Uống cà phê khi mang thai và những lưu ý cần biết

Mang thai là giai đoạn bạn trở nên thèm ăn hơn bao giờ hết. Nhưng đây cũng là giai đoạn khá khó chịu khi bạn buộc phải kiêng một số món ăn, thức uống yêu thích. Trong đó, cà phê là một trong những thức uống mà phụ nữ mang thai nên kiêng.

Bà bầu nên uống một lượng cà phê vừa phải để đảm bảo sức khỏe thai kỳ. Ảnh: Health

Một số nghiên cứu cho thấy cà phê có chứa caffeine, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi. Tác động tiêu cực này sẽ gia tăng nếu bà bầu uống lượng cà phê nhiều hơn.

Bác sĩ Jessica Shepherd – chuyên gia sản phụ khoa – người sáng lập Her Viewpoint (diễn đàn trực tuyến về sức khỏe phụ nữ), cho biết: “Một người phụ nữ không mang thai, sức khỏe hoàn toàn bình thường uống cà phê sẽ cảm thấy tỉnh táo, tập trung hơn trong công việc. Nhưng phụ nữ mang thai uống cà phê sẽ gây ra nhiều rủi ro đến thai nhi. Caffeine có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, tác động đến sự phát triển của em bé”.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ mang thai uống cà phê sẽ khiến huyết áp cao, dẫn đến nguy cơ em bé sinh ra bị nhẹ cân, thậm chí sản phụ sẽ sinh non.

Nhau thai là cơ quan cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. Trong khi đó, caffeine có thể ảnh hưởng đến nhau thai, tác động đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của thai nhi.

Cà phê có chứa caffeine, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi. Ảnh: Womenshealthmag

Bác sĩ Shepherd cũng cho biết caffeine có tác dụng lợi tiểu. Khi uống cà phê, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn và khiến cơ thể dễ bị mất nước. Do đó, bà bầu uống cà phê có thể khiến cơ thể mất nước, tác động đến nhu cầu cung cấp đủ nước của em bé.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bà bầu tiêu thụ hơn 300 miligam caffeine mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh con nhẹ cân. Đồng thời, nó còn tác động đến sự phát triển sinh lý của em bé. Để đảm bảo an toàn trong thai kỳ, bà bầu nên dùng ít hơn 200 miligam caffeine mỗi ngày.

Ngoài cà phê, caffeine còn có trong nhiều loại món ăn thức uống khác như trà, chocolate, soda,… Do đó, trong chế độ ăn uống, bà bầu cần lưu ý đến tổng lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

Lưu ý, trong suốt thai kỳ, chị em nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về mọi vấn đề sức khỏe cũng như mối quan tâm về caffeine. Ngoài ra, chị em nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc,… để có thai kỳ khỏe mạnh.

Theo Womenshealthmag/viettimes

Cảng báo: Uống quá nhiều cà phê khi mang thai có thể làm hỏng gan của em bé

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Vũ Hán, Trung Quốc đã tiết lộ rằng, các bà mẹ uống nhiều hơn 2 tách cà phê mỗi ngày khi mang thai có thể làm suy yếu sự phát triển của gan em bé.

Đó là một thức uống mà nhiều người dựa vào để bắt đầu ngày mới, nhưng một nghiên cứu mới đã cảnh báo về sự nguy hiểm của việc uống quá nhiều cà phê trong thai kỳ.

Các nhà khoa học cảnh báo phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều cà phê. (Nguồn: Getty Images)

Trong nghiên cứu, những con chuột mang thai được cung cấp caffeine thường sinh con có trọng lượng sơ sinh thấp hơn, sự thay đổi tăng trưởng và mức độ hormone và suy giảm sự phát triển của gan.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra các nghiên cứu trước đây cho thấy, lượng caffeine sử dụng trước khi sinh từ 300 mg/ngày trở lên ở phụ nữ, khoảng 2 – 3 tách cà phê, có thể dẫn đến cân nặng khi sinh thấp hơn.

Các nghiên cứu trên động vật đã đề xuất thêm việc tiêu thụ caffeine trước khi sinh có thể có tác dụng lâu dài đối với sự phát triển của gan và sự nhạy cảm với bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, mối liên hệ cơ bản giữa phơi nhiễm caffeine trước khi sinh và sự phát triển của gan bị suy giảm vẫn chưa được hiểu rõ.

Giáo sư Hui Wang và các đồng nghiệp tại Đại học Vũ Hán, Trung Quốc, đã điều tra tác động của liều thấp, tương đương với 2 đến 3 tách cà phê và liều cao, tương đương từ 6 – 9 tách cà phê.

Họ phát hiện ra những đ.ứa t.rẻ tiếp xúc với caffeine trước khi sinh có nồng độ hormone gan thấp hơn, yếu tố tăng trưởng như insulin (IGF-1) và nồng độ hormone căng thẳng, corticosteroid khi sinh cao hơn.

Tiến sĩ Yinxian Wen, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng, sử dụng nhiều caffeine trước khi sinh gây ra sự dư thừa hoạt động của hormone gây căng thẳng ở người mẹ, gây ức chế hoạt động IGF-1 cho sự phát triển của gan trước khi sinh. Tuy nhiên, các cơ chế bù trừ xảy ra sau khi sinh để tăng tốc độ tăng trưởng và phục hồi chức năng gan bình thường, khi hoạt động của IGF-1 tăng lên và tín hiệu hormone căng thẳng giảm. Tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ do tiếp xúc với caffeine trước khi sinh rất có thể là hậu quả của hoạt động IGF-1 sau sinh được bù đắp, tăng cường”.

Theo baoquocte

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *