Uống nước rau má có tác dụng gì với sức khỏe?

Nước rau má là thức uống quen thuộc được nhiều người yêu thích, vậy uống nước rau má có tác dụng gì với sức khỏe?

Rau má là loại rau phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người vẫn thường ép nước rau má để uống. Vậy, uống nước rau má có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước rau má có tác dụng gì với sức khỏe?

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nếu sử dụng đúng cách, rau má có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của rau máu:

– Cải thiện trí nhớ: Rau má chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ thần kinh và não bộ. Tiêu thụ rau má đúng cách, các dưỡng chất trong rau má sẽ giúp cung cấp m.áu cho não bộ, giúp cải thiện và phục hồi trí nhớ rất hiệu quả.

– Cải thiện lưu lượng m.áu, rất tối với hệ thần kinh, góp phần phòng tránh và xử trí một số vấn đề về thần kinh như bệnh động kinh, đột quỵ. Sử dụng rau má đúng cách còn có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

– Tăng cường hệ thống miễn dịch: Rau má có đặc tính kháng sinh giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng tránh tình trạng huyết áp cao, n.hiễm t.rùng đường tiết niệu, góp phần loại bỏ độc tố. Đối với trẻ nhỏ, rau má còn có tác dụng giảm sốt và điều trị tiêu chảy.

– Làm đẹp da: Rau má còn được rất nhiều chị em ưa chuộng vì có công dụng làm đẹp da rất hiệu quả. Rau má có chứa saponin với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, giúp vết thương nhanh lành. Chính vì thế, nhiều chị em đã sử dụng rau má để cải thiện những vùng da bị tổn thương do mụn.

Bên cạnh đó, các axit amin, axit béo và chất phytochemical,… trong rau má còn có tác dụng dưỡng da rất hiệu quả. Nếu sử dụng đúng cách, rau má có thể giúp làn da của bạn thêm săn chắc, chống lão hóa.

Uống nước rau má đúng cách rất tốt cho sức khỏe

– Ngăn ngừa rụng tóc: Những dưỡng chất trong rau má giúp bảo vệ da đầu, giúp tóc chắc khỏe và phát triển nhanh hơn, ngăn ngừa gãy rụng.

– Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Rau má được ví như một phương thuốc tự nhiên và an toàn, giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng hơn. Từ đó, giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi hiệu quả để tái tạo năng lượng và nâng cao sức khỏe.

Những điều cần lưu ý khi uống nước rau má

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời Bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm cho biết, không nên sử dụng quá nhiều nước rau má. Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm thì dùng cái gì quá nhiều cũng không tốt, kể cả thức ăn thường ngày. Dùng quá nhiều rau má và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào m.áu, tế bào gan, tế bào thận. Chính vì vậy khi sử dụng nó người dân cũng cần lưu ý như khi dùng thuốc.

Một ngày mỗi người bình thường có thể dùng một cốc rau má, tương đương với khoảng 40g rau má, nhưng cũng không nên uống quá một tháng. Nếu muốn dùng đợt sau thì phải nghỉ tối thiểu là nửa tháng rồi mới dùng tiếp.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn uống nước rau má có tác dụng gì với sức khỏe. Hãy sử dụng nước rau má đúng cách nhé.

Cách uống nước rau má giải nhiệt, làm trắng da, trị mụn

Rau má là loại rau dễ tìm, có tính hàn, thường được dùng để giải nhiệt.

Theo Đông y, rau má có tính hàn, cay, đắng có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Loại rau này thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy… đặc biệt là trong mùa hè.

Trong những ngày nóng bức, bạn có thể tận dụng loại rau rẻ t.iền này để giải nhệt cơ thể, giúp làn da mịn màng hơn.

Một số bài thuốc từ rau má

Chữa mụn nhọt: Chuẩn bị 60g rau má 60g, 60g lá gấc. Hai loại rau rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ bị nổi nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.

Viêm họng và viêm amidan: Lấy 60g rau má rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi hòa cùng nước ấm và uống từ từ. Ngoài ra, có thể dùng nước rau má tươi hòa cùng giấm để ngậm và nuốt từ từ.

Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: Lấy khoảng 30-100g rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước để uống hàng ngày.

Ảnh minh họa

Đau bụng, đau lưng khi đến ngày hành kinh: Lấy toàn bộ cây rau má, tốt nhất là khi cây có hoa, có quả. Đem cây rau má đem rửa sạch, phơi khôvà tán thành bột. Mỗi lần dùng 30g hòa với nước và uống vào buổi sáng.

Hạ sốt: 30g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước. Thêm nước sôi để nguội và hoà 10g bột sắn dây, thêm đường rồi uống.

Tác dụng phụ khi dùng rau má sai cách

Rau má có tính hàn do đó có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má sống không được chế biến sạch cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.

Phụ nữ dùng rau má lâu ngày có thể bị giảm khả năng sinh sản. Phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại rau này vì có thể làm sảy thai.

Một tác dụng phụ của rau má mà nhiều người không biết đó là nó có khả năng làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong m.áu. Ngoài ra, nó còn có khả năng làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa tiểu đường, giảm cholesterol. Do đó, những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đườngnên tránh sử dụng loại rau này thường xuyên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *