Uống một ly sữa nghệ kết hợp với gừng và quế mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy lùi được hàng loạt những vấn đề về sức khỏe như tim mạch, viêm khớp, chức năng não, tiểu đường, ung thư,…
Sữa nghệ hay còn gọi là “sữa vàng”, là thức uống bắt nguồn từ Ấn Độ và đã trở nên phổ biến ở các nền văn hóa phương Tây. Theo truyền thống, loại đồ uống có màu vàng tươi óng ánh này được pha chế bằng cách hâm nóng sữa bò hoặc sữa thực vật với bột nghệ rồi thêm vào các loại gia vị khác, thường là quế và gừng.
Sữa nghệ được khuyên dùng vì nhiều lợi ích cho sức khỏe và có thể xem như một phương thuốc thay thế để tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.
1. Chống oxy hóa mạnh mẽ
Nghệ có chứa curcumin – một hoạt chất có đặc tính chống oxy hóa rất tốt, được sử dụng trong hệ thống y học Hindu truyền thống của người Ấn Độ trong nhiều thế kỷ.
Chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn các tế bào không bị tổn thương và bảo vệ cơ thể khỏi mất cân bằng oxy hóa. Mất cân bằng oxy hóa được xem là có liên quan đến nguyên nhân của nhiều bệnh lý ở người như xơ vữa động mạch, ung thư, tiểu đường, tổn thương gan, thấp khớp, đục thủy tinh thể, rối loạn thần kinh trung ương, thần kinh vận động, Parkinson,…
2. Hỗ trợ giảm viêm và đau khớp
Các thành phần có trong sữa nghệ gồm gừng, quế và nghệ có đặc tính chống viêm mạnh, tương đương với tác dụng của một số loại dược phẩm mà lại không đi kèm các tác dụng phụ.
3. Tăng cường trí nhớ và chức năng não
Lại một lần nữa chất curcumin trong nghệ bộc lộ tác dụng “thần thánh” của nó. Curcumin kích thích sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và chống lại các quá trình lão hóa của não. Nhờ vậy, nó có thể giúp cải thiện trí nhớ và hạn chế suy giảm chức năng não do bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ) và bệnh Parkinson (liệt rung) gây ra.
Ngoài ra, gừng và quế cũng góp phần giúp cải thiện phản xạ và trí nhớ, cũng như chống lại sự mất chức năng não liên quan đến t.uổi tác.
4. Cải thiện tâm trạng
Trong cơ thể của chúng ta tồn tại một loại protein “vui vẻ” có tên là BDNF. Nếu lượng BDNF bị hạ xuống mức thấp thì sẽ hình thành nên cảm giác lo lắng và bệnh trầm cảm.
Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng làm tăng lượng BDNF đáng kể, giúp cải thiện rõ rệt tâm trạng buồn rầu và lo âu.
5. Phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
Theo các nghiên cứu, các thành phần chính trong “sữa vàng” đều có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, hai đặc tính chống viêm và oxy hóa kể trên của nghệ cũng giúp phòng ngừa nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe hệ tim mạch nói chung.
6. Giảm đường huyết
Thêm quế và gừng vào công thức “sữa vàng” có thể giúp giảm lượng đường trong m.áu. Bạn chỉ cần bổ sung 1-6g quế mỗi ngày là có thể làm giảm mức đường huyết lúc đói lên tới 29%. Bên cạnh đó, một lượng nhỏ gừng hàng ngày cũng có thể giảm chỉ số HbA1c tới 10%. Theo hầu hết các bác sĩ, chỉ số HbA1c là cách tốt nhất để xem xét một người kiểm soát tình trạng bệnh của mình như thế nào.
Một số công thức pha sữa nghệ có cho thêm mật ong hoặc siro lá phong để tăng vị ngọt. Hãy loại bỏ các nguyên liệu này ra nếu bạn muốn dùng sữa nghệ để kiểm soát đường huyết.
7. Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Ung thư là bệnh do tế bào tăng trưởng bất thường và rất khó chữa. Ngoài các phương pháp điều trị thông thường, việc tìm các biện pháp phòng chống ung thư cũng rất quan trọng. Một vài nghiên cứu cho thấy nguyên liệu trong sữa nghệ như gừng và quế có thể mang lại lợi ích trong vấn đề này như giảm sự phát triển và t.iêu d.iệt các tế bào ung thư, hạn chế khả năng lây lan của khối u…
8. Tăng cường hệ miễn dịch
Ở Ấn Độ, “sữa vàng” thường mệnh danh là phương thuốc chống cảm lạnh hiệu quả tại nhà nhờ đặc tính tăng cường hệ miễn dịch. Các nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy chất curcumin trong nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm, giúp ngăn ngừa và chống n.hiễm t.rùng. Chiết xuất từ gừng có thể chống lại virus hợp bào hô hấp – một nguyên nhân phổ biến gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp trong mùa đông.
9. Tốt cho hệ tiêu hóa
Bổ sung gừng vào ly sữa nghệ có thể đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa trong dạ dày của những người mắc chứng khó tiêu. Hơn nữa, nghệ cũng có thể cải thiện quá trình tiêu hóa chất béo bằng cách tăng lượng mật của bạn lên tới 62%. Đối với những người bị viêm loét đại tràng, nghệ có thể ngăn chặn các cơn bùng phát gây nhiều khó chịu, phiền toái.
Theo Healthline/Helino
Cách ăn mì tôm để không gây hại sức khỏe
Mì tôm là một món ăn rất phổ biến và vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, thường xuyên ăn mì tôm có thể gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.
Mỗi người chỉ nên ăn mì tôm 1-2 lần/tuần để tránh gây hại cho sức khỏe
Gây bệnh tim mạch, tiểu đường. Ăn quá nhiều mỳ tôm vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và dễ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…
Tăng quá trình lão hóa. Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ôxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ôxy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ôxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Đau dạ dày. Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày, gây rối loạn chức năng dạ dày.
Hại thận. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí ăn nhiều có thể gây sỏi thận.
Tăng cân không kiểm soát. Mì ăn liền đã chiên qua dầu nên không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Khi ăn mì, bạn sẽ phải ăn thêm những thứ khác bổ sung. Do đó, cơ thể sẽ nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo khiến bạn tăng nguy cơ béo phì, tăng cân không kiểm soát được.
Thiếu hụt dinh dưỡng. Theo những nghiên cứu, thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt. Chúng không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, ăn mì trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
Nguy cơ ung thư. Những chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… khi tích trữ quá lâu sẽ từ từ biến chất. Khi ăn, chúng tích tụ lâu trong cơ thể, để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.
Ăn mì đúng cách. Nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác. Bạn nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ dễ gây béo, tim mạch… Thêm rau xanh để giảm lượng chất béo thừa. Khi ăn mì tôm, bạn nên bổ sung chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…
Theo anninhthudo