Tỷ lệ người Việt sử dụng đồ uống có đường tăng nhanh trong 10 năm

Ước tính, trung bình một người dân Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần.

Đây là tỷ lệ có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

(Ảnh minh họa: T.G/Vietnam )

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tăng nhanh trong 10 năm qua. Vì vậy, tỷ lệ người thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ t.uổi.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 5/4 tại Hà Nội.

Tiến sĩ Angela Pratt – Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết bằng chứng trên toàn cầu cho thấy tăng tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2, sâu răng, thừa cân béo phì. Riêng 3 vấn đề này đã nghiêm trọng, trong đó tình trạng thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh khác bao gồm ung thư.

Để góp phần xây dựng một Việt Nam an toàn và khỏe mạnh, Tiến sĩ Angela Pratt cho rằng một biện pháp y tế cần thực hiện trong thời gian tới là cần bắt đầu các biện pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường.

Phó giáo sư Trương Tuyết Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), béo phì đã trở thành một vấn nạn trên thế giới. Tỷ lệ thừa cân, béo phì đặc biệt ở t.rẻ e.m tăng dựng ngược, cứ 5 trẻ có 1 trẻ bị thừa cân béo phì. Tương tự tại Việt Nam, tình trạng này cũng tăng lên rất nhanh chóng ở t.rẻ e.m, tại các thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ có thể lên tới 40%. Con số này ở người trưởng thành là 20%, có địa phương lên tới gần 30%.

Kết quả từ các nghiên cứu có giá trị cho thấy sử dụng đồ uống có đường không hợp lý là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì. Việc tăng hoặc giảm tiêu thụ đường tự do (bất kể lượng đường là bao nhiêu) liên quan thuận chiều với thay đổi cân nặng. Đồ uống có đường làm tăng phản ứng kích hoạt của não với các tín hiệu về sự ngon miệng, từ đó kích thích ăn.

WHO khuyến cáo việc tiêu thụ đường tự do – bất kỳ loại đường nào được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống – nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, lý tưởng là dưới 5%. Vì vậy, đó là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: PV/Vietnam )

Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tăng nhanh trong 10 năm qua. Ước tính, trung bình một người dân Việt tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Đây là con số rất nhiều.

Trưởng đại diện WHO cho hay: “Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, chúng ta đã thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ t.uổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ t.uổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì. Chúng ta cần có hành động kịp thời quyết đoán để đảo ngược xu hướng tiêu cực này”.

Theo Tiến sĩ Angela Pratt, trên thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Tín hiệu giá cao hơn rất có tác dụng để giúp giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này.

Bằng chứng kinh nghiệm hiện tại từ các nước cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%, họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối.

Ngoài thuế, WHO cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho t.rẻ e.m và thanh thiếu niên./.

Nếu không kiểm soát lượng đường, hệ lụy bạn gặp phải không hề “ngọt”

Sau 2 thập niên, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam tăng gấp 10 lần, từ mức khoảng 6 lít năm 2002, thì năm 2021 con số này đã tăng lên gần 56 lít.

Và hệ lụy của nó gây ra không hề “ngọt” như đường…

Những con số đáng báo động

Đồ uống có đường bao gồm nước ngọt có ga hoặc không có ga, cà phê hòa tan, trà hòa tan, nước có pha chế hương liệu, sữa pha chế hương liệu, nước uống thể thao tăng lực. Nếu như năm 2002, trung bình mỗi người ở nước ta chỉ dùng 6,04lít/năm đồ uống có đường thì năm 2021 đã tăng lên 55,78lít/năm. Con số này cho thấy chỉ sau gần 20 năm, sử dụng đồ uống có đường ở nước ta đã tăng gầp 10 lần.

Cùng đó tại Việt Nam, hiện trung bình một người Việt tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa là 50g một ngày và cao gần gấp đôi so với mức nên tiêu thụ mỗi ngày và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ là dưới 25g một ngày theo khuyến cáo của WHO.

Sau 2 thập niên, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam tăng gấp 10 lần, từ mức khoảng 6 lít năm 2002, thì năm 2021 con số này đã tăng lên gần 56 lít.

Lấy ví dụ điển hình tình trạng thường xuyên uống trà sữa của giới trẻ hiện nay, PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định: Trà sữa, nước ngọt có ga,.. là những loại đồ uống có nhiều năng lượng nên uống quá nhiều trà sữa sẽ làm gia tăng nguy cơ thừa cân béo phì.

Đặc biệt, trà sữa nhiều đường nên có nguy cơ gây đường m.áu cao, dễ gây t.iền đái tháo đường và đái tháo đường. Trong 100ml trà sữa có tới 7-8g đường, nếu uống 1 cốc trà sữa sẽ hấp thu khoảng 30-40g đường.

Trong khi đó, theo khuyến cáo về dinh dưỡng, người trưởng thành không nên dùng quá 50g đường/ngày.

Chúng ta đang tiêu thụ quá nhiều đường.

Ngoài ra, trong trà sữa còn có các sản phẩm từ bột bếp, bột sắn, củ năng… Nhìn chung 1 cốc trà sữa 500ml có khoảng 300-500 calo. Năng lượng này tương đương với năng lượng có trong 1 bát bún mọc hay phở bò…

Kiểm soát lượng đường hàng ngày như thế nào?

Hiện nay, thực trạng thừa cân béo phì và các bệnh lý không lây liên quan đến dinh dưỡng như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư… ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Do đó, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa những thực phẩm tốt cho sức khỏe để ăn uống hàng ngày.

Theo đó, thực phẩm hàng ngày có thể tính toán quy ước tương đương lượng đường như sau:

– 1 chén cơm chứa khoảng 45-50g chất bột đường (chứa đường phức), cung cấp 180-200 Kcal

– 1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường

– 1 muỗng cà phê đường cát chứa 4g đường (muỗng vun sẽ chứa 8g)

– 1 muỗng canh đường cát (loại muỗng 8ml dùng để ăn phở) chứa 6g đường (với muỗng vun là 14g)

Các loại nước ngọt (kể cả nước trái cây đóng hộp, soda chanh, trà chanh đóng chai, nước ngọt có ga) đều chứa từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Nước tăng lực nhiều hơn, có đến 19g đường/100g sản phẩm. Như vậy, chỉ với một lon nước ngọt 330ml (chứa khoảng 34g đường) thì cơ thể bạn đã tiêu thụ một lượng đường quá cao so với mức được phép trong một ngày.

Đặc biệt, các loại sữa có đường có chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm (lượng đường cao nhất ở sữa có vị chocolate). Sữa chua cũng chứa khoảng 10g/100g sản phẩm. Do đó, mặc dù sữa là thực phẩm được khuyến khích nên dùng nhưng nếu thường xuyên sử dụng, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ một lượng đường khá cao.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần tập thói quen đọc bao bì nhãn hiệu sản phẩm khi chọn sử dụng. Các bậc cha mẹ cũng tập cho con cái thói quen ăn ít mặn và bớt ngọt trong chế độ ăn hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể lâu dài.

Khuyến cáo của chuyên gia để giảm đồ uống có đường

Nhằm hạn chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo t.rẻ e.m từ 2 -18 t.uổi, hạn chế lượng đường tiêu thụ xuống dưới 25g mỗi ngày và chỉ giới hạn không quá 235 ml đồ uống có đường mỗi tuần.

Theo khuyến cáo của WHO lượng đường tự do trong khẩu phần của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khoẻ tương đương dưới 25-50 g đường tự do mỗi ngày với người lớn và dưới 12-25g đường mỗi ngày với t.rẻ e.m.

Đặc biệt, cần nhấn mạnh t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.

Để giảm tiêu thụ đồ uống có đường:

– Nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt.

– Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn…) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà và cà phê hoà tan…), bánh kẹo ngọt, mứt, si rô…

– Hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn.

– Không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác.

– Chọn các kích cỡ suất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng.

– Ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô.

– Đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn.

– Không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *