Tương tác bất lợi khi dùng các thuốc trị viêm mũi xoang

Em bị viêm mũi xoang, được bác sĩ cho dùng thuốc ngậm chống phù nề alpha-choay và dùng thuốc xịt mũi loại co mạch. Khi dùng em thấy có hiện tượng váng đầu, rất khó chịu… Vậy có phải là do có sự tương tác bất lợi của hại loại thuốc này với nhau không?

Nguyễn Văn Tiến (Hà Nội)

Khi dùng từ 2 loại thuốc trở lên, nhiều người lo ngại có sự tương tác bất lợi của thuốc, tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, khi dùng thuốc alpha-choay và thuốc xịt mũi loại co mạch thấy có hiện tượng rất khó chịu, váng đầu không phải do có sự tương tác của hai thuốc với nhau vì hai thuốc này vẫn có chỉ định phối hợp điều trị trong một số bệnh ví dụ như trong viêm mũi họng cấp, viêm mũi xoang… Hiện tượng khó chịu và váng đầu xuất hiện là do thuốc xịt mũi loại co mạch với các lý do sau:

Khi xịt mũi loại co mạch sẽ làm cho các mạch m.áu nuôi dưỡng niêm mạc mũi co lại đột ngột làm cho mũi thông nhưng lại dẫn đến hiện tượng thiếu oxy tạm thời vùng niêm mạc mũi trong đó có niêm mạc tầng trên của mũi – tại đây nơi lớp niêm mạc có cấu trúc mỏng nhất, bên trên là đầu mút của các sợi thần kinh khứu giác nên sự thiếu hụt oxy càng rõ ràng làm bệnh nhân thấy váng đầu, khó chịu, mất ngửi thoáng qua, thậm chí có những bệnh nhân thấy sau khi sử dụng thuốc xịt mũi mất ngửi hoàn toàn. Đặc biệt là trong trường hợp người bệnh dựng thẳng đầu hộp thuốc xịt phun mạnh vào hốc mũi rồi hít mạnh. Để tránh hiện tượng này, khi dùng thuốc xịt mũi, người bệnh phải nghiêng đầu xịt của lọ thuốc về phía cánh mũi để thuốc hướng vào lỗ thông mũi xoang mà không xịt thẳng lên vùng sàng. Ngoài ra, người bệnh còn gặp cảm giác bỏng rát, khô hoặc loét niêm mạc, hắt hơi, sung huyết trở lại với biểu hiện như đỏ, sưng và viêm mũi khi dùng thuốc thường xuyên, lâu ngày. Một số người dùng còn bị buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, đ.ánh trống ngực… Các biểu hiện này thường nhẹ, thoáng qua, chỉ cần theo dõi (thường tự hết) và xử trí khi cần thiết.

Hoặc có thể triệu chứng trên là do bản thân người bệnh bị dị ứng với thành phần nào đó của thuốc xịt mũi. Vì trong thành phần của thuốc ngoài dược chất chính còn có tá dược trong sản phẩm nữa. Lúc này nên ngừng thuốc xịt và trao đổi với bác sĩ điều trị để có hướng dẫn cụ thể.

BS. Nguyễn Bích Ngọc

Theo SKĐS

Ho và sổ mũi là hai triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi

Tại Tp. HCM vừa diễn ra hội thảo khoa học “Giải pháp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh lý đường hô hấp ở trẻ nhỏ khi giao mùa”.

Tham dự Hội thảo có hơn 400 chuyên gia y tế và dược sĩ tại Tp. HCM và khu vực lân cận.

Tham gia báo cáo tại hội thảo, PGS.TS.BS Phan Hữu Nguyệt Diễm, Nguyên trưởng khoa nội tổng quát 2 – Hô hấp, BV Nhi Đồng 1, Tp. HCM cho biết giao mùa là lúc thời tiết thay đổi đột ngột, làm tăng phát tán các dị nguyên trong không khí bao gồm phấn hoa, khói, bụi, nấm mốc,… từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp và các bệnh dị ứng phát sinh, nhất là với t.rẻ e.m, đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và thường mẫn cảm với những sự thay đổi bên ngoài môi trường sống. Các căn bệnh thường gặp ở trẻ trong thời điểm giao mùa gồm ho, sổ mũi, dị ứng, cảm cúm, viêm mũi xoang, n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp… Trong đó, viêm mũi dị ứng và viêm đường hô hấp cấp là hai căn bệnh khá phổ biến.

PGS Diễm cũng chia sẻ thêm viêm mũi dị ứng trong thời điểm giao mùa diễn ra sau khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng từ đó cơ thể sẽ giải phóng Histamin gây các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, kèm ngứa họng, đỏ mắt. Trẻ mắc bệnh dị ứng này cũng có nguy cơ kèm theo các bệnh lý dị ứng khác như hen suyễn hay chàm thể tạng, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, học tập và ghi nhớ ở trẻ.

Ngoài viêm mũi dị ứng, bệnh ho ở trẻ cũng gia tăng trong giai đoạn giao mùa. Ho là cơ chế tống xuất các chất tiết, hạt hít vào đường thở. Gây ra do nhiều bệnh ở đường hô hấp như viêm mũi họng, khí-phế quản, viêm tiểu phế quản và bệnh hen suyễn, khiến trẻ trở nên cáu gắt, khó chịu, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi. Đặc biệt, chứng ho có đờm nếu kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến nguy cơ suy hô hấp, biến chứng nặng khi đờm tích tụ quá nhiều mà không được đẩy ra ngoài.

“Trước tình trạng thời tiết thay đổi và ô nhiễm bụi mịn ngày càng gia tăng đáng báo động tại các đô thị lớn, phụ huynh cần chủ động bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây dị ứng như bụi mịn, lông thú nuôi, phấn hoa, cỏ dại… Đồng thời phụ huynh có thể lưu tâm đến việc điều trị bệnh bằng các sản phẩm kháng histamin thế hệ mới khi có chỉ định sẽ mang đến hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng, các bệnh ngoài da không biến chứng, điều trị ho long đờm. Sau khi có chỉ định từ bác sĩ và dược sĩ, phụ huynh cần tuân thủ điều trị để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ.”, PGS.TS.BS Phan Hữu Nguyệt Diễm chia sẻ.

Tham gia tại hội thảo, bà Penn Policarpio – đến từ Công ty Sanofi Việt Nam cho biết: “Ho và sổ mũi là hai triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong bối cảnh áp lực ô nhiễm không khí tại Việt Nam hiện nay. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, Sanofi cam kết sẽ không ngừng nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm có chất lượng nhằm phòng ngừa và điều trị bệnh ho và các bệnh dị ứng đặc biệt là viêm mũi dị ứng giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe người Việt nói chung và cho t.rẻ e.m tại Việt Nam nói riêng.”

Theo giadinhvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *