Uống nhiều rượu pha bia, n.am s.inh viên bị ngộ độc t.ử v.ong

Nhóm sinh viên đã bị buộc tội tại tòa khi công tố viên nói rằng họ chứng kiến nạn nhân bất tỉnh sau khi uống rượu pha bia nhưng đã không gọi xe cứu thương.

Vừa qua, một n.am s.inh viên 20 t.uổi đến từ Osaka, Nhật Bản, khi tham dự một buổi tụ tập với câu lạc bộ quần vợt và quyết định uống một vài cốc bia. Lúc cuộc vui l.ên đ.ỉnh điểm, anh ta đã pha 20 cốc rượu whisky vào cốc bia và một hơi uống hết.

Sau đó, anh này có dấu hiệu mệt mỏi, ngủ gục xuống ghế. Nghĩ rằng đây là triệu chứng say rượu bình thường, bạn bè để anh nằm ngủ trên ghế và tiếp tục cuộc vui.

N.am s.inh viên t.ử v.ong uống nhiều rượu pha với bia. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, n.am s.inh viên xấu số đã t.ử v.ong ngay ngày hôm sau do ngộ độc rượu. Và 9 trong số sinh viên trong buổi tiệc bị buộc tội tại tòa khi công tố viên nói rằng họ chứng kiến nạn nhân bất tỉnh sau khi uống rượu nhưng đã không gọi xe cứu thương, gián tiếp gây ra cái c.hết của nạn nhân.

Theo truyền thông Nhật Bản, nếu các sinh viên này bị kết án sẽ giúp ngăn chặn thói quen nài ép nhau uống rượu của những người trẻ t.uổi trên bàn nhậu.

Trên bàn nhậu, người ta thường nài ép nhau uống nhiều bia rượu.

Theo các chuyên gia y tế, uống rượu pha bia khiến lượng cồn nhanh chóng được hấp thu vào m.áu dưới tác động của các hương liệu, phụ gia và những chất khác biệt. Do đó khi uống rượu pha, cơ thể có cảm giác hưng phấn, dễ bị say nhưng lại gây mệt mỏi, uể oải khi thức dậy.

Chưa kể, chất kích thích, độc chất ngấm sâu vào m.áu đến hệ thần kinh khiến hiện tượng ngộ độc đến sớm hơn so với thức uống thông thường. Hầu hết mọi người pha rượu theo cảm tính, không dựa trên tỷ lệ khoa học. Do đó người uống gặp nhiều tác dụng phụ như biếng ăn, đầy hơi, viêm đại tràng, tiểu đường…

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo không nên tự thực hiện pha chế rượu. Nên uống rượu bia vừa phải, tránh lạm dụng. Liều lượng tốt nhất cho mỗi ngày là một lon bia khoảng 330 ml (5% alcohol) hoặc 100 ml rượu vang (12% alcohol), hay 40 ml whisky (40% alcohol) pha kèm với đá lạnh.

Khi phát hiện người bị ngộ độc, dù nghi ngờ hay có bất cứ triệu chứng bất thường nào, chúng ta cần nhanh chóng gọi cấp cứu và theo dõi chặt chẽ cho đến khi có nhân viên y tế tới.

Minh Minh

Theo ĐSPL

Cậu sinh viên qua đời vì ung thư dạ dày, nguyên nhân đến từ việc ăn mì thường xuyên mỗi đêm

Mì ăn liền được xem là một trong những món ăn nhanh gọn giúp lấp đầy chiếc bụng đói của nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn cứ ăn liên tục vào buổi đêm thì nó lại có thể gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Với giá thành rẻ, các sinh viên sống xa nhà thường tích trữ rất nhiều mì gói trong phòng để khỏa lấp chiếc bụng đói trong những ngày cuối tháng hết t.iền. Vậy nhưng, nếu quá lạm dụng loại thực phẩm này thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng một phần không nhỏ.

Điển hình như câu chuyện của chàng sinh viên người Đài Loan đã qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày khi còn quá trẻ. Suốt từ những năm học cấp 3 cho đến khi ôn thi Đại học, cậu sinh viên này thường nấu mì gói để ăn mỗi đêm. Khi gần đến ngày nhận kết quả thi Đại học, cậu sinh viên này gặp phải tình trạng đầy bụng, hay cảm thấy buồn nôn và đau nhức vùng bụng. Sau một thời gian uống thuốc giảm đau nhưng không thấy sức khỏe khá hơn, gia đình đã đưa cậu vào bệnh viện để kiểm tra.

Tại bệnh viện, sau khi làm một số xét nghiệm chuyên sâu, các bác sĩ kết luận cậu sinh viên này đã mắc bệnh ung thư dạ dày. Đáng buồn hơn, tình trạng bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối và có rất ít hy vọng sống sót. Do khối u trong dạ dày đã lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Nguyên nhân chính được kết luận là do thói quen ăn mì gói mỗi đêm trong suốt thời gian dài, cộng với việc thức khuya thường xuyênsinh hoạt không lành mạnh, ôn thi quá căng thẳng. Sau hơn 1 năm chiến đấu với bệnh ung thư dạ dày, chàng sinh viên này đã qua đời.

Nhiều chuyên gia cho biết, hầu hết, các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với chứng táo bón, đầy bụng. Vậy nên, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh và chủ động đi khám khi gặp phải các dấu hiệu bất thường ở vùng bụng.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư dạ dày dù không có dấu hiệu cụ thể nhưng vẫn có thể tầm soát từ sớm nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau thường xuyên:

– Đột nhiên chán ăn, ăn uống kém ngon miệng.

– Giảm cân không rõ nguyên nhân.

– Liên tục bị đau nhói vùng bụng.

– Thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng dù chỉ ăn rất ít trước đó.

– Buồn nôn và nôn.

– Đại tiện ra phân có m.áu.

Ngoài gây ung thư dạ dày, thói quen ăn mì gói thường xuyên còn có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác:

– Gây thừa cân, béo phì.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…

– Gây hại cơ quan thận.

– Làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương khớp.

– Thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm.

– Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác (ung thư thận, ung thư gan…)

Nguồn: Worldofbuzz, Sohu

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *