Hội thảo bàn về ‘Ứng dụng điện sinh lý thần kinh trong phẫu thuật bệnh lý thần kinh sọ não và cột sống’ đã giới thiệu nhiều kỹ thuật tiên tiến điều trị các bệnh lý thần kinh sọ não.
Ngành phẫu thuật thần kinh đã có từ rất lâu đời. Năm 1943, Ega Moniz phát minh ra phương pháp chụp mạch m.áu não cản quang giúp chẩn đoán được dị dạng mạch não, chẩn đoán gián tiếp được các khối choán chỗ não qua hình ảnh di lệch các mạch não.
Các bác sĩ trong một ca phẫu thuật thần kinh bằng kỹ thuật điện sinh lý thần kinh cho bệnh nhân.
Đến những năm 70 – 80 của thế kỷ trước, CT và MRI ra đời giúp việc chẩn đoán các khối u não, bệnh lý tủy sống và các bệnh lý mạch m.áu não rõ ràng hơn.
Qua đó giúp cho việc phẫu thuật dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên rất khó tránh khỏi việc làm tổn thương các cấu trúc có chức năng quan trọng kế cận khu vực bệnh lý đặc biệt là chức năng vận động, cảm giác, thính giác, thị giác, ngôn ngữ.
Vừa qua, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội phẫu thuật điều trị cho bệnh nhân nữ (40 t.uổi) có khối u trong trục thùy thái dương trái.
Các bác sĩ áp dụng điện sinh lý thần kinh để cảnh báo và theo dõi liên tục để phát hiện tổn thương thần kinh tiềm tàng. Từ đó, xác định cấu trúc thần kinh, khoanh vùng phẫu thuật đồng thời điều chỉnh trong quá trình phẫu thuật để ngăn ngừa tổn thương thần kinh. Ca phẫu thuật kết thúc sau vài giờ, người bệnh ổn định, được chuyển vào phòng theo dõi sau mổ.
Theo TS.Đặng Anh Tuấn, Trưởng khoa Thăm dò chức năng thần kinh, Trung tâm thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, việc ứng dụng điện sinh lý trong ca phẫu thuật lần này giúp giảm người bệnh giảm tối đa nguy cơ chấn thương trong quá trình phẫu thuật, giảm chi phí chăm sóc liệt; cải thiện kết quả điều trị và rút ngắn thời gian điều trị.
TS.Đức Anh đ.ánh giá, ứng dụng điện lý thần kinh có thể được ứng dụng để thăm dò các cấu trúc, giải phẫu của hệ thần kinh tủy sống đồng thời có thể ứng dụng điều trị các bệnh lý đau dây thần kinh do ung thư, hoặc các trường hợp biến đổi giải phẫu não.
Hy vọng trong thời gian tới, ngoài việc trợ giúp can thiệp an toàn trong phẫu thuật và khảo sát giải phẫu não… điện sinh lý thần kinh sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong can thiệp kích thích thần kinh cao hơn trong mảng neuromodulation – một mảng rất mới trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Theo dõi thần kinh trong phẫu thuật (IONM) là các kỹ thuật điện sinh lý phát hiện sự thay đổi chức năng thần kinh vận động và cảm giác ở não, tủy sống và dây thần kinh ngoại biên nhằm phát hiện sớm và làm giảm các tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Hệ thống theo dõi điện sinh lý thần kinh đã giúp người bệnh tránh được các biến chứng thần kinh trong phẫu thuật, bảo tồn tối đa tổn thương thần kinh.
Phương pháp này cũng giảm những rủi ro và cải thiện kết quả sau phẫu thuật nhờ khả năng kiểm soát hoàn toàn hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên trong suốt cuộc mổ.
Trong phẫu thuật 8.000 trường hợp u thần kinh đệm cho thấy ứng dụng điện sinh lý thần kinh giúp giảm biến chứng thần kinh nặng từ 8.2% xuống còn 3,4%, tăng tỷ lệ lấy hết u từ 58% lên 75%. Tỷ lệ biến chứng thần kinh trong phẫu thuật vẹo cột sống t.rẻ e.m giảm từ 1,4% xuống 0,9%.
Hiện nay, có khoảng 15-25% tỷ lệ bệnh nhân động kinh kháng thuốc. Đây là nhóm bệnh lý phức tạp với các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đa dạng.
Các tiến bộ về y khoa hiện nay giúp các bệnh nhân động kinh được tiếp cận với các giải pháp điều trị cắt cơn hoặc giảm nhẹ. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt là đối với nhóm động kinh cục bộ kháng thuốc.
Theo TS. Đặng Anh Tuấn, với nhóm bệnh nhân này, điện não nội sọ trong động kinh kháng thuốc và phẫu thuật động kinh là kỹ thuật ghi điện não với các điện cực đặt trực tiếp lên vỏ não hoặc luồn sâu trong nhu mô não.
Mục đích để phát hiện, đ.ánh giá và xác định phạm vi lan rộng, sự lan truyền của các bất thường điện não trên vỏ não hoặc sâu trong nhu mô, xác định vùng khởi phát cơn động kinh.
Còn theo PGS-TS.Nguyễn Văn Liệu, Giám đốc Trung tâm Thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, hiện các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại được trang bị và ứng dụng tại bệnh viện đã giúp dễ dàng dựng ảnh được các cấu trúc chức năng quan trọng của não như bó tháp, các bó thần kinh liên hợp chức năng các vùng não, trung tâm Broca, Wernick, dây thần kinh số VII, số VIII…
Điều đó giúp cho bác sĩ đưa ra phương pháp phẫu thuật mô phỏng để chọn phương án tốt nhất nhằm tránh được tổn thương các vùng chức năng quan trọng này.
Mổ lấy u nang hiếm gặp trong sọ não bệnh nhân
Các bác sĩ Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark vừa phẫu thuật lấy u nang thượng bì vùng góc cầu tiểu não cho bệnh nhân 19 t.uổi.
Đây là thương tổn hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 1-2% các loại u trong sọ não.
Bác sĩ Hùng tái khám cho bệnh nhân sau ca mổ. Ảnh: BVCC
Trước khi nhập viện, bệnh nhân N.T.T. (ngụ tại tỉnh Bình Phước) thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt và buồn nôn đã đi khám tại Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark. Sau khi chụp MRI sọ não, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị u nang thượng bì vùng góc cầu tiểu não trái.
Sau khi tư vấn kỹ về phương án chữa trị cho bệnh nhân và gia đình, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Xuân Hùng, Chuyên khoa Ngoại thần kinh và ê-kip tiến hành phẫu thuật lấy u dưới kính vi phẫu.
Sau khoảng 2 giờ, ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân tỉnh táo, bớt đau đầu, chóng mặt, không yếu liệt tay chân và các dây thần kinh sọ não. Bệnh nhân được theo dõi tại Khoa ICU và chuyển lên Khoa Ngoại tiếp tục điều trị hậu phẫu, xuất viện sau phẫu thuật 5 ngày. Mẫu bệnh phẩm được gởi làm giải phẫu bệnh lý.
Theo bác sĩ Hùng, u nang thượng bì là một loại u não lành tính bẩm sinh hiếm gặp, màu sắc giống như màu ngọc trai. Khoảng 50% ở vùng góc cầu tiểu não, còn lại các vị trí khác trong não tủy sống, thường gặp ở t.uổi trưởng thành và không có triệu chứng trong nhiều năm. Nếu u tồn tại quá lâu sẽ lớn dần, đè ép, dính vào các cấu trúc não, dây thần kinh, khi phẫu thuật rất khó khăn, dễ tổn thương các dây thần kinh sọ não và não.
Do đó, người dân nên khám tổng quát để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể, vì thời gian khởi phát triệu chứng có liên quan đến kết cục sau mổ.