Ung thư di căn vị trí nào đáng sợ nhất?

Di căn trong ung thư là tiên lượng xấu, đặc biệt trường hợp di căn não rất khó điều trị.

Khi đó, bệnh nhân có thể đau đầu kéo dài, yếu liệt bất thường, giảm trí nhớ.

Xin chào bác sĩ, ung thư phổi di căn não có tiên lượng như thế nào? Vì sao người thân của tôi không hút thuốc nhưng vẫn bị bệnh này? (Lê Hữu Hải – Hải Phòng)

Bác sĩ Nguyễn Minh Đức – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM trả lời:

Di căn trong ung thư đã là tiên lượng xấu, đặc biệt di căn não lại càng nguy hiểm hơn. Não bộ có một hàng rào m.áu não rất chặt chẽ ngăn cản các tế bào lạ xâm nhập. Nếu tế bào ung thư vượt được hàng rào này, việc điều trị rất khó khăn và phức tạp.

Thông thường, các tế bào ung thư có hai cách vượt hàng rào m.áu não: cắt ngang tế bào hoặc cắt ngang cầu gian bào vào não. Ung thư phổi là nguyên nhân gây ra di căn não đứng đầu trong các loại ung thư.

Khi ung thư di căn lên não, người bệnh có các biểu hiện như giảm sự chú ý, suy luận kém, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, rối loạn hành vi, ngôn ngữ, thăng bằng, cơ thể đột nhiên yếu liệt bất thường, nôn ói, co giật, động kinh, đau đầu kéo dài và tăng dần.


Ung thư phổi di căn não là nguy hiểm nhất. Ảnh: Freepik

Các biện pháp điều trị hiệu quả bao gồm xạ trị hoặc phẫu thuật. Miễn dịch trị liệu và thuốc đích cần cân nhắc tùy trường hợp cụ thể.

Ung thư phổi có liên quan mật thiết với hút t.huốc l.á chủ động và thụ động. Người nhà bạn không hút thuốc vẫn có thể mắc loại ung thư này do nhiều tác nhân khác. Trong đó, bụi mịn PM 2.5 là tác nhân liên quan 4% số ca ung thư phổi. Việt Nam có mức độ không khí bị ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 rất nghiêm trọng. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào phế nang gây ra các bệnh lý về phổi nếu tích tụ nhiều và kéo dài.

Để phòng bệnh, bạn cần đeo khẩu trang khi quét nhà hoặc dùng máy hút bụi. Ở nông thôn, không quét lá và gom lá lại một chỗ để đốt. Bỏ thêm đồ nhựa, rác vào đốt cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu dùng bếp than, bếp củi, không dùng quạt thổi làm tro bụi bay, bạn sẽ hít phải nhiều bụi mịn.

Công nhân làm trong ngành giao thông vận tải, xây dựng đường, sản xuất xi măng, gạch, thiết bị xây dựng, đồ nội thất, luyện kim, dệt may, thủy tinh cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng.

Theo số liệu thống kê, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây t.ử v.ong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới chiếm 14,4%, và 23.797 ca t.ử v.ong vì căn bệnh này. Trong khi đó, bệnh nhân ung thư phát hiện và đến điều trị sớm chiếm khoảng 30%, còn lại đều ở giai đoạn muộn, di căn não, di căn xương.

8 thói quen tàn phá sức khỏe vào mùa đông

Thời tiết lạnh gây ra nhiều thói quen xấu. Duy trì những thói quen xấu này sẽ khiến cơ thể mắc nhiều bệnh tật hơn.

Ngủ nướng

Ngủ nướng sẽ ảnh hưởng đến thời gian và phương thức sinh hoạt hàng ngày khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn.

Ngoài ra, những người có thói quen ngủ nướng còn có nguy cơ mắc bệnh tim, ít vận động, giảm trí nhớ và trầm cảm.

Theo Live Strong, các chuyên gia về sức khỏe cho rằng ngủ ít hay ngủ nhiều đều tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày, căn bệnh này sẽ dễ dàng tấn công cơ thể.

Nếu tình trạng ngủ nướng kéo dài, nó có thể gây tổn thương não và thính lực, giảm sút trí nhớ và thính giác, giảm trí thông minh, nhất là ở người trẻ t.uổi.

Trùm đầu khi ngủ

Thói quen trùm chăn lên đầu trong khi ngủ sẽ khiến nồng độ oxy giảm liên tục, nồng độ carbon dioxide tăng lên khiến não hoạt động kém.

Bạn sẽ cảm thấy khó thở, thậm chí gặp ác mộng, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy, lâu dài có thể dẫn đến tổn thương não và giảm trí nhớ.

Hơn nữa, chăn mà chúng ta sử dụng hàng ngày không phải lúc nào cũng được giặt giũ thường xuyên nên có thể tích tụ rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn bám vào.

Việc trùm kín chăn lên đầu lúc này sẽ đồng nghĩa với việc bạn hít luôn cả đống vi khuẩn, bụi bẩn vào trong nên gây ra những hậu quả xấu cho sức khoẻ.

Ngoài ra, hít vào không khí bẩn của chăn có thể gây dị ứng hay những vấn đề nghiêm trọng khác.

Thậm chí, dù là những chiếc chăn mới mua nhưng cũng chưa phải là an toàn thực sự vì trong quá trình sản xuất người ta dùng cả hoá chất nên có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu bạn hít phải những hoá chất này.

Rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiều người mắc sai lầm khi rửa mặt. Theo chuyên gia, vào mùa lạnh, bạn không nên tùy tiện rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Nước nóng sẽ làm khô da, lạnh quá sẽ khiến lỗ chân lông co lại, vi khuẩn và bụi bẩn không được làm sạch.

Để rửa mặt được hiệu quả nhất, giúp lỗ chân lông được làm sạch hoàn toàn khỏi bụi bẩn thì bạn hãy áp dụng nguyên tắc “trước ấm sau lạnh” khi rửa mặt.

Cụ thể, bạn nên rửa mặt bằng nước ấm trước như một cách để loại bỏ chất ô nhiễm và lớp trang điểm. Sau đó kết thúc bằng việc rửa mặt với nước lạnh như một mẹo se khít lỗ chân lông, thúc đẩy lưu thông m.áu để có làn da khỏe mạnh.

Lười tập thể dục

Nếu không duy trì chế độ tập luyện đều đặn vào mùa đông sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, vóc dáng. (Ảnh: ITN)

Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến chúng ta trở nên lười biếng, tinh thần tập luyện giảm sút. Tuy nhiên, nếu không duy trì chế độ tập luyện đều đặn vào mùa đông sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, vóc dáng.

Tắm mỗi ngày

Theo chuyên gia, thói quen tắm hàng ngày khi trời giá rét sẽ làm tổn thương lớp biểu bì của da, gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da cũng suy yếu, gây ra các bệnh về da. Ngoài ra, khi da khô, tiết nhiều dầu hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mụn.

Uống ít nước hơn

Mùa đông khiến bạn lười uống nước hơn, tuy nhiên, điều này dễ khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến da khô, xỉn màu, nứt nẻ môi hay mắc các bệnh về thận.

Theo các chuyên gia, bạn cần đảm bảo uống đủ nước vào mùa đông và cố gắng uống chậm, tốt nhất nên uống nước ấm ngay sau một giấc ngủ dài để cung cấp đủ lượng nước thiếu hụt cho cơ thể.

Mang tất khi đi ngủ

Nhiều người cho rằng găng tay và tất là cách tốt nhất để giữ lạnh cho hai bộ phận này. Tuy nhiên, đây không phải là cách hiệu quả để đ.ánh bại cái lạnh.

Theo các nhà khoa học, đây là hai bộ phận duy nhất trên cơ thể giúp con người thích nghi với sự thay đổi theo mùa.

Vì vậy, việc mang tất, thậm chí là găng tay khi ngủ sẽ cản trở quá trình lưu thông m.áu, đặc biệt là m.áu từ tứ chi trở về tim. Điều đó khiến bạn có nguy cơ bị đông m.áu ở chân tay.

Ngâm chân nước ấm được cho là giúp giảm chứng mất ngủ và mệt mỏi ở những người đang hóa trị.

Đối với người khỏe mạnh, ngâm chân trước khi đi ngủ cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Tắm nước ấm cũng là một giải pháp tự nhiên, sẵn có và không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Nếu bàn chân liên tục bị lạnh, hệ tuần hoàn của bạn có thể gặp trục trặc. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có vấn đề nghiêm trọng về tuần hoàn hoặc bất kỳ bệnh mãn tính nào như bệnh tiểu đường.

Phơi quần áo trong nhà

Đây là thói quen phổ biến nhưng cũng là sai lầm ở mỗi gia đình vào những ngày đông ẩm ướt.

Làm khô quần áo trong nhà không phải là một ý tưởng tốt. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi nó phát tán vi khuẩn có hại, làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng đường hô hấp, đặc biệt là ở t.rẻ e.m và người già. Nếu bạn buộc phải phơi quần áo trong nhà, hãy nhớ mở cửa sổ để thông gió tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *