Các nhà khoa học chứng minh bia có nồng độ cồn thấp (dưới 4%), sử dụng liều lượng phù hợp sẽ hiệu quả trong việc giúp vận động viên giải nhiệt, bù nước.
Nếu có một thức uống mà người chạy bộ yêu thích ít nhất, đó chắc chắn là bia. Sau một cuộc đua dài, trong thời tiết nóng nực, không có gì tốt hơn là một cốc nước lạnh để giải nhiệt toàn cơ thể. Và bia cũng là đồ uống được sử dụng nhiều ở các giải marathon tại Việt Nam.
Các vận động viên thưởng thức bia miến phí tại khu ẩm thực của VnExpress Marathon Huế 2020. Ảnh: Ngọc Thạnh
Mặc dù phổ biến nhưng chưa có nhiều nghiên cứu để đ.ánh giá tác động của các loại bia đối với sự phục hồi và hiệu suất tập luyện. Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích 16 tác động của bia đối với một vận động viên chạy bộ và phát hiện ra rằng bia hoàn toàn có thể là một loại đồ uống phù hợp, miễn là sử dụng ở liều lượng vừa đủ.
Theo kết quả nghiên cứu, bia rất giàu polyphenol, có thể là một phương pháp hiệu quả trong ngăn ngừa n.hiễm t.rùng đường hô hấp, có thể xảy ra ở những người tập luyện nặng thường xuyên.
“Nếu cho điểm từ 1 đến 10 dựa trên khả năng bù nước của bia, chúng tôi có thể cho điểm 5 hoặc 6. Mặc dù nó có chứa carbohydrate và polyphenol giúp hỗ trợ phục hồi, nhưng bia cũng có cồn, điều này không quá tốt nếu lạm dụng ở số lượng nhiều”, các nhà nghiên cứu nói. Họ cũng cho rằng bia không cồn có thêm một chút muối sẽ là một lựa chọn khá tốt cho quá trình hydrat hóa sau khi chạy.
Bia có nồng độ cồn thấp (dưới 4%) được cho là có hiệu quả trong việc giúp các vận động viên bù nước sau khi tập luyện so với các loại bia có nồng độ cồn cao hơn. Nếu chọn uống một loại bia có nhiều hơn 4% cồn, các nhà nghiên cứu khuyên vận động viên nên kết hợp với một lựa chọn không cồn để tránh đi tiểu nhiều lần.
Dựa trên các nghiên cứu, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng việc sử dụng bia vừa phải như một thức uống sau khi tập thể dục dường như không ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc sức mạnh của những người chạy bộ trong thử nghiệm này.
“Nếu là người thỉnh thoảng thưởng thức bia sau khi chạy, hãy tiếp tục điều này. Chỉ cần nhớ rằng bia không thay thế nước, vì vậy hãy đảm bảo vẫn uống đủ nước trong quá trình thi đấu, luyện tập và kết thúc bằng một ly bia”, các nhà khoa học chia sẻ.
4 loại nước được bác sĩ khuyên không uống khi bụng đói vào buổi sáng vì gây hại sức khỏe, giảm t.uổi thọ
Chuyên gia dinh dưỡng Vương Tư Lộ, Giám đốc Hiệp hội Dinh dưỡng Y tế và Tiêu hóa Thủ đô Bắc Kinh, cảnh báo 4 loại đồ uống không nên sử dụng khi bụng đói vào buổi sáng.
1. Trà sữa
Ảnh minh họa
Trà sữa là thức uống quen thuộc của nhiều người, nhiều người thích uống một cốc trà sữa vào buổi sáng trước khi làm việc. Tuy nhiên, trà sữa không chỉ chứa nhiều đường mà trong trà còn có nhiều polyphenol, ảnh hưởng đến chức năng của đường tiêu hóa, đồng thời cũng khiến chất dinh dưỡng của bữa sáng không được cơ thể hấp thụ hiệu quả.
Ngoài ra, trà sữa còn chứa nhiều cafein, hấp thụ khi bụng đói cũng sẽ gây ra nhiều khó chịu cho cơ thể con người như chóng mặt, buồn nôn. Do đó, khi nhịn ăn vào buổi sáng, bạn không nên uống trà sữa, tránh gây khó chịu cho cơ thể.
2. Trà xanh
Ảnh minh họa
Trên thực tế, đã có nhiều tranh cãi về việc có nên uống trà khi bụng đói hay không, bởi vì nhiều người đã hình thành thói quen uống một tách trà vào buổi sáng khi bụng đói, sau đó lấy bã trà lau/đắp xung quanh mắt (để cải thiện thị lực). Trong trà xanh cũng có chất kích thích nhất định, nếu chức năng tiêu hóa yếu hoặc có vấn đề về dạ dày thì không nên uống. Tốt nhất là bạn nên uống trà sau khi ăn khoảng 30 phút.
Cần lưu ý rằng, những người trung niên và cao t.uổi mắc một số bệnh mãn tính thường phải uống thuốc vào bữa sáng càng không nên uống trà xanh vào buổi sáng. Nguyên nhân là vì trong trà có chứa nhiều axit tannic, cafein, catechol, theophylline, những chất này có thể phản ứng với nhiều loại thuốc.
3. Nước muối loãng
Ảnh minh họa
Nhiều người nghĩ rằng uống một chút nước muối loãng vào buổi sáng sau khi thức dậy có thể bổ sung lượng muối trong cơ thể. Tuy nhiên suy nghĩ này là phản khoa học. Buổi sáng thức dậy, m.áu đã ở trong trạng thái đặc, lúc này nếu uống một lượng nước lọc sẽ nhanh chóng làm loãng m.áu, bù vào lượng nước bị mất.
Nếu uống nước muối ngược lại sẽ làm tăng độ mất nước, khiến miệng càng khô hơn. Hơn nữa vào buổi sáng là lúc huyết áp tăng cao, uống nước muối sẽ khiến huyết áp càng cao hơn, gây hại cho sức khỏe.
4. Đồ uống lạnh
Ảnh minh họa
Thời tiết nóng, nhiều người vẫn có thói quen uống nước lạnh vào buổi sáng để giải nhiệt. Tuy nhiên, uống đồ lạnh vào buổi sáng không những không bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà còn khiến ruột và dạ dày bị kích thích do lạnh đột ngột, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe con người.
Uống nước vào buổi sáng và những lưu ý
Uống nước vào buổi sáng nên chọn nước lọc ấm. Thức uống này không những có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể mà còn đẩy nhanh quá trình lưu thông m.áu, giúp bạn tỉnh táo nhanh hơn. Hơn nữa nước lọc không chứa calo và đường, phù hợp với hầu hết mọi người.
Tuy nhiên khi uống nước lọc vào buổi sáng cũng cần chú ý một vài điểm sau:
1. Lượng nước uống: Nước sau khi đun sôi phải để nguội tự nhiên, mỗi lần uống không nên quá 300ml, những bệnh nhân bị cao huyết áp và chức năng thận bất thường nên kiểm soát lượng nước uống, không quá 200ml/lần.
2. Nhiệt độ nước: Nước ấm là sự lựa chọn tốt nhất, nhiệt độ nước nên vào khoảng 25-37 độ C.
Buổi sáng là thời gian rất quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy tốt nhất mọi người nên hình thành thói quen uống một cốc nước ấm sau khi thức dậy, vận động nhẹ nhàng, sau đó bổ sung một bữa sáng đủ chất và bắt đầu một ngày làm việc, học tập tràn đầy năng lượng.