Uống rượu bia có thể mắc viêm tụy cấp gây t.ử v.ong nhanh chóng

Các triệu chứng điển hình của viêm tụy cấp là sau khi uống bia rượu, từ 1 đến 3 ngày thì người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội kèm theo nôn ói, ăn uống không được…

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây viêm tụy là do sỏi đường mật hoặc do uống bượu bia. Đặc biệt, lạm dụng rượu bia được xác định là nguyên nhân của 70% trường hợp viêm tụy mạn tính.

Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm dùng thuốc, n.hiễm t.rùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa hoặc không rõ nguyên nhân.

Suy gan, xơ gan do rượu là điều mà mọi người thường hay nhắc đến, nhưng viêm tụy cấp do rượu gây t.ử v.ong nhanh chóng nếu diễn tiến nặng. Cách dự phòng duy nhất là hạn chế sử dụng rượu bia quá mức.

Những người thường xuyên tiếp xúc với rượu, bia hoặc có t.iền sử viêm tụy trước đây cần trang bị kiến thức cho bản thân và gia đình về bệnh lý này. Khi có dấu hiệu như đau bụng dữ dội, bí trung đại tiện, nôn ói, chướng bụng sau bữa ăn thịnh soạn hoặc uống rượu bia kéo dài, cần nghĩ đến trước tiên khả năng xảy ra viêm tụy cấp để đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Biểu hiện viêm tụy cấp sau uống rượu bia

Tụy là một cơ quan trong ổ bụng, có chức năng tiết ra dịch tụy hay còn gọi là dịch tiêu hóa giúp cho việc tiêu hóa thức ăn. Chức năng thứ hai là tiết ra một số hormone, quan trọng nhất trong đó là tiết ra insulin, nếu không có đủ insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng điển hình của viêm tụy cấp là sau khi uống bia rượu, từ 1 đến 3 ngày thì người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội kèm theo nôn ói, ăn uống không được. Có một số trường hợp người bệnh chỉ bị đau nhẹ nên bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm là bị viêm dạ dày.

Uống rượu bia nhiều có thể gây viêm tụy cấp.

Bệnh viêm tụy cấp thường gặp ở những người uống rượu thường xuyên. Có hai nguyên nhân thường gặp nhất gây ra viêm tụy là rượu bia và sỏi mật.

Mức độ nặng của viêm tụy cấp có thể làm suy đa cơ quan như suy hô hấp, suy thận, suy gan, nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến t.ử v.ong. Do đó, người bệnh và gia đình không được chủ quan khi bị viêm tụy cấp.

Khi bệnh nhân có các triệu chứng viêm tụy cấp kể trên thì tất cả người bệnh đều phải nhập viện để điều trị, không nên điều trị ngoại trú hay tại các phòng khám.

Cách điều trị viêm tụy cấp là cho người bệnh nhịn ăn uống, truyền dịch để đảm bảo cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng, sau đó mới cho người bệnh ăn lại từ từ.

Những phương pháp điều trị viêm tụy cấp do bia rượu

Người bệnh cần kiên trì khi tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Nhịn ăn trong vài ngày để giúp cho tuyến tụy có thời gian phục hồi, sau đó có thể bắt đầu uống chất lỏng trong suốt, ăn thức ăn thanh đạm và uống nhiều nước.

Nếu những dấu hiệu như đau bụng, chướng bụng, táo bón suy giảm thì bệnh nhân có thể ăn uống như bình thường, ngược lại nếu chúng vẫn tiến triển thì bệnh nhân sẽ được sử dụng dung dịch dinh dưỡng tĩnh mạch giúp cho các chức năng của cơ thể hồi phục.

Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm các cơn đau bụng dữ dội, tránh nguy cơ bị tràn dịch ổ bụng. Người bệnh và người nhà cần áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học.

Hình ảnh viêm tụy cấp.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học như:

Từ bỏ thói quen nghiện rượu bia, không hút t.huốc l.á.

Uống nhiều nước hoặc oresol để bổ sung dinh dưỡng và cung cấp nước, hoặc dùng nước cháo loãng, nước canh hay nước hầm.

Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, ít chất béo, ăn nhiều các loại trái cây và rau quả, ngũ cốc.

Nên hạn chế những thực phẩm khó tiêu và gây buồn nôn như các đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ hoặc những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa động vật như: Bơ, phô mai, sữa, rau củ sống…trong vài ngày để giảm sức ép lên những cơ quan khác.

Lời khuyên thầy thuốc

Các phương pháp phòng tránh bệnh viêm tụy hiệu quả chủ yếu tập trung vào chế độ ăn uống và rèn luyện về tinh thần cũng như thể chất. Vì vậy muốn phòng bệnh viêm tụy, mọi người nên:

– Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích

– Hạn chế chất béo trong chế độ ăn

– Tuân thủ chế độ ăn giàu carbohydrat. Carbohydrat cung cấp năng lượng giúp chống mệt mỏi. Chúng có trong các thực phẩm làm từ tinh bột hoặc đường. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, ngũ cốc, protein nạc và giới hạn chất béo.

– Uống nhiều nước. Nếu bị viêm tụy mạn, phải đảm bảo uống đủ dịch để không bị mất nước. Mất nước có thể gây đau và kích thích tụy.

– Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số phương pháp bổ sung có thể giúp bệnh nhân viêm tụy đỡ đau đớn, mệt mỏi hơn như thiền, yoga, tập các bài tập thư giãn hoặc bổ sung thêm vitamin trong chế độ ăn nếu được chỉ định.

– Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm những dấu hiệu viêm tụy, điều trị kịp thời hiệu quả.

Tầm quan trọng của tiêm vaccine bạch hầu

Bệnh bạch hầu rất nguy hiểm. Người bệnh và người lành mang vi khuẩn vừa là ổ chứa đồng thời cũng là nguồn lây truyền bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm vaccine.

Bệnh bạch hầu ảnh hưởng đến các cơ quan nào trong cơ thể?

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn. Khi mắc bạch hầu, các loại độc tố tiết ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể đó là liệt cơ, viêm cơ tim, suy gan, suy thận và dẫn đến t.ử v.ong rất nhanh.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu.

Ngoài hệ hô hấp, vi khuẩn bạch hầu còn có thể gây tấn công vào da gây n.hiễm t.rùng da với các biểu hiện như mụn nước có mủ ở chân và tay, vùng da xung quanh mụn nước xuất hiện vết loét lớn có thể có giả mạc gây đau đớn cho người bệnh…

Tầm quan trọng của việc tiêm ngừa vaccine bạch hầu

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm ngừa vaccine bạch hầu đúng lịch và đúng liều lượng cho trẻ ngay từ những tháng đầu đời và tiêm đầy đủ những mũi nhắc lại để tạo miễn dịch hoàn thiện nhất. Việc phải tiêm mũi nhắc lại vì các vaccine chỉ tạo được miễn dịch để bảo vệ cơ thể trong một giai đoạn nhất định.

Những lợi ích tiêm và tiêm mũi nhắc lại vaccine bạch hầu:

Giảm tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong do vi khuẩn bạch hầu cho trẻ.Giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh (từ 0 đến 3 tháng t.uổi) chưa được chủng ngừa đầy đủ trong cùng một gia đình.Tạo miễn dịch cộng đồng giúp phòng tránh dịch bệnh lây lan rộng rãi.Giảm các chi phí phát sinh khi mắc bệnh.

Ai cần tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu

T.rẻ e.m

Trẻ từ 4 – 7 t.uổi và từ 9 – 15 t.uổi. Nhóm t.uổi này, đề kháng miễn dịch với vi khuẩn bạch hầu của trẻ đã suy giảm đáng kể. Hơn nữa, t.uổi này lại sống và học tập trong môi trường đông đúc, gặp gỡ giao lưu, các hoạt động vui chơi, giải trí cũng nhiều hơn…

Người lớn

Người cao t.uổi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể cũng suy yếu, như thế miễn dịch từ việc tiêm ngừa vaccine bạch hầu trước đó cũng mất dần. Tiêm vaccine bạch hầu cho người lớn được thực hiện với 1 mũi tổng hợp theo chu kỳ 10 năm, bắt đầu từ mũi tiêm chủng cuối cùng trong độ t.uổi 14-16 t.uổi.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm ngừa vaccine bạch hầu đúng lịch và đúng liều lượng cho trẻ ngay từ những tháng đầu đời và tiêm đầy đủ những mũi nhắc lại để tạo miễn dịch hoàn thiện nhất. Ảnh minh họa

Phụ nữ chuẩn bị mang thai bà bầu rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công nên tốt nhất là chị em nên tiêm nhắc lại để phòng ngừa tuyệt đối, giảm thiểu các rủi ro đến sức khỏe trong suốt thai kỳ.

Người chưa được tiêm phòng bạch hầu hoặc không nhớ lần cuối cùng tiêm khi nào thì tiêm ngay 2 mũi cách nhau 30 ngày, sau đó tiêm nhắc lại với mũi thứ 3 sau 6 – 9 tháng sau mũi thứ 2.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *