U mỡ có nguy hiểm không?

U mỡ là hiện tượng tăng sinh mô mỡ tích tụ dưới da tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện ở cổ, cánh tay, trán.

Vậy u mỡ là gì, nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không?

Thế nào gọi là u mỡ? Nguyên nhân gây u mỡ

U mỡ là một khối tăng sinh mô mỡ nằm giữa da và lớp cơ bên dưới, phát triển chậm, khi sờ vào có cảm giác chắc, không cứng, dễ dàng di chuyển khi ấn nhẹ ngón tay. U mỡ thường xuất hiện ở lưng, cánh tay, vai, cổ.

U mỡ là hiện tượng tăng sinh mô mỡ tích tụ dưới da tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ nếu xuất hiện ở cổ, cánh tay, trán.

U mỡ thường vô hại, có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u mỡ gây đau, khó chịu hoặc phát triển lớn làm mất thẩm mỹ, giới hạn vận động, cản trở sinh hoạt thường ngày thì nên can thiệp, loại bỏ sớm.

Nguyên nhân:

Bệnh Dercum là chứng rối loạn hiếm gặp khiến u mỡ phát triển, gây đau, khó chịu, thường gặp ở cánh tay, chân và thân.

Hội chứng Gardner: dạng rối loạn được gọi là đa polyp gia đình (FAP).

Đa u mỡ di truyền.

Bệnh Madelung: thường gặp ở người hay uống rượu.

T.uổi tác: Người từ 40 – 60 t.uổi dễ mắc.

Một số triệu chứng bệnh phổ biến của u mỡ:

Các triệu chứng gây ra bởi u mỡ thường do khối u lớn gây chèn ép vào dây thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể gây nên.

– Khối u dạng tròn, sờ không đau và có thể xuất hiện nhiều u mỡ ở các vị trí khác nhau, thường xuất hiện ở vùng vai, cổ, lưng, cẳng tay, cẳng chân.

– Khi khối u chèn ép dây thần kinh, có thể bị đau ở vùng có u mỡ.

– Khi khối u hình thành trong ổ bụng, có thể gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đau bụng.

– Khi khối u lấn sâu vào hầu họng, có thể bị khó nuốt, khó thở.

Vì u mỡ có thể được tìm thấy ở các bộ phận trong cơ thể như ruột, phổi, lồng ngực… nên ở mỗi vị trí khác nhau sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh khác nhau.

Các biến chứng bệnh u mỡ

– U mỡ thực chất được xem là loại u lành tính, không gây nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng vẫn có ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của người bệnh như một số trường hợp sau đây:

– Bệnh nhân có u mỡ được chẩn đoán là nguy hiểm khi có dấu hiệu phát triển quá nhanh và kích thước khối u lớn (Trong một vài trường hợp kích thước của khối u có thể tăng gấp đôi sau 12 tháng).

– Khối u mỡ phát triển sâu vào trong họng, ngực hay trung thất sẽ gây ra triệu chứng khó thở, khó nuốt.

– Các khối u mỡ hình thành tại vùng đầu cổ hoặc vai gáy có nguy cơ chèn ép lên nhiều nhóm dây thần kinh quan trọng gây đau nhức khó chịu. Nếu u mỡ không được xử lý sớm, các khối u sẽ tiếp tục phát triển với kích thước lớn hơn gây ra hậu quả nghiêm trọng như cản trở các nhóm mạch m.áu lớn hay chèn ép hệ thần kinh gây liệt.

– Trường hợp các khối u mỡ phát triển bên trong ổ bụng sẽ gây nhiều triệu chứng bệnh khác nhau như chướng bụng, đau bụng và thậm chí có thể làm rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan trong ổ bụng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khối u mỡ hình thành và phát triển quá nhanh với kích thước lớn chèn ép lên các tổ chức xung quanh, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan.

Vì u mỡ có thể được tìm thấy ở các bộ phận trong cơ thể như ruột, phổi, lồng ngực… nên ở mỗi vị trí khác nhau sẽ xuất hiện những triệu chứng bệnh khác nhau.

Lời khuyên của bác sĩ

Đa phần u mỡ đều lành tính, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Song, người bệnh không nên chủ quan mà chậm trễ điều trị. Ngay khi thấy khối u hoặc nốt sưng xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Vì nếu để u phát triển với kích thước lớn có thể chèn ép vào các dây thần kinh, ảnh hưởng đến mạch m.áu và là yếu tố gây nhiều bệnh khác. Cần gặp bác sĩ ngay khi thấy đau đột ngột. Kích thước u phát triển nhanh chóng. U cứng và không di chuyển dễ dàng khi chạm vào.

Để giảm nguy cơ phát triển của u mỡ bạn cần:

Duy trì cân nặng phù hợp, tránh thừa cân béo phì.

Tập luyện và sinh hoạt điều độ, khoa học.

Hạn chế các chấn thương ngoài ý muốn, bảo vệ bản thân khỏi các tác động lực quá mạnh.

Thăm khám sức khỏe định kỳ, kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính hoặc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh di truyền có khả năng gây ra u mỡ.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường chứa hóa chất độc hại để giảm nguy cơ phát triển u mỡ.

Kỳ lạ loại cây được mệnh danh vua gỗ, cứng hơn thép, đạn b.ắn không thủng

Ngay cả khi dùng đạn b.ắn, viên đạn chạm vào loại cây cũng chỉ để lại một vết mờ mờ, không thể bị suy chuyển.

Trong thế giới tự nhiên, nhiều điều kỳ diệu có thể xảy ra khiến loài người cảm thấy ngạc nhiên. Loại cây dưới đây là một ví dụ như thế. Loài cây mà chúng ta đang nhắc tới được gọi là cây bạch dương sắt hay bạch dương đen (Betula schmidtii), nó còn được mệnh danh là “mộc vương” – vua của các loại gỗ.

Bạch dương sắt được trồng nhiều ở Primorsky Krai, Nga. Bạch dương sắt còn có tên gọi khác là cây bạch dương Schimdt. Nó được đặt theo tên của nhà khoa học Nga đã khám phá ra loại cây này nhằm tôn vinh ông.

Bạch dương đen là loại cây được mệnh danh là “mộc vương”. (Ảnh: Pixabay)

Bạch dương đen là một loài gỗ quý, cây trưởng thành có đường kính 0,7m, cao 20m. Vỏ ngoài thân cây có màu đỏ tươi hoặc đen điểm chấm trắng. Cây có lá ngắn lá có hình bầu dục. Bạch dương đen thường mọc ở những ngọn núi cao trên 700 mét so với mực nước biển. Bạch dương sắt có t.uổi thọ trung bình 300 – 350 năm. Bạch dương đen thích ánh sáng, có khả năng chịu lạnh và chịu hạn tốt. Bạch dương đen được tìm thấy ở trên đảo Honshu của Nhật Bản, phía Bắc của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc.

Điểm nổi bật của bạch dương đen là gỗ của nó cứng nhất trên thế giới, cứng gấp 4 lần gỗ keo, gấp 2 lần thép. Nếu dùng vật gì đó gõ vào thân cây, thân cây sẽ phát ra âm thanh “dang dang”, nghe như thể đang gõ vào kim loại. Ngoài ra, gỗ bạch dương đen nếu dùng dao rạch lên thân cây cũng không hề hấn gì. Thậm chí, bạch dương đen có thể chống lại đạn, ngay cả khi dùng đạn b.ắn, viên đạn chạm vào cây cũng chỉ để lại một vết mờ mờ, không thể bị suy chuyển. Hơn nữa, dù thân cây bạch dương đen bị chìm trong nước, nhưng nó vẫn rất khô ráo, có thể khô ráo trong 1 thời gian dài vì nước không thể thấm vào bên trong.

Loại cây bạch dương đen có thể chống lại đạn. (Ảnh: Pixabay)

Theo các nhà khoa học, khả năng đặc biệt của bạch dương đen nằm ở lớp vỏ cây. lớp vỏ cây không có tính đàn hồi, do đó chúng sẽ tao ra lực phản lớn khiến vỏ cây không bị biến dạng khi tác động mạnh. Gỗ bạch dương đen cứng như thế là vì mật độ sắt trong phân tử gỗ cực cao. Do bạch dương đen có nhiều ưu điểm nên nhiều người săn lùng nó và khiến loại cây này bị đẩy vào bờ vực tuyệt chủng.

Gỗ bạch dương đen vì rất cứng nên thường được sử dụng để sản xuất các phụ kiện hàng không, phụ kiện xe hơi, tàu tuần dương, đường ống… Nó cũng được sử dụng thay thế thép và giá thành không hề rẻ. Trước đây, bạch dương đen được dùng để làm bi, bạc đạn, được dùng trên tàu cao tốc để tránh bị ngấm nước và rỉ sét, cũng đạt hiệu quả rất tốt.

Bạch dương đen vì rất cứng nên thường được sử dụng để sản xuất các phụ kiện hàng không. (Ảnh: Pixabay)

Bạch dương đen không chỉ là loại gỗ cứng hiếm thấy, nó còn là một loại thảo dược quý giá. Lá, thân cây sau khi điều chế dưới dạng nước có thể điều trị chứng phù, sưng, gút, phù niệu, thấp khớp. Cây có thể được sử dụng như là một bài tập để điều trị các dạng chàm, vết thương, rụng tóc, mụn trứng cá…

Hiện nay, bạch dương đen do bị khai thác quá mức, tốc độ sinh trưởng chậm nên số lượng loại cây này ngày càng trở nên khan hiếm và nó đang được xếp vào danh sách những loài cây có nguy cơ tuyệt chủng, là loài thực vật cần được bảo vệ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *