Uống nước ép củ cải trắng có tác dụng gì?

Củ cải không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe, vậy uống nước ép củ cải trắng có tác dụng gì?

Củ cải là loại thực phẩm phổ biến trên thế giới. Củ cải có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và rất tốt cho sức khỏe. Vậy, uống nước ép củ cải trắng có tác dụng gì?

Thành phần dinh dưỡng của củ cải

Bài viết của Lương y Hoài Vũ trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, củ cải chứa nhiều loại vitamin, như vitamin A, B1, B2… đặc biệt hàm lượng vitamin C trong củ cải cao hơn trong rau quả thông thường nhiều lần.

Trong 100g củ cải có tới 23mg vitamin C, nghĩa là gần 1/3 lượng vitamin C cần thiết đối với người trưởng thành cần trong một ngày (80mg).

Hơn nữa vitamin C trong củ cải được “bảo quản” rất tốt, không dễ bị phá hủy như trong các loại rau củ khác. Trong củ cải còn nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, sắt, các chất đường, các loại men.

Các nghiên cứu tại Mỹ, Nhật và Trung Quốc còn cho thấy, củ cải chứa một số chất tác dụng ức chế ung thư. Trong củ cải chứa một số loại men có khả năng p.hân h.ủy nitrosamine – chất gây ung thư ở một số thức ăn. Củ cải nhiều lignin, là chất có thể khiến năng lực diệt tế bào ung thư, của đại thực bào tăng lên 4 lần.

Củ cải nhiều chất xơ, tác dụng làm tăng nhu động ruột, giúp đại tiện thông suốt, dự phòng ung thư ruột và ung thư đại tràng.

Nước ép củ cải rất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của nước ép củ cải với sức khỏe

Báo Thanh niễn dẫn tờ Times of India về nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng ở Ấn Độ thông tin, vì củ cải chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng, nên ép nó là cách tốt nhất để tận dụng tất cả dinh dưỡng của nó.

Nước ép cho phép hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng thiết yếu này, và người ta có thể hưởng lợi rất nhiều từ các đặc tính chữa bệnh của nó.

Dưới đây là những tác dụng của nước ép củ cải với sức khỏe:

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Củ cải và nước ép của nó chứa các hợp chất hóa học có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong m.áu. Nước ép củ cải giúp tăng cường sản xuất adiponectin tự nhiên của cơ thể. Mức độ cao hơn của hormone này có thể giúp bảo vệ chống lại sự đề kháng insulin.

Giúp chống lại sự phát triển của nấm

Nước ép củ cải chứa các enzym như diastase, amylase, myrosinase và esterase có thể t.iêu d.iệt bất kỳ loại nấm nào phát triển quá mức trong cơ thể. Nó cũng có hiệu quả cao trong việc loại bỏ độc tố, ký sinh trùng và vi-rút có hại ra khỏi cơ thể.

Tăng cường chức năng gan

Nước ép củ cải chứa các hợp chất giúp gan giải độc và chữa lành các tổn thương. Những hợp chất tương tự cũng giúp thận thải độc tố ra ngoài. Nó cũng giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa và rối loạn tiết niệu.

Góp phần cải thiện tim mạch

Củ cải rất giàu chất chống ô xy hóa và khoáng chất như canxi và kali. Những chất dinh dưỡng này giúp giảm huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Củ cải cũng là một nguồn cung cấp nitrat tự nhiên giúp cải thiện lưu lượng m.áu.

Cách làm nước ép củ cải

Cách làm nước ép củ cải rất đơn giản. Bạn rửa sạch củ cải rồi cắt nhỏ. Cho củ cải vảo máy ép trái cây và ép như bình thường. Đổ nước ép củ cải qua rây lọc để loại bỏ bã củ cải. Bạn có thể uống mát tùy theo sở thích. Có thể thêm một chút muối biển cho vừa rồi dùng.

Tại sao mùa đông nên thường xuyên ăn củ cải?

Củ cải là loại rau củ được nhiều người yêu thích, mùa đông thường xuyên ăn củ cải sẽ mang lại vô số lợi ích cho cơ thể của chúng ta.

“Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng” là câu nói phổ biến được lan truyền ở Trung Quốc, thể hiện lợi ích của việc ăn củ cải vào mùa đông và ăn gừng vào mùa hè. Vậy tại sao mùa đông nên ăn củ cải?

Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng. (Nguồn: Epochtimes)

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gam củ cải chứa khoảng 3,4 gam carbohydrate, 1,6g chất xơ, 0,68g protein, cũng như các vitamin C, A, K, canxi và phốt pho mà cơ thể cần.

Củ cải là loại củ ít calo, nhiều chất xơ nên có thể tạo cảm giác no và giúp kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, nó còn có 3 lợi ích cho sức khỏe dưới đây.

Chống viêm và kháng khuẩn

Đầu tiên, củ cải có đặc tính chống viêm. Nhiều bệnh như viêm khớp, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp…đều liên quan đến tình trạng viêm mãn tính. Củ cải thuộc họ cải, các nghiên cứu phát hiện ra rằng chiết xuất từ họ cải và các thành phần tinh khiết của chúng có đặc tính chống viêm.

Chất chuyển hóa thứ cấp có giá trị chữa bệnh trong củ cải gồm glucosinolates, isothiocyanates và polyphenol. Nghiên cứu phát hiện ra rằng isothiocyanates tác dụng kháng khuẩn lên tới 87% đối với vi khuẩn kháng kháng sinh.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, củ cải tính lạnh, có thể thanh nhiệt, giải độc, điều này thực ra có ý nghĩa tương tự như tác dụng chống viêm của Tây y, nên Đông y và Tây y đều có cách hiểu giống nhau về điểm này.

Hỗ trợ phòng chống ung thư và chống oxy hóa

Củ cải còn có tác dụng phòng chống ung thư. Chất isothiocyanate trong củ cải giúp ức chế sự phát triển của khối u, đồng thời ngăn chặn sự xuất hiện của các khối u.

Ngoài ra, lượng lớn vitamin C trong củ cải có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư. Củ cải rất giàu flavonoid, đặc biệt là anthocyanin, cũng là chất chống oxy hóa có tác dụng chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy, anthocyanin có thể đảo ngược tình trạng kháng thuốc của tế bào ung thư và có hoạt tính chống khối u.

Kiểm soát lượng đường trong m.áu

Củ cải cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng củ cải có thể tăng cường cơ chế bảo vệ chống oxy hóa, giảm tress oxy hóa, cân bằng lượng đường trong m.áu do hormone gây ra, đồng thời giảm sự hấp thụ glucose trong ruột nên có tác dụng chống tiểu đường.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra các hợp chất hoạt tính sinh học trong các bộ phận khác nhau của củ cải như lá, chồi, thân và rễ, tác dụng liên quan đến các bệnh như ung thư, viêm, tổn thương gan.

Củ cải rất giàu vitamin A, đây cũng là chất tốt cho thị lực của chúng ta. Vitamin K trong củ cải đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông m.áu. Đồng thời, củ cải còn rất giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, củ cải giúp điều hòa khí, làm dịu gan và thúc đẩy tiêu hóa, điều này rất phù hợp với kết quả nghiên cứu của y học hiện đại.

Củ cải tính lạnh, mùa đông rất lạnh, tại sao lại nói nên ăn củ cải vào mùa đông?

Mùa đông lạnh nên con người có xu hướng giữ nhiệt trong cơ thể để giữ ấm, đồng thời cũng ăn nhiều đồ ăn tính nóng, các thực phẩm có tính nóng sẽ khiến cơ thể bị nóng quá mức. Vì vậy, lúc này, nếu kết hợp ăn củ cải sẽ giúp cơ thể được cân bằng khí huyết, tốt cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *