Tuyệt đối không uống trà xanh vào những thời điểm này kẻo ‘rước họa vào thân’

Trà xanh là một thảo dược cực tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng không đúng cách cũng có thể khiến bạn tự ‘rước họa vào thân’.

Trà xanh từ lâu đã được biết đến như một thức uống bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống trà xanh vào những thời điểm không phù hợp có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Khi bụng đói

Uống trà xanh khi bụng đói là sai lầm mà nhiều người hay mắc phải. Polyphenol trong trà xanh sẽ có tác dụng kích thích sản xuất axit trong dạ dày, gây ra cảm giác cồn cào và khó chịu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Mặc dù axit dạ dày rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa hợp lý nhưng dư thừa axit, đặc biệt là khi bụng đói, cũng có thể làm nặng thêm các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày hoặc viêm dạ dày.

Trà xanh chỉ tốt cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Ảnh: Getty Images

Trong hoặc ngay sau bữa ăn

Trà xanh giúp cải thiện khả năng tiêu hóa của bạn, nhưng nếu bạn uống trà xanh cùng với bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn, nó có thể làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trà xanh chứa chất tanin, có thể liên kết với các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, kẽm,… và làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể.

Điều này về lâu dài còn có thể tạo ra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng với cơ thể. Vì vậy, bạn chỉ nên uống trà xanh sau khi ăn khoảng 1-2 giờ. Bạn cũng không nên uống quá ba tách trà xanh mỗi ngày vì uống nhiều có thể dẫn đến mất nước và khiến cơ thể bạn đào thải một số chất dinh dưỡng cần thiết.

Trong hoặc sau khi uống thuốc

Nếu đang có thói quen uống thuốc với một tách trà xanh thì bạn cần phải thay đổi lại ngay lập tức. Một số chất trong trà xanh có thể tương tác với thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bạn chỉ nên uống thuốc chỉ với nước lọc và không nên uống trà xanh ngay sau đó.

Trước khi đi ngủ

Nếu gặp vấn đề liên quan đến giấc ngủ, bạn nên tránh uống trà xanh quá gần giờ đi ngủ. Mặc dù loại thức uống này được biết đến với đặc tính làm dịu nhưng lại chứa caffeine có thể làm gián đoạn quá trình giải phóng melatonin, khiến bạn không thể có một giấc ngủ ngon.

Trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú

Caffeine trong trà xanh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vì vậy bạn nên tránh xa loại thức uống này khi đang mang thai. Đặc biệt, đối với các bà mẹ đang cho con bú, việc tiêu thụ một lượng lớn caffeine thông qua đồ uống như trà xanh cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Caffeine có thể thông qua sữa mẹ đi vào cơ thể trẻ, dẫn đến cảm giác khó chịu, rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Để tăng cường sức khỏe và thể chất tối ưu cho trẻ, các bà mẹ đang cho con bú được khuyến khích hạn chế việc tiêu thụ đồ uống có chứa Caffeine như trà xanh.

Uống trà xanh mỗi ngày mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời, nhưng những người này nên tránh xa

Lợi ích của trà xanh rất nhiều nhưng không phải ai cũng thích hợp để uống. Có những người không nên uống trà xanh thường xuyên, kẻo gây nên những tác hại nghiêm trọng về sức khỏe.

Lợi ích khi uống trà xanh

Phòng ngừa bệnh ung thư

Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp cơ thể có khả năng chống lại sự gây hại của gốc tự do nhờ đó mà góp phần bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của khối u ác tính.

Tốt cho hệ tim mạch

Uống trà xanh đúng cách rất tốt với những người mắc bệnh tim vì nó làm giảm lượng cholesterol xấu có trong cơ thể.

Phòng ngừa sâu răng và giảm thâm ở quầng mắt

Hoạt chất ở trong trà xanh có thể kìm hãm vi khuẩn phát triển nên thảo dược này được dùng nhiều trong thành phần của kem đ.ánh răng.

Uống trà xanh sẽ giúp phòng ngừa sâu răng và hôi miệng. Với khả năng hạn chế sự giãn nở mạch m.áu ở dưới bọng mắt, trà xanh trở thành thức uống chữa thâm quầng mắt rất tốt. Không những thế, lượng cafein và tanin có trong trà xanh còn giảm lượng nước ở mô nên khiến cho vùng da quanh mắt giảm được thâm và sưng.

Cải thiện miễn dịch và tăng sự chắc khỏe cho hệ xương

Florua trong trà xanh có tác dụng hỗ trợ hệ xương thêm chắc khỏe. Uống trà xanh mỗi ngày còn cải thiện sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

Làm đẹp da

EGCG là một loại hoạt chất có trong trà xanh với công dụng giữ độ đàn hồi và ngăn ngừa lão hóa cho da. Chính vì thế mà uống trà xanh là một cách để đem lại vẻ đẹp tự nhiên cho da từ sâu bên trong.

Phòng ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson

Ngoài khả năng cải thiện chức năng của não bộ một cách tạm thời trà xanh còn giảm nguy cơ đối với bệnh Alzheimer và Parkinson vì nó có hợp chất catechin.

Những người nên tránh uống trà xanh

Người bị loét dạ dày

Cafein trong trà có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra axit – ảnh hưởng đến việc chữa lành bề mặt vết loét, làm bệnh tình trầm trọng hơn. Hơn nữa, người bị lạnh bụng không nên uống quá nhiều, quá nhiều sẽ gây tức bụng.

Người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ

Trà xanh chứa caffein có tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, uống trà có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ.

Người bị táo bón

Trà xanh chứa catechin polyphenol có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, khiến phân bị khô, gây táo bón hoặc nặng hơn.

Người bệnh tim hoặc huyết áp cao

Uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

Người bị xơ vữa động mạch

Trà xanh chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như caffein, theophylline, theobromine… có thể gây co thắt mạch m.áu não, khiến m.áu lưu thông chậm, thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối não. Nó cũng có thể gây co thắt tâm thu động mạch vành, gây thiếu m.áu cơ tim, đau thắt ngực, hồi hộp, tức ngực và rối loạn nhịp tim.

Người thiếu m.áu

Axit tannic trong trà xanh kết hợp với sắt trong thức ăn, cản trở sự hấp thụ sắt vào niêm mạc ruột, gây thiếu sắt. Từ đó có thể gây thiếu m.áu. Vì vậy, những người thiếu m.áu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống.

Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương

Các alkaloit trong trà có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.

Người đang sốt cao

Bệnh nhân sốt nên uống nước lọc. Hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn, đồng thời chất này cũng có tác dụng lợi tiểu làm giảm hiệu quả hạ sốt.

Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ giai đoạn này sẽ bị thiếu m.áu, không nên uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh có tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng t.iền k.inh n.guyệt. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đ.ập nhanh và ngủ kém. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, vì vậy nên uống ít và tránh uống trà đặc.

Phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú

Nồng độ caffein trong trà đặc cao tới 10%, sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, đồng thời tăng tải cho tim và thận. Có nhiều khả năng gây nhiễm độc thai nghén, nên uống ít trà sẽ tốt hơn. Uống quá nhiều trà trước khi sinh, chất caffein trong trà sẽ gây hưng phấn và gây mất ngủ. Phụ nữ cho con bú không nên uống quá nhiều trà. Nồng độ axit tannic cao trong trà dẫn đến ức chế quá trình tiết sữa, gây tiết sữa không đủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *