Một người đàn ông gặp những cơn đau kỳ lạ giống như sỏi thận, đã bị sốc nặng khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Hãy kiểm tra da thường xuyên để sớm nhận thấy bất kỳ thay đổi nào. – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ông Mariusz Kaczor, đến từ Aberdeen (Anh), đã uống thuốc để giải quyết vấn đề về thận, nhưng vẫn không hết cảm giác khó chịu bất thường.
Vào tháng 2 năm nay, sức khỏe của ông trở nên tệ hơn và bắt đầu giảm cân nhanh chóng, Daily Record đưa tin.
Người đàn ông 46 t.uổi này cũng gặp rắc rối với các triệu chứng kỳ lạ bao gồm ngứa da và vàng da.
Sau khi ông được đưa đến bệnh viện vào ngày 16.2, các bác sĩ đã dành 2 tuần để tiến hành các xét nghiệm khác nhau cho ông, tất cả đều cho kết quả không thể kết luận được, theo The Mirror.
Chỉ khi chụp PET cho thấy một khối u trên đường mật đến tuyến tụy, gan, túi mật và tá tràng, thì người ta mới biết rõ ông Mariusz bị ung thư.
Vào ngày 9.3, ông được chẩn đoán rằng đây là căn bệnh ung thư hiếm gặp và không thể chữa khỏi.
Ông Mariusz nói: “Tôi bị ung thư biểu mô tế bào vảy di căn đến gan và có thể cả phổi”, theo The Mirror.
Ông hiện sẽ phải đối mặt với quá trình hóa trị mệt mỏi, nhưng ông hy vọng sẽ trở về quê hương Ba Lan để phẫu thuật.
Bị vết loét không lành trong 2 tháng thì nên đi gặp bác sĩ ngay – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ung thư biểu mô tế bào vảy là gì?
Ung thư biểu mô tế bào vảy là một trong những dạng ung thư da phổ biến nhất. Có thể phát triển ở các vi trí tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, như đầu, cổ, mặt, bàn tay và cánh tay.
Ung thư biểu mô tế bào vảy không nguy hiểm như u ác tính, nhưng có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể nếu không được điều trị.
Vì vậy, nếu không được điều trị kịp thời, ung thư này sẽ trở nên nguy hiểm.
Nếu nhìn thấy vết loét, vảy hoặc mảng da không lành trong vòng 2 tháng, hãy đi khám ngay.
Các triệu chứng của ung thư biểu mô tế bào vảy
Dấu hiệu đầu tiên của ung thư biểu mô tế bào vảy thường là một nốt dày, màu đỏ, có vảy và không lành. Thường xuất hiện ở mu bàn tay, cẳng tay, chân, da đầu, tai hoặc môi. Nếu ở môi, có thể trông giống như một vết loét nhỏ hoặc một mảng da có vảy không lành.
Theo Healthdirect, ung thư biểu mô tế bào vảy cũng có thể giống như sau:
Vết loét đóng vảy
Vết loét nhỏ hoặc da có vảy dày trên môi
Một mảng da bị loét
Một cục cứng màu đỏ
Vết loét hoặc vết sần sùi bên trong miệng
Vết loét đỏ, nổi lên xung quanh h.ậu m.ôn hoặc vùng kín
Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể sẽ phát triển nhanh chóng trong vài tuần hoặc vài tháng.
Có thể ngăn ngừa ung thư biểu mô tế bào vảy không?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư biểu mô tế bào vảy là tránh bị cháy nắng. Tránh ra nắng khi chỉ số UV cao hơn 3, như vào giữa trưa.
Đội mũ, đeo kính râm và mặc quần áo bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời và luôn sử dụng kem chống nắng SPF30 trở lên
Khi nào cần đi khám?
Không phải tất cả các vết loét trên da đều là ung thư da. Nhưng nếu là ung thư da, điều trị càng sớm, kết quả càng tốt.
Hầu hết mọi người phát hiện ung thư biểu mô tế bào vảy bằng cách kiểm tra da.
Hãy kiểm tra da thường xuyên để nhận thấy bất kỳ thay đổi nào, theo Healthdirect.
Đi gặp bác sĩ nếu:
Bị vết loét không lành trong 2 tháng
Xuất hiện nốt ruồi mới và trông khác thường
Nốt ruồi cũ bỗng thay đổi về màu sắc, kích thước hoặc hình dạng
Nốt ruồi không đối xứng: không đều và không tròn hoặc hình bầu dục
Nốt ruồi có đường viền không đồng đều
Nốt ruồi có màu sắc bất thường hoặc không đồng đều
Nốt ruồi lớn hơn 7 mm , theo Healthdirect.
Cụ ông ung thư giai đoạn cuối, tắc mật cấp, suy kiệt nặng thoát c.hết
Do bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối cộng thêm t.uổi cao, thể trạng suy kiệt nặng cùng tình trạng n.hiễm t.rùng đường mật đi kèm nên công tác điều trị vô cùng khó khăn vất vả…
Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân nam Tr.V.K (82 t.uổi, địa chỉ ở Tiên Lữ, Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng đau vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng.
Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện vàng da tiến triển chậm tăng dần vàng sậm, gầy sút cân nhanh, đi ngoài có phân bạc màu. Bệnh nhân sốt 38-39 độ C, rét run, ngứa da nhiều.
Sau nhập viện, bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm, Xquang, chụp MRI 1.5 ổ bụng… Kết quả ban đầu trên hình ảnh siêu âm thấy giãn toàn bộ đường mật trong và ngoài gan, khối thâm nhiễm quanh ống mật chủ kích thước 32×26 mm… Kết quả MRI 1.5 ổ bụng hình ảnh khối u vùng ngã ba đường mật kích thước 28x36mm.
Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa Ngoại – Chẩn đoán hình ảnh và đưa ra chẩn đoán: U Klatskin type IV gây tắc mật – Suy kiệt nặng. Tình trạng bệnh nhân lúc này không còn chỉ định can thiệp phẫu thuật, tiên lượng xấu. Các bác sĩ đã hội chẩn và đưa ra phương án tốt nhất cho bệnh nhân là điều trị bằng phương pháp hiện đại ít xâm hại cơ thể nhằm giải phóng tình trạng tắc mật, tái lập lưu thông mật ruột. Điều trị mục tiêu giảm đau giảm nhẹ và kéo dài những ngày sống có ý nghĩa.
Kíp can thiệp được thành lập đã tiến hành đặt 02 stent đường mật và dẫn lưu mật ra da dưới hướng dẫn của máy siêu âm và máy chụp mạch DSA thành công sau 1 giờ thực hiện.
May mắn, sức khỏe của bệnh nhân cải thiện tốt rõ rệt sau 1 ngày can thiệp. Sau 2 ngày can thiệp dẫn lưu toàn trạng bệnh nhân ổn định, các chỉ số sinh hoá cải thiện rõ dần về mức bình thường.
Bệnh nhân từ chỗ tiên lượng xấu đã khỏe mạnh và ra viện.
BS CKII. Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp cho biết: Do bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối cộng thêm t.uổi cao, thể trạng suy kiệt nặng cùng tình trạng n.hiễm t.rùng đường mật đi kèm nên công tác điều trị vô cùng khó khăn vất vả. Nhờ sự phối hợp của các chuyên khoa (Ngoại, Chẩn đoán hình ảnh, Hồi sức tích cực, Cấp cứu chống độc, Dược, Dinh dưỡng…) trong việc điều trị tích cực cho bệnh nhân sau 35 ngày đấu tranh giành giật với tử thần bệnh nhân được ra viện.
Hiện sức khỏe cụ ông đã khá hơn nhiều so với khi nằm viện. Cụ ông có thể tự chống gậy đi lại, ngồi ăn uống và tiếp khách đến chơi nhà dịp đầu xuân năm mới. Đây là điều rất hi hữu mà trước đó cả bác sĩ và người nhà bệnh nhân đều không dám nghĩ tới.
Cần tầm soát phát hiện sớm bệnh
Theo BS. Tùng, ung thư đường mật là ung thư hình thành trong hệ thống các ống dẫn đưa mật từ gan xuống ruột non. Ung thư đường mật chia thành 2 loại chính: ung thư đường mật trong gan và ngoài gan.
Khối ung thư đường mật thường phát triển chậm và không lan tỏa (di căn) một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khá nhiều khối u loại này đã tiến triển xa vào thời điểm được phát hiện.
Ung thư đường mật có thể khởi phát ở bất cứ vị trí nào của đường mật. Khi khối u tăng trưởng, chúng sẽ gây tắc nghẽn các ống dẫn mật. Ung thư đường mật xảy ra ở cả nam giới lẫn phụ nữ. Hầu hết các bệnh nhân đều trên 65 t.uổi.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư đường mật: Nang ống mật chủ, viêm mạn tính đường mật, nhiễm kí sinh trùng, giun, sán lá gan, viêm xơ đường mạt nguyên phát,…
Các thể u Klatskin.