Ung thư gan – Mối nguy tiềm ẩn

Ung thư gan (UTG) được đ.ánh giá là bệnh phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới, là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư dạ dày.

Bệnh thường xuất hiện trên nền gan xơ có nguyên nhân do virus viêm gan B, virus viêm gan C, nghiện rượu… Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh mới phát hiện UTG tương đương với tỷ lệ t.ử v.ong vì đa số các trường hợp được phát hiện đã ở giai đoạn quá muộn, người bệnh ít có cơ hội được điều trị hiệu quả.

Biết bệnh khi quá trễ

Tại khu điều trị bệnh nhân viêm gan, UTG ở Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM luôn đông nghẹt người bệnh với nhiều trường hợp nhập viện điều trị muộn, có nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Nằm mệt mỏi tại giường bệnh, ông Trần Văn Chính (63 t.uổi, ngụ quận 7) cho biết, trước khi được phát hiện UTG, ông Chính có biểu hiện đau tức hạ sườn phải và sút cân nên đã đến BV Đại học Y Dược TPHCM kiểm tra sức khỏe.

Bác sĩ đang thăm khám, động viên bệnh nhân ung thư gan

Sau khi khám lâm sàng, xét nghiệm, siêu âm gan mật đã phát hiện khối u gan phải kích thước 40mm. Sinh thiết u gan chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan trên nền gan xơ. “Cách đây mấy năm tôi lây virus viêm gan B từ vợ, do không chủ động phòng ngừa và điều trị nên giờ ra nông nỗi này. Giờ thì phải ráng thôi, chứ biết sao được”, ông Chính buồn bã nói.

Cũng phát hiện bệnh khi đã quá muộn, ông Nguyễn Văn Kiên (56 t.uổi, ngụ tại Đồng Nai) được chẩn đoán bị xơ gan do rượu. Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi, các bác sĩ phát hiện trong gan của ông Kiên có một khối u bất thường khoảng 1cm. Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm AFP, chụp CT scan, các bác sĩ xác định đây là khối u ác tính. Hiện ông Kiên phải thực hiện phương pháp dùng sóng cao tần phá hủy khối u.

Theo PGS-TS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa (BV Đại học Y Dược TPHCM), hàng năm, BV này tiếp nhận điều trị cho gần 2.000 trường hợp UTG. Thông thường, đối với các trường hợp bệnh nặng, ở giai đoạn cuối có nhiều biến chứng, người bệnh chỉ có thể sống không quá 3 tháng, cho nên người bệnh thường không quan tâm việc đi khám bệnh hoặc không hề biết mình đã mắc bệnh, đến khi bắt đầu có các triệu chứng như ăn uống kém, sụt cân, đau tức vùng dưới sườn phải, vàng mắt, phù chân, bụng to… thì đã quá muộn”, PGS-TS Bùi Hữu Hoàng cho hay.

Tầm soát, phòng ngừa sớm

Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, việc điều trị UTG chỉ là nâng đỡ thể trạng, giảm đau đớn cho người bệnh. Do vậy, vai trò của việc tầm soát sớm UTG là rất quan trọng, càng phát hiện sớm thì người bệnh càng có cơ hội điều trị hiệu quả và triệt để hơn. Đó cũng chính là ý nghĩa của việc phải có chiến lược tầm soát UTG nhằm phát hiện sớm để có thể điều trị bệnh một cách triệt để, kéo dài sự sống cho người bệnh. Việc tầm soát UTG cần được thực hiện tập trung vào những đối tượng có nguy cơ mắc UTG cao, đặc biệt là người bệnh viêm gan mạn tính do virus (viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C) và người bệnh bị xơ gan do bất kỳ nguyên nhân nào.

Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocan), năm 2018, số ca UTG được phát hiện mới trên thế giới là 841.080 ca, trong đó tại Đông Nam Á là 89.010 ca và riêng tại Việt Nam là 25.335 ca. Tỷ lệ t.ử v.ong do UTG phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phát hiện trong giai đoạn trễ, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khác nhau ở mỗi khu vực. Độ t.uổi mắc UTG tập trung ở lứa t.uổi 50 – 60 t.uổi, với tỷ lệ nam/nữ là 3 – 4/1.

Các chuyên gia y tế cho biết, nước ta có tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B rất cao, chiếm hơn 10% dân số. Do vậy, những đối tượng dễ mắc UTG bao gồm người bệnh viêm gan siêu vi B và C mạn tính, xơ gan cần được theo dõi, khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần, thực hiện siêu âm bụng, các xét nghiệm phát hiện UTG như AFP, PIVKAII… Khi phát hiện có khối u bất thường trong gan, người bệnh phải được kiểm chứng chính xác bằng phương pháp chụp X-quang cắt lớp điện toán (CT scan), cộng hưởng từ (MRI) hoặc sinh thiết gan…

PGS-TS Bùi Hữu Hoàng cho rằng, trên thực tế, qua việc tầm soát UTG sớm các bác sĩ có thể phát hiện kịp thời khối ung thư mới xuất hiện, nhờ vậy có thể áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả, triệt để cho người bệnh như: phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị ung thư, dùng nhiệt, sóng cao tần phá hủy khối u, nút tắc mạch m.áu nuôi khối u, hoặc ghép gan…

“Đối với những người chưa mắc bệnh viêm gan siêu vi B thì nên đi chủng ngừa, khi đã có kháng thể bảo vệ thì khả năng ung thư rất thấp. Còn đối với người đã mắc các bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, việc tầm soát là hết sức quan trọng, giúp phát hiện kịp thời và điều trị triệt để UTG. Bên cạnh đó, người dân cần ý thức đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị tốt bệnh gan, nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, hạn chế rượu bia, không để thừa cân béo phì để bảo vệ tốt lá gan của mình trước các nguy cơ dẫn tới ung thư gan”, PGS-TS Bùi Hữu Hoàng khuyến cáo.

THÀNH AN

Theo SGGP

Báo động về căn bệnh dễ thành ung thư gan, hơn 20 triệu người Việt mắc

Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy, có tới 30-35% số ca gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành xơ gan. Đặc biệt, gan nhiễm mỡ do bia rượu có trên 50% sẽ bị xơ hóa, 25% sẽ tiến triển đến xơ gan và 14% sẽ bị ung thư gan.

Ảnh minh họa: Internet

Ths.BS. Trần Thị Khánh Tường, chuyên khoa Gan Mật, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, gan nhiễm mỡ là sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy, nước ta hiện có 20 – 30 triệu người (tương đương 20-30% dân số) bị gan nhiễm mỡ.

Đáng chú ý, có tới 90% người nghiện rượu bị gan nhiễm mỡ và 10% còn lại là do những vấn đề khác như tiểu đường tuýp 2, mỡ m.áu cao, béo phì, ít vận động, sử dụng thuốc quá liều hoặc rối loạn dinh dưỡng…Trong đó, việc sử dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống “nhanh” và ít vận động là những nguyên nhân phổ biến trong xã hội hiện đại, khiến cho ngay cả người gầy cũng mắc căn bệnh này.

Gan nhiễm mỡ rất dễ tái phát và được gọi là kẻ g.iết n.gười thầm lặng bởi không có triệu chứng cụ thể, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Hơn nữa tâm lý chủ quan của người bệnh cho rằng, bác sĩ không kê thuốc nghĩa là bệnh nhẹ và chưa thấy khó chịu gì nên không cần quan tâm. Những lời khuyên để hạn chế sự phát triển của bệnh như từ bỏ rượu bia, giảm cân và tập thể thao, thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh… thường bị bỏ qua hoặc không được tuân thủ lâu dài. Ở một số trường hợp người bệnh thể trạng gầy bị gan nhiễm mỡ thì việc thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ như thể thao tích cực, ăn uống lành mạnh… tình trạng vẫn khó cải thiện.

Ảnh minh họa: Internet

Thống kê mới đây của Bộ Y tế đã khiến nhiều người phải giật mình: Có tới 30-35% số ca gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành xơ gan. Đặc biệt, gan nhiễm mỡ do bia rượu có trên 50% sẽ bị xơ hóa, 25% sẽ tiến triển đến xơ gan và 14% sẽ bị ung thư gan.

Chính vì những lý do đó mà các chuyên gia gan mật nước ta đã phát đi cảnh báo, người bị gan nhiễm mỡ dù ở giai đoạn nào cũng tuyệt đối không thể chủ quan mà phải chú trọng điều trị, ngăn chặn biến chứng sớm.

Những thức ăn người bị gan nhiễm mỡ nên tránh

Mỡ động vật: Gan nhiễm mỡ cần hạn chế mỡ động vật, để tránh làm gánh nặng cho gan. Thay vì dùng mỡ động vật, bạn có thể dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu olive,…

Ảnh minh họa: Internet

Cholesterol: Cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng, v.v.

Thịt: Đặc biệt là thịt đỏ có chứa nhiều protein sẽ được chuyển hóa ở gan, vì vậy gan phải làm việc nhiều hơn. Thay vì ăn thịt, bạn hãy ăn nhiều cá sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

Gia vị cay nóng: Một số loại gia vị ảnh hưởng xấu đến gan như tiêu, ớt, tỏi, gừng, củ riềng, v.v. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những loại gia vị này khi bị bệnh.

Rượu, bia và chất kích thích: Nếu bị gan nhiễm mỡ và vẫn uống rượu bia, bạn sẽ có nguy cơ cao bị xơ gan và ung thư gan.

Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Rau củ quả: Một số loại rau củ quả rất tốt cho tình trạng gan nhiễm mỡ vì có tác dụng làm giảm cholesterol. Chẳng hạn như ngô, nấm hương, rau cần, cải xanh, cải cúc, v.v.

Ảnh minh họa: Internet

Dầu thực vật: Các loại dầu thực vật có chứa các axit béo không no, có tác dụng làm giảm cholesterol.

Cá: Cá tươi có khả năng hạn chế cholesterol cũng như củng cố chức năng gan.

Hoa atiso: Hoa atiso có chứa rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho gan.

Đậu nành: Thông tin về cách điều trị gan nhiễm mỡ, TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ y dược học cổ truyền Bộ Y tế cho biết, trên thế giới từ hơn 30 năm nay đã sử dụng đậu nành Châu Âu với hoạt chất Phospholipid trong đậu nành – Hoạt chất số 1 giúp giảm gan nhiễm mỡ.

Nần nghệ: Nần nghệ cũng là thảo dược quý. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra, lượng saponin dồi dào có trong nần nghệ làm giảm lượng mỡ trong gan, trong m.áu rất tốt.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *