra được chuyện gì sẽ xảy ra.
Tôi mong là câu chuyện của tôi sẽ giúp các bạn học được một bài học, không phải chỉ có mỗi thuốc là phải cất lên cao đâu, kẹo cao su cũng gây ra những nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được”.
Ngộ độc nicotine nguy hiểm với trẻ như thế nào?
Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa kỳ thì nếu nuốt phải một lượng lớn nicotine, trẻ có thể bị ngộ độc, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.
Các triệu chứng ngộ độc quá liều nicotine bao gồm n ôn mửa, đổ mồ hôi, buồn ngủ, run rẩy chân tay, nhầm lẫn và co giật.
Do đó, tốt nhất, các cha mẹ nên cất cao ngoài tầm tay với của con những thứ có thể gây nguy hiểm như các loại thuốc, kẹo cao su… để tránh những tai nạn thương tâm đáng tiếc xảy ra.
Theo metro/helino
Những mẹo vặt chống buồn ngủ hiệu quả khi lái xe vào ban đêm
Lái xe vào ban đêm, đặc biệt trên những hành trình dài rất dễ khiến tài xế rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ vì vậy trước mỗi chuyến…
Ảnh minh họa
Chợp mắt trước khi lên đường:
Một giấc ngủ trước khi lên đường sẽ mang lại cho bạn nguồn năng lượng dồi dào để lái xe trên quãng đường dài. Vì vậy, bạn nên tranh thủ thời gian chợp mắt từ 15 – 20 phút trước khi xuất phát.
Uống vitamin:
Vitamin sẽ góp phần cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, uống một viên Vitamin sau bữa ăn sẽ giúp bạn tỉnh táo để lái xe trong suốt hành trình. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, có cồn trước khi lái xe.
Chuẩn bị đồ uống, thức ăn nhẹ:
Việc lái xe vào ban đêm dễ làm cơ thể mệt mỏi, mất nhiều năng lượng dẫn tới những cơn buồn ngủ. Vì vậy, trước khi lên đường, bạn nên chuẩn bị sẵn một ít đồ uống như trà, cà phê,… các loại thức ăn nhẹ trên xe và sử dụng khi cần thiết. Không nên sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo, muối, đường,… sẽ dễ làm cho lái xe cảm thấy đầy bụng, mệt mỏi.
Uống nước lọc, uống cafe, nhai kẹo cao su để chống lại buồn ngủ:
Trong quá trình lái xe, khi cơ thể cảm thấy có dấu hiệu buồn ngủ lái xe nên uống một chút cà phê hoặc nước lọc… Điều này sẽ giúp bạn luôn duy trì được trạng thái tỉnh táo để tiếp tục lái xe. Ngoài ra, khi cảm thấy buồn ngủ nên nhai một ít kẹo cao su để duy trì sự hoạt động của cơ thể, qua đó giúp não bộ quên đi cảm giác thèm ngủ, buồn ngủ, giúp bạn luôn tỉnh táo để tập trung vào việc lái xe.
Nghe nhạc, nghe các kênh radio:
Hầu hết các loại ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống giải trí kết nối USB, Radio… Để tránh những cơn buồn ngủ khi lái xe, tài xế nên sử dụng những tính năng này. Nên nghe một số bản nhạc sôi động, mở âm lượng loa đủ lớn để luôn đ.ánh thức bạn. Thỉnh thoảng nên chuyển đổi giữa các chương trình giải trí, các kênh radio… Điều này sẽ thu hút sự chú ý, giúp bạn tránh cơn buồn ngủ.
Ăn nhiều protein:
Tránh ăn thức ăn chứa nhiều cacbonhydrate, tinh bột không hẳn là gây hại với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung nhiều protein để cung cấp năng lượng và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Thỉnh thoảng hạ cửa sổ:
Cảm giác mát lạnh có thể giúp bạn tỉnh táo, tránh cơn buồn ngủ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy mở cửa kính để luồng không khí bên ngoài thổi vào xe trong vài phút. Ngoài việc tạo cảm giác làm mát, nó sẽ tạo ra rất tiếng ồn xung quanh giúp bạn tỉnh táo hơn.
Dừng xe lại đi bộ lòng vòng và tập vài động tác cơ bản:
Khi bạn đã làm đủ hết tất cả cách ở trên để chống lại cơn buồn ngủ mà vẫn buồn ngủ thì bạn nên dừng xe lại có thể nghỉ ngơi một chút hoặc tập vài động tác cơ bản tài xế nên tập một vài động tác giãn cơ đơn giản trong vòng 10-15 phút. Điều này có tác dụng giúp tinh thần thoải mái và cơ thể khỏe mạnh hơn, hạn chế một số bệnh về khớp tay, chân và cổ…
Theo Lao động