Tại Bệnh viện Bạch Mai, từ những kỹ thuật điện quang can thiệp triển khai đầu tiên tại Việt Nam như: Can thiệp dị dạng mạch não, lấy huyết khối do tắc mạch lớn cấp, nút mạch t.iền liệt tuyến, can thiệp đốt tuyến giáp, can thiệp bệnh lý tuyến vú… đến nay đã chuyển giao kỹ thuật cho nhiều bệnh viện trong cả nước.
Ngày 12/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Điện quang và đón nhận Bằng danh hiệu cao quý của Chính phủ, Bộ Y tế.
PGS.TS Vũ Đăng Lưu, Giám đốc Trung tâm điện quang cho biết, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm ngày càng ứng dụng nhiều kỹ thuật mới trong thăm khám hình ảnh, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.
Tại Trung tâm Điện quan mỗi năm thực hiện hơn 750 nghìn lượt thăm khám hình ảnh và can thiệp, thực hiện rất nhiều các kỹ thuật thăm khám hình ảnh chuyên sâu như cộng hưởng từ tim, CLVT mạch vành, chụp tưới m.áu…
Đặc biệt rất nhiều kỹ thuật Điện quang can thiệp triển khai đầu tiên tại Việt Nam như Can thiệp dị dạng mạch não, lấy huyết khối do tắc mạch lớn cấp, nút mạch t.iền liệt tuyến, can thiệp đốt tuyến giáp, can thiệp bệnh lý tuyến vú… hiện đã được chuyển giao cho nhiều bệnh viện trong cả nước.
Trung tâm Điện quang cũng là nơi thực hiện đào tạo cán bộ chuyên ngành Điện quang đông nhất cả nước với hơn 350 học viên hàng năm đến từ các Trường Đại học Y và Cao đẳng; thực hiện chỉ đạo tuyến và chuyển giao kỹ thuật cho các Bệnh viện từ Bắc, Trung, Nam.
Các kỹ thuật Điện quang chẩn đoán như: Siêu âm, cộng hưởng từ và can thiệp trong và ngoài mạch m.áu (can thiệp dị dạng mạch não, mạch tạng, nút mạch cầm m.áu cấp cứu, nút mạch các khối u, điều trị đốt các khối u, …) đều được chuyển giao cho nhiều bệnh viện. Đến nay đã thực hiện chuyển giao cho khoảng 100 đơn vị y tế trong cả nước.
Trung tâm là nơi đầu tiên trong cả nước áp dụng các kỹ thuật điện quang can thiệp thần kinh, hiện nay đã triển khai lan toả tới các nước trong khu vực, có bác sĩ từ Ấn Độ, Philipin… sang học tập. Đã có hơn 10 bác sĩ các nước khu vực châu Á cũng sang Việt Nam đào tạo các kỹ thuật hiện quang can thiệp hiện đại.
Được biết đến nay, Trung tâm Điện quang đã và đang triển khai thành công rất nhiều các đề tài các cấp nhà nước, cấp Bộ, hợp tác đa trung tâm và quốc tế đã triển khai về các lĩnh vực: Ứng dụng các kỹ thuật can thiệp điều trị các bệnh mạch m.áu ngoài tim; Điều trị thiếu m.áu não cấp tính bằng can thiệp nội mạch lấy huyết khối; Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị thông động mạch cảnh xoang hang trực tiếp do chấn thương; Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phình động mạch não bằng điện quang can thiệp; Nút hóa chất động mạch gan trong điều trị ung thư gan nguyên phát; Chụp cộng hưởng từ sống còn cơ tim; Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán thiếu m.áu não sớm…
Tú Anh
Theo dantri
Nhiễm HIV không còn là bệnh “vô phương cứu chữa”
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, 95% số người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền.
Ngày 22/10, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai khởi động Chiến dịch quốc gia “Không phát hiện=Không lây truyền”. Chiến dịch sẽ diễn ra từ nay đến tháng 12/2019.
Các nghiên cứu khoa học gần đây đưa ra bằng chứng: “Một người uống thuốc kháng virus (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường t.ình d.ục cho bạn tình âm tính”.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
Hiện, cả nước có gần 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho rằng, mục tiêu của chiến dịch truyền thông K=K nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng nói chung và người nhiễm HIV, người cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS về nội dung và ý nghĩa của thông điệp: Không phát hiện=Không lây truyền. Từ đó làm thay đổi về quan niệm nhiễm HIV không còn là bệnh “vô phương cứu chữa” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và điều trị được.
“Chúng ta có thể đạt được mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền) và kiểm soát được dịch với K=K”- PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho biết.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml m.áu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này được gọi là “Không phát hiện=Không lây truyền”. Đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông và quảng bá rộng rãi sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tài lượng HIV định kỳ; Đồng thời cũng giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
Bà Caryn R.McClelland, Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đ.ánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. “Chúng ta nên khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người có HIV, và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hay gọi là PrEP với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV”- bà Caryn cho biết./.
Theo VOV