Nước ép bưởi chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt khi kết hợp với mật ong.
Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc ăn không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe.
Nước ép bưởi và mật ong đều là các nguồn dinh dưỡng quan trọng và có tác động tích cực đến sức khỏe con người. Cách kết hợp nước ép bưởi và mật ong khá đơn giản và linh hoạt. Bạn chỉ cần lấy nước ép bưởi tươi, pha thêm một muỗng mật ong, lắc hoặc khuấy đều để hai thành phần hòa quyện lại với nhau. Sau đó cho thêm đá hoặc thêm một chút nước lọc để làm dịu vị chua, lúc này bạn sẽ có một ly thức uống thơm ngon và bổ dưỡng.
Ảnh minh họa
4 công dụng của nước ép bưởi pha mật ong với sức khỏe
Hỗ trợ tiêu hóa và giảm cân
Mật ong có tác dụng làm dịu niêm mạc đường ruột và kháng vi khuẩn. Từ đó giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn và thúc đẩy quá trình giảm cân, trao đổi chất.
Chống viêm và chống oxy hóa
Cả bưởi và mật ong đều chứa các chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nước ép bưởi giàu polyphenol – một chất chống oxy hóa tự nhiên, trong khi mật ong chứa các kháng viêm hiệu quả. Chúng sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Cung cấp năng lượng
Với hàm lượng lớn glucose và fructose. mật ong là một nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên hiệu quả cho cơ thể. Trong khi đó, nước ép bưởi giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng cường sự tập trung và sự tỉnh táo.
Tăng cường hệ miễn dịch
Cả bưởi và mật ong đều chứa hàm lượng lớn các chất kháng khuẩn và chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Nước ép bưởi và mật ong cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp chống lại tổn thương và bệnh tật hiệu quả hơn.
4 nhóm người không nên uống nước ép bưởi?
Ảnh minh họa
Người đang đói
Bưởi chứa axit rất lớn, nếu ăn khi đói có thể làm hại dạ dày và đặc biệt không tốt cho những người đang giảm cân bằng bưởi. Do đó, bạn nên ăn cơm hay một chút gì đó trước khi ăn bưởi để lót dạ.
Người uống rượu, hút thuốc
Nước ép bưởi có chứa Pyranocoumarin, làm tăng sự chuyển hóa của men ruột và gây tác dụng phụ như tăng độc tính của t.huốc l.á, nicotin và ethanol. Vì vậy, bạn nên tránh ăn bưởi sau khi uống rượu, hút thuốc trong ít nhất 48 giờ.
Người bị tiêu hóa kém
Bưởi có tính lạnh, khiến cho người bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, nếu trong người yếu thì không nên ăn quá nhiều bưởi, chỉ nên sử dụng để hạ nhiệt.
Người đang dùng thuốc
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc dành cho người già. Nếu bạn có lượng mỡ trong m.áu cao, việc dùng nước ép bưởi để uống thuốc giảm béo có thể gây đau cơ và hại cho thận. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng thuốc hạ huyết áp trong thời gian dài thì nên hạn chế ăn bưởi thường xuyên. Việc sử dụng quá nhiều bưởi có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và khiến thuốc không phát huy được tác dụng, gây tổn thương cho cơ thể.
Uống mật ong gừng vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Gừng tươi ngâm mật ong nguyên chất (mật ong gừng) có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên uống mật ong gừng vào thời điểm nào là tốt nhất?
1. Tác dụng của mật ong gừng
BSCKII. Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông Y Quảng Bình cho biết, mật ong ngâm gừng là một phương pháp dân gian rất phổ biến được sử dụng từ lâu đời trong việc hỗ trợ sức khỏe.
Dưới đây là một số tác dụng chính của mật ong ngâm gừng:
– Hỗ trợ tiêu hóa: Gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, khó tiêu. Gừng kết hợp với mật ong có tác dụng làm dịu dạ dày, chống kích thích dây thần kinh phế vị (dây X) và hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn.
– Giảm cảm lạnh và ho: Gừng có tác dụng chống vi khuẩn, giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh như ho, sổ mũi. Mật ong cũng được biết đến với khả năng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng khô và giảm ho.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Cả mật ong và gừng đều chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
– Giảm viêm và đau: Gừng có tác dụng giảm viêm và giảm đau, có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan đến viêm khớp. Mật ong cũng có tác dụng giảm viêm.
– Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Gừng có thể giúp hỗ trợ giảm cholesterol, hỗ trợ giảm huyết áp và ngăn ngừa hình thành cục m.áu đông, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, mật ong ngâm gừng không thể thay thế cho việc điều trị y khoa chuyên ngành. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Mật ong gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
2. Uống mật ong gừng vào thời điểm nào trong này là tốt nhất?
Theo BSCKII. Trần Ngọc Quế, mật ong ngâm gừng có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên, một số thời điểm sau đây có thể mang lại lợi ích tối đa:
– Buổi sáng sớm: Uống mật ong ngâm gừng vào buổi sáng sớm, lúc dạ dày trống có thể giúp kích thích hệ tiêu hóa và cung cấp một phần năng lượng cho cơ thể.
– Trước bữa ăn: Uống mật ong ngâm gừng trước bữa ăn có thể giúp giảm cảm giác đói và ngăn ngừa việc ăn quá nhiều (có tác dụng giảm cân).
– Trước và sau khi tập thể dục: Mật ong ngâm gừng có thể giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trước khi tập thể dục và giúp phục hồi sau khi tập thể dục.
Tuy nhiên, nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe cụ thể nào như bệnh dạ dày… hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khi sử dụng mật ong ngâm gừng.
3. Những ai không nên dùng mật ong gừng?
BSCKII. Trần Ngọc Quế cho biết, mặc dù mật ong gừng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số trường hợp dưới đây nên tránh hoặc hạn chế sử dụng:
– Người bị dị ứng với mật ong hoặc gừng: Nếu bạn biết mình có dị ứng với mật ong hoặc gừng, nên tránh sử dụng mật ong ngâm gừng phòng ngừa phản ứng dị ứng.
– T.rẻ e.m dưới 1 t.uổi hạn chế dùng: Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc ở t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi. Do đó, t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi không nên dùng mật ong.
– Người bị bệnh đái tháo đường : Mật ong là một nguồn cung cấp đường tự nhiên, có thể làm tăng lượng đường trong m.áu. Do đó, người bị bệnh đái tháo đường cũng nên hạn chế sử dụng mật ong.
– Người có bệnh lý dạ dày: Gừng có thể kích thích tiêu hóa và làm tăng sản xuất acid dạ dày. Do đó, người bị bệnh lý dạ dày như loét dạ dày hoặc viêm dạ dày nên thận trọng khi sử dụng gừng.
– Người đang dùng thuốc chống đông m.áu: Gừng có thể tăng cường tác dụng của thuốc chống đông m.áu, dẫn đến nguy cơ c.hảy m.áu. Nếu bạn đang dùng thuốc chống đông m.áu, hãy thảo luận với bác sĩ điều trị trước khi sử dụng gừng.
4. Cách làm mật ong ngâm gừng
Dưới đây là cách làm mật ong ngâm gừng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà:
– Nguyên liệu:
Gừng tươi 200 g
Mật ong 200 ml
– Cách làm:
Rửa sạch gừng, sau đó bào mỏng hoặc cắt thành lát mỏng. Bạn có thể lột vỏ gừng hoặc để nguyên tùy theo sở thích.
Đặt lát gừng vào một lọ sạch, đổ mật ong vào cho đến khi gừng được ngập hoàn toàn.
Đậy kín lọ và để nơi khô ráo, thoáng mát. Sau khoảng 1-2 tuần, có thể lấy ra để sử dụng.
Lưu ý: Khi sử dụng, hãy dùng thìa sạch để lấy mật ong ngâm gừng ra khỏi lọ, tránh để nước hoặc bất kỳ chất lỏng nào khác tiếp xúc với mật ong trong lọ để tránh làm hỏng mật ong.
Không nên sử dụng quá nhiều trong một ngày, chỉ nên dùng khoảng 15 -20 gam mỗi ngày và pha loãng với 300ml nước ấm. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe cụ thể nào, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn trước khi sử dụng.