Tỷ lệ tai biến y khoa vẫn luôn rình rập

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân gây t.ử v.ong và tổn thương hàng đầu trên thế giới; có tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để điều trị hậu quả của các sự cố y khoa gây ra.

Mỗi ngày trên thế giới đang có hàng nghìn người bệnh chịu tổn thương do các sự cố y khoa có thể phòng ngừa được, hoặc họ đang bị đặt vào tình huống có nguy cơ bị tổn thương trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

Đảm bảo an toàn người bệnh và đảm bảo an toàn phẫu thuật là mục tiêu sống còn của hệ thống y tế Việt Nam. Ảnh: Phương Anh

Đáng chú ý, tại các nước thu nhập cao, ước tính có tới 10% số lượng người bệnh bị tổn thương khi khám chữa bệnh tại bệnh viện. Bên cạnh đó, ở các nước thu nhập trung bình và thấp, mỗi năm có tới 134 triệu sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện và là nguyên nhân của 2,6 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm.

Chưa kể, hiện nay, tỷ lệ tai biến y khoa vẫn luôn rình rập, thậm chí là ở mức cao, kể cả các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Báo cáo của một số bệnh viện trên thế giới cho thấy, bệnh nhân đang phải đối mặt với tình trạng n.hiễm t.rùng do chính bệnh viện gây nên. Đơn cử như tại TP Hồ Chí Minh, chỉ trong một tháng mà có đến bốn sự cố về phẫu thuật thẩm mỹ và gây mê; tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh xảy ra trường hợp bốn cháu bé t.ử v.ong; sự cố về chạy thận ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình.. dẫn đến nhiều người vướng vào vòng lao lý…

Đại diện Bộ Y tế cũng chỉ rõ 5 yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến sự cố y khoa, đó là: Thông tin bệnh nhân không đầy đủ; không có thông tin về thuốc được cập nhật; hiểu sai toa thuốc; ghi chú và dán nhãn sai khi chia thuốc ra gói nhỏ cho bệnh nhân; các yếu tố môi trường, ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn và những yếu tố gây phân tán độ tập trung của thầy thuốc trong khi khám chữa bệnh.

“Đảm bảo an toàn người bệnh và đảm bảo an toàn phẫu thuật là mục tiêu sống còn của hệ thống y tế Việt Nam khi lấy người bệnh làm trung tâm. Việc triển khai các thông tư và hướng dẫn sẽ góp phần đảm bảo sự an toàn cho người bệnh khi đến các cơ sở y tế và đảm bảo an toàn khi tham gia phẫu thuật. Đây là những nội dung quan trọng đòi hỏi các cán bộ y tế phải quan tâm hàng đầu để đảm bảo an toàn, đáp ứng sự hài lòng cho người bệnh”, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Phương Anh

Theo thanhtra.com

Sự cố chạy thận tại Nghệ An: Hệ thống dẫn nước R.O có vấn đề

Sáng 5/8, Sở Y tế Nghệ An chủ trì buổi họp báo thông tin về sự cố y khoa chạy thận nhân tạo xảy ra tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An vào ngày 30/7.

Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên đặt câu hỏi liên quan đến quá trình chạy thận nhân tạo khiến 10 bệnh nhân đang lọc m.áu có dấu hiệu bất thường, 132 bệnh nhân khác phải chuyển viện điều trị theo chu kỳ.

Theo diễn biến sự việc, ngày 30/7, trong quá trình chạy thận tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An, 10 bệnh nhân đang lọc m.áu có dấu hiệu bất thường. Trong đó, 4 bệnh nhân tự khỏi sau khi kết thúc cuộc lọc, các bác sĩ theo dõi tại bệnh viện trong thời gian 30 phút không thấy biểu hiện bất thường nên cho 4 bệnh nhân này ra viện.

6 bệnh nhân còn lại có biểu hiện nặng hơn với các triệu chứng rét run, sốt, mệt, khó thở khi đang lọc m.áu được 2 – 3h. Các bệnh nhân được hạ sốt, ngừng lọc m.áu. Trong đó, có 3 bệnh nhân hết triệu chứng sau khi ngừng lọc m.áu khoảng 20 – 30 phút, các bác sĩ theo dõi không thấy các triệu chứng nặng nên cho 3 bệnh nhân này về.

3 bệnh nhân có biểu hiện sốt, rét run, tụt huyết áp, khó thở nên đã được chuyển khoa Hồi sức tích cực chống độc. Các bệnh nhân nặng gồm bà Đặng Thị Trường (SN 1957) ở Quỳnh Giang, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Chị Nguyễn Thị Hường (SN 1986) ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An và chị Hồ Thị Lộc (SN 1990) ở Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An.

Ông Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế Nghệ An chủ trì buổi họp báo. Ảnh: Cảnh Thắng

Sáng 31/7, 2/3 bệnh nhân nặng theo đề nghị của gia đình đã được chuyển lên tuyến trên – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Bệnh nhân Đặng Thị Trường tiếp tục ở lại điều trị, đến thời điểm này đã hồi phục.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Giám đốc Sở Y tế đã chỉ đạo trực tiếp, Ban Giám đốc Bệnh viện tổ chức họp khẩn cấp để thành lập Hội đồng chuyên môn xử lý sự cố của Bệnh viện. Đồng thời, yêu cầu phía Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An ngừng chạy thận ngay khi sự cố xảy ra, tiến hành ra soát quy trình chạy thận nhân tạo nơi đây.

Nhiều PV đặt câu hỏi liên quan đến hệ thống dẫn nước R.O. Ảnh: Cảnh Thắng

Ngày 4/8, sau 3 ngày vào cuộc tiến hành kiểm tra, Hội đồng chuyên môn Sở Y tế và các nhà khoa học, các chuyên gia từ Bệnh viện Bạch Mai đã kết luận: Hệ thống dẫn nước R.O được lắp đặt trước năm 2016, trên hệ thống dẫn nước R.O có nhiều điểm nối và gấp góc, có điểm c.hết làm ứ đọng nước tạo vi khuẩn phát triển. Để khắc phục sự cố, Sở Y tế yêu cầu phía Bệnh viện HNĐK Nghệ An rà soát lại toàn bộ quy trình, hệ thống chạy thận nhân tạo, thay toàn bộ hệ thống dẫn nước R.O theo tiêu chuẩn quy định.

Trong quá trình xảy ra sự cố y khoa tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An, các bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời. Hiện tại những bệnh nhân nặng đã ổn định, không có trường hợp nào t.ử v.ong.

Theo Danviet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *