UNICEF: Hơn 30% t.rẻ e.m thế giới có vấn đề về dinh dưỡng

Số trẻ suy dinh dưỡng ở các nước nghèo đã giảm 40% từ năm 1990-2015, song hiện vẫn có gần 150 triệu t.rẻ e.m từ 4 t.uổi trở xuống không đạt chiều cao chuẩn theo độ t.uổi của trẻ.

T.rẻ e.m tại một trại tị nạn ở miền Đông Ethiopia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Hơn 30% trong tổn số 700 triệu t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi trên thế giới bị thiếu dinh dưỡng hoặc thừa cân và phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe lâu dài.

Kết quả trên được đưa ra trong báo cáo Thực trạng t.rẻ e.m thế giới của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố ngày 15/10.

Báo cáo chỉ rõ số trẻ suy dinh dưỡng ở các nước nghèo đã giảm 40% từ năm 1990-2015, song hiện vẫn có gần 150 triệu t.rẻ e.m từ 4 t.uổi trở xuống không đạt chiều cao chuẩn theo độ t.uổi của trẻ, và đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và não bộ ở trẻ. Trong khi đó, 50% trong số trẻ dưới 5 t.uổi trên toàn cầu không được cung cấp vitamin và khoảng chất thiết yếu.

Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore nhấn mạnh: “Trẻ không ăn đủ chất sẽ ốm yếu.” Bà cho rằng thế giới đang thụt lùi trong cuộc chiến vì chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Trong vòng 30 năm trở lại đây, thế giới cũng phải đối mặt với vấn đề dinh dưỡng khác ở t.rẻ e.m đó là thừa cân. Người đứng đầu chương trình dinh dưỡng của UNICEF Victor Aguayo chỉ rõ vấn đề gia tăng tình trạng ba gánh nặng – gồm thiếu ăn, thiếu dưỡng chất cần thiết, và béo phì – xuất hiện đồng thời ở một quốc gia, thậm chí một khu dân cư, hay trong một gia đình.

Theo báo báo, có hơn 800 triệu người trên thế giới ở mọi lứa t.uổi đang bị đói ăn, trong khi 2 tỷ người khác ăn quá nhiều và chế độ ăn thừa chất, dẫn tới bệnh béo phì, tim mạch và tiểu đường.

Đối với trẻ dưới 5 t.uổi, chế độ dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu tiên được coi là nền tảng cho sự phát triển thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, UNICEF nêu rõ chỉ có hai trong số 5 trẻ dưới sáu tháng được bú mẹ hoàn toàn như khuyến nghị của các chuyên gia.

T.rẻ e.m bị suy dinh dưỡng do thiếu lương thực điều trị tại một trung tâm y tế ở Darfur, Sudan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tình trạng này xuất phát từ việc chuộng sữa công thức hơn sữa mẹ tại nhiều nước trên thế giới. Thống kê cho thấy doanh thu bán loại thực phẩm này đã tăng 40% trên toàn thế giới, trong khi các quốc gia có thu nhập trên trung bình như Brazil, Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận doanh thu sữa công thức tăng tới 75%.

Giới chức UNICEF nhấn mạnh việc trẻ không được hấp thụ đầy đủ vitamin và khoáng chất có thể khiến hệ miễn dịch cũng như khả năng thính giác và thị giác ở trẻ bị suy giảm. Trong khi đó, thiếu sắt có thể dẫn tới thiếu m.áu và giảm IQ.

Ngoài ra, UNICEF ghi nhận hiện tượng cách đây 30 năm ở các nước nghèo không có trẻ thừa cân, song giờ đây tình trạng này lại phổ biến tại các nước nghèo. Theo đó, ít nhất 10% trẻ dưới 5 t.uổi tại 75% quốc gia có thu nhập thấp bị béo phì.

Người đứng đầu nghiên cứu trên Brian Keeley cho rằng các nước cần phải tập trung giải quyết nạn béo phì ngày càng phổ biến trước khi quá muộn. Ông nhấn mạnh chế độ dinh dương mất cân bằng thiên về đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh và đồ uống có đường là nguyên nhân khiến tình trạng béo phì ở t.rẻ e.m không có dấu hiệu thuyên giảm.

Đây là báo cáo đầu tiên của UNICEF về Thực trạng t.rẻ e.m thế giới kể từ năm 1999./.

Thanh Hương

Theo TTXVN/Vietnamplus

Mẹ Việt thi nhau làm sữa hạt cho con nhưng các chuyên gia Hoa Kỳ lại khuyến cáo trẻ dưới 5 t.uổi không nên uống vì lý do này

Thật sai lầm khi nhiều cha mẹ nghĩ rằng các loại sữa hạt có đầy đủ các dưỡng chất như sữa bò.

Hôm 18 tháng 9 vừa qua, một dự án của Trung tâm Nghiên cứu về ăn uống lành mạnh mang tên “Healthy Drinks, Health Kids” (tạm dịch: Thức uống lành mạnh, T.rẻ e.m mạnh khỏe) thuộc chương trình quốc gia của Quỹ Robert Wood Johnson ở Hoa Kỳ, đã công bố một loạt các khuyến nghị mới về những gì t.rẻ e.m nên uống trong những năm đầu đời. Các hướng dẫn này đã được thông qua bởi sự đồng thuận của bốn tổ chức: Học Viện Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, Học Viện Nha Khoa Hoa Kỳ, Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ và Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi không nên uống sữa có nguồn gốc thực vật làm từ gạo, dừa, yến mạch… hoặc các loại sữa hạt khác vì nó thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, chẳng hạn như vitamin D và canxi. Chỉ duy nhất có sữa đậu nành đã được bổ sung dưỡng chất được các nhà nghiên cứu chọn là loại sữa có nguồn gốc thực vật duy nhất có thể thay thế cho sữa bò.

“Trong khoảng từ 5 đến 10 năm gần đây, đã có một sự quan tâm bùng nổ đến sữa có nguồn gốc từ thực vật. Càng ngày càng có nhiều cha mẹ quay sang cho con dùng sữa thực vật, và thật sai lầm khi họ nghĩ rằng các loại sữa hạtcó đầy đủ các dưỡng chất như sữa bò. Thật ra, điều này là không đúng”, Megan Lott, Phó giám đốc của Trung tâm nghiên cứu về ăn uống lành mạnh nói.

Sữa thực vật là sữa được làm từ các loại thực vật giàu chất dinh dưỡng trong tự nhiên. Các loại sữa thực vật phổ biến gồm sữa từ các loại đậu: sữa đậu xanh, sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu đỏ, sữa gạo lứt, sữa bắp, sữa hạt sen…

Tuy nhiên, đối với những trẻ bị dị ứng với sữa bò và các loại sữa từ động vật, trẻ không dung nạp Lactose hoặc vì lý do tôn giáo hay chế độ ăn thuần chay tại nhà thì cha mẹ có thể xem xét cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc các loại sữa từ thực vật nhưng đã được bổ sung dưỡng chất. Song tốt nhất, cha mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra loại sữa thay thế có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con bạn.

Những loại đồ uống khác mà t.rẻ e.m nên tránh

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nêu ra một số loại đồ uống mà t.rẻ e.m từ 5 t.uổi trở xuống không nên uống. Bao gồm: sữa có hương vị (ví dụ sữa socola, sữa dâu), sữa công thức đặc biệt (sữa non, sữa phát triển chiều cao…), các loại nước ngọt có hàm lượng calo thấp (nước trái cây, soda, nước uống thể thao) và các loại nước có chứa caffeine (soda, cà phê, trà, nước tăng lực).

Megan chia sẻ: “Chúng tôi ngày càng tìm thấy nhiều chất làm ngọt nhân tạo xuất hiện trong thực phẩm được bán cho t.rẻ e.m. Mặc dù không có nghiên cứu nào chứng tỏ những chất này gây hại, nhưng cũng không có nghiên cứu nào cho thấy chúng an toàn”.

Sữa dâu, sữa socola cũng là những loại sữa không nên dùng cho trẻ dưới 5 t.uổi.

Các loại sữa phù hợp với lứa t.uổi

– Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng t.uổi: Chỉ nên bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột.

– T.rẻ e.m từ 12 đến 24 tháng t.uổi: Có thể giới thiệu sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng. Nếu gia đình có t.iền sử béo phì hoặc bệnh tim thì sữa ít béo hoặc tách béo là lựa chọn để thay thế. Tuy nhiên, trẻ chỉ nên uống 2-3 cốc/ngày.

– Khi được 2 t.uổi: Trẻ nên chuyển sang sữa nguyên chất tách béo tiệt trùng hoặc ít béo loại 1%. Lượng khuyến nghị là 2 cốc một ngày cho trẻ từ 2 đến 3 t.uổi và tối đa 2,5 cốc/ngày đối với trẻ từ 4 đến 5 t.uổi.

Ngoài ra, khi cho trẻ uống sữa, cha mẹ nên đổ sữa ra cốc và chỉ bổ sung sữa trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Nếu trẻ thích mang theo đồ uống trong khi đi chơi hay đi học, các chuyên gia khuyên rằng đồ uống tốt nhất mà trẻ nên mang theo là nước.

Nguồn: Parent/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *