PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh và Chủ tịch Hội phẫu thuật thần kinh Asean – cho biết, u tuyến yên thường không phải là ung thư và không di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Chủ tịch Hội phẫu thuật thần kinh Asean, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xem phim chụo X-quang của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Theo PGS.TS. Đồng Văn Hệ, bệnh lý u tuyến yên thường hay gặp ở người trưởng thành. Nhiều nghiên cứu chỉ ra cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người bị u tuyến yên. Phần lớn những khối u tuyến yên rất nhỏ, không có triệu trứng lâm sàng hoặc không bao giờ có dấu hiệu gì và không cần điều trị.
Vì thế, người có u tuyến yên phải điều trị chiếm tỷ lệ thấp. Khối u tuyến yên chiếm 25% khối u trong sọ được phẫu thuật.
PGS.TS. Đồng Văn Hệ khẳng định: U tuyến yên thường không phải là ung thư nên không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng trưởng, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh và mạch m.áu quan trọng.
Khối u phát triển sẽ dẫn đến tình trạng mất thị lực hoàn toàn, thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng. Bản thân khối u hoặc việc cắt bỏ khối u có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được điều trị bằng liệu pháp bổ sung hormon.
Hiện, có nhiều phương pháp đang được sử dụng để điều trị u tuyến yên. Khi khối u gây chèn ép thần kinh thị giác, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ khối u.
Với đa số trường hợp, u tuyến yên được cắt bỏ qua đường mũi hoặc qua các xoang. Tuy nhiên, một số u không thể phẫu thuật được qua các đường trên mà phải mổ cắt bỏ u xuyên qua sọ.
Xạ trị được sử dụng để giảm thể tích khối u. Có thể phối hợp xạ trị với phẫu thuật hoặc sử dụng xạ trị đơn độc ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau giúp giảm thể tích khối u như: Bromocriptine hoặc cabergoline là trị liệu đầu tay cho các khối u tiết prolactin.
Các thuốc này sẽ giúp giảm lượng prolactin và làm teo nhỏ khối u; Octreotide hoặc pegvisomant đôi khi được dùng cho các khối u tiết hormone tăng trưởng (GH), đặc biệt khi việc phẫu thuật ít có khả năng chữa khỏi.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn về các bệnh lý u não, ngày 28/3 tới, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức khám và tư vấn miễn phí bệnh lý u não với chủ đề “Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý u não”.
Đến với chương trình, người dân sẽ được khám và tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về thần kinh nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: U màng não, U thần kinh đệm, U tuyến yên, U sọ hầu, U nền sọ.
Đặc biệt, Bệnh viện sẽ miễn phí chụp MRI/Cộng hưởng từ cho 10 người đầu tiên đăng ký.
U tuyến yên là một trong 4 loại u trong sọ hay gặp nhất (u di căn não, u màng não, u tế bào thần kinh đệm và u tuyến yên), phát triển từ tế bào tuyến yên. Đây là u lành tính, phát triển chậm. U tuyến yên nằm ở hố yên (ở nền sọ ngay phía sau gốc mũi). Tuyến yên tiết nhiều nội tiết tố quan trọng điều khiển nhiều tuyến nội tiết khác của cơ thể.
Theo viettimes.vn
Không nên cả tin vào ‘bác sĩ mạng’
Hiện nay, không ít thông tin trên các mạng xã hội chia sẻ, cổ xúy cho việc các bệnh nhân từ bỏ phác đồ điều trị để tự chữa bệnh theo các phương pháp truyền miệng, đồn thổi.
Mặc dù các chuyên gia y tế đã không ít lần lên tiếng phản đối, và cảnh báo nhưng vẫn có những trường hợp gặp phải hậu quả nặng nề khi tin lời các “bác sĩ”Facebook.
Người bệnh không nên tin vào những thông tin chưa kiểm chứng trên mạng xã hội.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng – Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho hay, BV vừa tiếp một bệnh nhân 59 t.uổi ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào cấp cứu trong tình trạng rất nguy cấp vì bỏ điều trị đái tháo đường chuyển sang ăn thực dưỡng.
Nữ bệnh nhân bị đái tháo đường 2 năm nay và đang điều trị thuốc theo bác sĩ tư vấn. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng trở lại đây, bệnh nhân bỏ thuốc ngang chừng để chuyển sang áp dụng phương pháp ăn thực dưỡng chữa bệnh được lan truyền trên mạng là chỉ ăn gạo lứt, muối mè và sữa hạt. Hậu quả là sau 2 tháng sụt 7kg, đau bụng tăng lên đến lúc không chịu nổi mới vào viện.
