Người phụ nữ bị một mụn cóc ở gót chân trái. Đến khi bác sĩ thông báo kết quả chẩn đoán thì bà đã bàng hoàng. Thứ nổi trên gót chân đó không phải là mụn cóc mà là ung thư da.
Người phụ nữ bị một mụn cóc ở gót chân trái. Đến khi bác sĩ thông báo kết quả chẩn đoán thì bà đã bàng hoàng – Ảnh minh họa: Shutterstock
Bà Rachel Solvason (40 t.uổi) ở hạt Worcestershire (Anh) phát hiện vết “mụn cóc” lần đầu tiên vào giữa năm 2016. Ban đầu, người phụ nữ nghĩ rằng có thể do một mảnh thủy tinh mắc kẹt trong gót chân, theo Fox News.
Qua thời gian, vết mụn dưới gót chân phát triển ngày càng lớn, trông như mụn cóc. Đến cuối năm 2016, nó tiếp tục lớn dần đến khi to bằng đồng xu và gây đau.
Các loại kem thoa thông thường đều không có hiệu quả. Bà Solvason đã đến khám bác sĩ vào tháng 1.2017. Sau khi kiểm tra, bác sĩ xác định đây không phải mụn cóc và chuyển bà đến Bệnh viện Kidderminster ở thành phố Kidderminster, hạt Worcestershire để sinh thiết.
Kết quả khiến bà Solvason sửng sốt. Vết mụn cóc đó thật ra là ung thư hắc tố, một trong những dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da. Bà Solvason thích phơi nắng nhưng gót chân trái là vùng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Do đó, khi biết vết mụn ở chân là ung thư da thì bà đã rất sốc.
Bà Solvason đã trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ khối u ở gót chân vào tháng 3.2017. Rất nhiều mô đã được cắt bỏ khiến gót chân của Solvason bị một lỗ hổng lớn, theo Fox News.
Bà đã thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ để tái tạo lại gót chân. Lỗ hổng được lấp đầy bằng hợp chất làm từ sụn bò và cá mập. Lớp da gót chân được tái tạo bằng da đùi.
Tuy nhiên, ung thư đã tái phát với một khối u ở háng. Tháng 1.2019, bà Solvason tiếp tục phải phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư và được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.
Thế nhưng, vài tháng sau, ảnh chụp cắt lớp cho thấy ung thư đã lan đến chân, phổi và niêm mạc dạ dày. Bắc sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư ở dạ dày và áp dụng liệu pháp miễn dịch để t.iêu d.iệt ung thư ở những nơi còn lại trong cơ thể.
Sau nhiều tháng điều trị, bà Solvason được bác sĩ thông báo tin vui. Bà đã hoàn toàn khỏi ung thư. Tuy nhiên, bà Solvason cũng được cảnh báo là ung thư có thể tái phát bất kỳ lúc nào, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Phát hiện ung thư từ đốm đen ở chân
Xuất hiện đốm đen ở gan bàn chân trong một thời gian khá dài nhưng ông Hưng không để tâm, không đi khám vì thấy chẳng ảnh hưởng gì đến sức khoẻ. Đến lúc đốm đen lan ra xung quanh, ông Sơn đi khám thì đã phát hiện ung thư hắc tố.
Từ một đốm nhỏ ở gan bàn chân đến khi phát hiện ung thư đã lan rộng khắp xung quanh.
Theo bác sỹ Nguyễn Hữu Quang, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, mới đây bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân 54 t.uổi vào viện vì một tổn thương dạng đốm màu đen ở mặt gan bàn chân trái. Qua thăm khám, các bác sỹ thấy tổn thương của bệnh nhân ranh giới không rõ, sắc tố không đều chỗ đậm chỗ nhạt, méo mó; đồng thời có to lên nhanh về kích thước. Đây là một tổn thương tăng sắc tố bất thường và tại vị trí có nguy cơ là bệnh lý ác tính cao của da đó là ung thư tế bào hắc tố.
Bệnh nhân được đưa vào khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng để hội chẩn với các bác sỹ trong khoa cùng lãnh đạo bệnh viện. Sau hội chẩn, các bác sỹ đưa ra quyết định cuối cùng là cần cắt bỏ toàn bộ tổn thương, gửi xét nghiệm tế bào (giải phẫu bệnh). Đồng thời, sử dụng những xét nghiệm công nghệ cao là hóa mô miễn dịch dùng những chất đặc hiệu để phát hiện ra các tế bào ung thư. Sau vài ngày chờ đợi, kết quả trả về bệnh nhân bị ung thư tế bào hắc tố.
Điều may mắn là bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố thể tại chỗ, nghĩa là các tế bào ung thư chỉ có ở lớp trên cùng của da (lớp thượng bì) mà chưa xâm lấn xuống trung bì hay các tổ chức mô xung quanh và chưa phát hiện xâm lấn hay di căn. Vì vậy bệnh nhân được tiến hành cắt rộng tổn thương để đảm bảo loại bỏ được hết tế bào ung thư và tạo hình tổn khuyết sau cắt bỏ ung thư. Sau phẫu thuật, vết mổ tiến triển tốt.
BS Nguyễn Hữu Quang cho biết, ung thư hắc tố là dạng ung thư ác tính nhất của da. Với các trường hợp khối u chỉ ở tại chỗ như của bệnh nhân này thì sau khi mổ lấy được hết tế bào ung thư thì tiên lượng của bệnh nhân sẽ rất tốt. Có tới trên 95% bệnh nhân bệnh nhân ở giai đoạn này nếu được điều trị có thể sống được trên 5 năm hay thậm chí có t.uổi thọ như người bình thường. Còn nếu để muộn khi đã có xâm lấn di căn rồi thì tỷ lệ sống được 5 năm chỉ là thấp. Do đó việc quan trọng nhất là phải chẩn đoán được bệnh khi còn ở giai đoạn sớm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh là trên da có một tổn thương dạng đốm màu đen-đặc biệt là lòng bàn tay chân và lại có các tính chất như méo mó, bờ viền không rõ; không đều màu sắc chỗ đậm chỗ nhạt; nổi gờ. Nhất là khi có tiến triển tăng lên về kích thước theo thời gian cần phải tới ngay các cơ sở y tế chuyên về da liễu để được khám và chẩn đoán kịp thời.
Hà Dũng
Theo ngaynay