Khi kiểm tra thêm, siêu âm tại chỗ, các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân có thêm nhiều khối trong gan, tăng tín hiệu mạch, bụng có dịch. Theo chuẩn đoán có thể đây là khối u gan bị vỡ do ăn uống thiếu chất, cơ thể suy kiệt làm khối u âm thầm to lên nhanh chóng đến độ vỡ vào ổ bụng. Sau 4 ngày điều trị tích cực bệnh nhân vẫn không thể qua khỏi.
Trước đó trong tháng 6/2019, BV Việt Đức cũng tiếp nhận một ca bệnh nhân là cháu bé 10 t.uổi ở Vĩnh Phúc được chẩn đoán mắc u tế bào thần kinh đệm (một loại u xảy ra ở não và tủy sống). PGS.TS Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc BV Việt Đức đã khuyên người nhà bệnh nhân nên cho cháu bé mổ để cắt bỏ khối u càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, sau vài ngày thì bố mẹ cháu bé lại quyết định xin cho cháu về nhà tự điều trị.
Qua tìm hiểu, trong khoảng 2 tháng kể từ khi gia đình đưa cháu bé tới BV Việt Đức kiểm tra, gia đình đã nghe theo lời khuyên từ bạn bè và học theo phương pháp trên mạng có tên là Keto để áp dụng chữa bệnh cho cháu. Lúc đó, cháu bé chỉ được ăn rau, đậu, không thịt, không cá, không trứng sữa, không protein, không thuốc thang… Cho tới khi thấy cháu bé có hiện tượng nôn, lơ mơ, sụt cân nhanh, cơ thể yếu đuối thì gia đình mới đứa cháu quay trở lại BV Việt Đức để cầu cứu bác sĩ. Trong lần nhập viện này, PGS.TS Đồng Văn Hệ nhận thấy khối u não của cháu bé đã to hơn rất nhiều. May mắn, sau khi thực hiện ca phẫu thuật kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ thì BS đã loại bỏ được khối u não cho bệnh nhân. Hiện tại sức khỏe cháu bé đã ổn định.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng dinh dưỡng kém và giảm cân có thể gây ra sự chậm trễ trong kế hoạch điều trị cho người bệnh ung thư. Bệnh nhân càng tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng, tăng tỷ lệ biến chứng, giảm chất lượng sống và t.ử v.ong sớm hơn. Khi người bệnh muốn áp dụng một chế độ ăn nào, phải đảm bảo rằng đây là chế độ ăn lành mạnh, đa dạng, phong phú và cung cấp đầy đủ năng lượng. Tốt nhất nên phối hợp thực dưỡng và một phần chế độ ăn uống lành mạnh như bổ sung rau, trái cây, đậu, các loại ngũ cốc, chất béo thực vật lành mạnh, protein nạc, sữa ít béo. Dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị ung thư có thể giúp bệnh nhân duy trì sức mạnh và tăng tốc độ phục hồi.
GS.TS Mai Trọng Khoa – nguyên Phó Giám đốc BV Bạch Mai nhấn mạnh: Trong y học hiện đại, dinh dưỡng lâm sàng được coi là phương pháp điều trị phối hợp cùng với thuốc và các phương pháp điều trị khác. Quan điểm bỏ đói tế bào ung thư dẫn đến người bệnh bị suy kiệt là nhận thức không đúng. Chúng ta cần hiểu rõ bản chất của vấn đề. Theo đó, người bệnh cần có cơ thể khỏe mạnh mới tạo ra hệ thống miễn dịch tốt. Khi chúng ta khỏe mạnh mới có các tế bào miễn dịch khỏe mạnh đủ khả năng phát hiện, ức chế, t.iêu d.iệt các tác nhân gây bệnh, trong đó có tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, bản thân tế bào ung thư cũng cần dinh dưỡng và chúng sẽ lấy dinh dưỡng từ chính người bệnh. Nếu người mắc ung thư không được cung cấp đủ năng lượng, người bệnh sẽ gầy sút, suy kiệt sẽ không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật cũng như không đáp ứng được với các phương pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Vì vậy, người bệnh và gia đình người bệnh không nên cả tin, tốn kém t.iền bạc, thời gian để rồi đ.ánh mất cơ hội điều trị chính thống ngay từ giai đoạn vàng.
Đức Trân
Theo daidoanket