Tự ý mua và sử dụng các loại thuốc đông y với những thành phần không rõ ràng một cách tùy tiện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình, thậm chí có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Thời gian gần đây, một số bệnh viện ở TP HCM liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, hơn nữa là không thể cứu chữa, sau khi đã sử dụng một số loại thuốc đông y có chứa chất cấm phenformin…
Thuốc đông y giả hậu quả khôn lường
Ngày 16-10, bà Đ.T.S (67 t.uổi, ngụ quận 12, TP HCM) được đưa vào BV Thống Nhất trong tình trạng đau bụng, huyết áp tụt, lượng đường huyết rất cao, vượt cả ngưỡng đo của máy, suy hô hấp rất nặng. Bệnh nhân được xác định nhiễm toan lactic (nồng độ axitlactic vượt mức bình thường) do chất cấm phenformin và được lọc m.áu liên tục. Tuy nhiên, do diễn tiến bệnh ngày càng nặng nên gia đình đã xin đưa về nhà vào chiều 20-10.
Theo thông tin từ gia đình bệnh nhân, bà Đ.T.S có t.iền sử bệnh tiểu đường 10 năm nay. Thời gian gần đây, nghe lời người quen giới thiệu, bà chuyển sang uống hai loại thuốc có nhãn mác in chữ Trung Quốc để trị bệnh và xảy ra tình trạng trên.
Một trường hợp khác là bệnh nhân V.T.B.L (60 t.uổi, ngụ quận Tân Bình, TP HCM) phát hiện bị đái tháo đường từ tháng 10-2018. Tuy nhiên, bệnh nhân lại không đi khám để được điều trị thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ mà nghe theo lời truyền miệng sử dụng “ Tiểu đường hoàn”. Qua thời gian sử dụng “thuốc” này, bệnh nhân nhập viện BV Thống Nhất ngày 17-10 trong tình trạng đau lưng, tăng huyết áp và đái tháo đường.
Từ các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân bị nhiễm toan lactic rất nặng, nguy cơ t.ử v.ong cao bởi có những thời điểm bệnh nhân sắp rơi vào trạng thái hôn mê. Tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, các bác sĩ đã điều trị hoàn toàn bằng nội khoa, ổn định đường huyết. Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đã may mắn dần ổn định.
Theo lời kể của bệnh nhân, do thấy trên mạng internet quảng cáo loại thuốc “Tiểu đường hoàn” do Công ty Difoco (có địa chỉ đăng ký ở số 276/17/2 Mã Lò, khu phố 6, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) sản xuất (loại thuốc này đã bị Bộ Y tế ra quyết định yêu cầu ngưng sản xuất, lưu hành trên thị trường). Sau khi bệnh nhân uống liên tục ba tháng thì xảy ra tình trạng trên.
BS.CK2 Hoàng Ngọc Ánh thông tin về các ca bệnh.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hoàng Ngọc Ánh, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, từ đầu năm đến nay, BV Thống Nhất đã tiếp nhận 5 trường hợp bị toan chuyển hóa rất nặng, nguy kịch sau khi uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc chứa chất cấm phenformin.
Hoạt chất phenformin được phát hiện vào năm 1950 và bước đầu ghi nhận sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, đến năm 1963, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những ca bị biến chứng do chuyển hóa toan lactic nặng sau khi uống hoạt chất này. Đến thập niên 1980, chất phenformin bị cấm sử dụng trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, thuốc trôi nổi chứa chất cấm này vẫn xuất hiện với nhiều dạng trình bày khác nhau: dạng viên thuốc gia truyền, thuốc tễ, tiểu đường hoàn, viên tiểu đường…
Khi sử dụng thuốc chứa chất cấm phenformin, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, yếu cơ. Sau đó, mức độ nặng tăng dần với những triệu chứng thở nhanh, tim đ.ập nhanh, tụt huyết áp, rối loạn tri giác và suy hô hấp, có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Không chỉ một số bệnh nhân trên, gần đây tại một số BV khác ở TP HCM cũng phát hiện những trường hợp tương tự. Cụ thể, tại BV Nhân dân 115, vào đầu tháng 9 vừa qua, ông N.N.Đ (47 t.uổi, ngụ quận 12) nhập viện trong tình trạng hôn mê.
BS Võ Tuấn Khoa, Khoa Nội tiết BV Nhân dân 115, cho biết bệnh nhân N.N.Đ bị viêm xoang mạn tính, không có t.iền sử bị đái tháo đường. Một tuần trước khi nhập viện, ông Đ. đọc thông tin và đặt mua một lọ thuốc trị viêm xoang không rõ nguồn gốc trên mạng về uống. Những ngày tiếp theo, ông Đ. vẫn ăn uống và đi làm bình thường. Nhưng sau đó, ông Đ. lên cơn co giật, sùi bọt mép và mất ý thức.
Bệnh nhân được đưa vào BV địa phương thử đường huyết, ở mức rất thấp và được chuyển viện lên BV Nhân dân 115. Tại BV Nhân dân 115, bác sĩ khám bệnh và chẩn đoán bệnh nhân bị hạ đường huyết nặng nghi do dùng thuốc không rõ nguồn gốc (có thể chứa các chất gây hạ đường huyết). Bệnh nhân được điều trị tích cực. Sau ba ngày điều trị, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng và có thể xuất viện.
“Đây là trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng ở người khỏe mạnh mà nguyên nhân liên quan đến việc uống các thuốc không rõ nguồn gốc”, BS Võ Tuấn Khoa đ.ánh giá.
Trước đó, BV Đại học Y dược TP HCM cũng điều trị kịp thời cho bệnh nhân Đ.T.M (65 t.uổi, ngụ quận Thủ Đức) với những biểu hiện tương tự. Bà M. vốn được theo dõi và điều trị bệnh đái tháo đường tại BV. Tuy nhiên sau đó, nghe theo lời người quen mách bảo về loại thuốc gia truyền giúp trị bệnh tiểu đường cấp tốc, bà M. đã ngưng theo dõi bệnh tại BV mà chuyển sang dùng loại thuốc theo truyền miệng không rõ nguồn gốc này.
Sau một thời gian dùng thuốc dân gian, bà M. thường xuyên bị mệt mỏi, ăn uống kém, sức khỏe ngày càng suy giảm dần. Bệnh nhân vào cấp cứu tại BV Đại học Y dược TP HCM trong tình trạng nguy kịch: suy hô hấp, tụt huyết áp, toan m.áu nặng, chỉ số axít lactic trong m.áu tăng rất cao.
Thuốc bà M. sử dụng được người nhà mang vào cho bác sĩ xem có dạng viên vo tròn với nhiều màu sắc. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và phối hợp liên chuyên khoa khẩn để cấp cứu, hồi sức tích cực, lọc m.áu để loại bỏ bớt axit lactic ra khỏi cơ thể, giành lại sự sống cho bệnh nhân. Sau hơn 10 ngày điều trị và chăm sóc tích cực tại BV, bệnh nhân dần hồi phục và được xuất viện…
Thống kê của BV Đại học Y dược, từ khoảng cuối năm 2018 đến tháng 4-2019, BV đã điều trị cấp cứu hơn 10 trường hợp nhiễm axit lactic do sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường không rõ nguồn gốc, có chứa phenformin.
Không chỉ TP HCM, nhiều địa phương phía Nam cũng phát hiện những bệnh nhân có những biểu hiện nguy kịch do sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc này.
Nữ bệnh nhân V.T.B.L qua cơn nguy kịch sau thời gian điều trị tích cực.
Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc một cách tùy tiện
Tìm hiểu trên mạng internet, mọi người có thể dễ dàng thấy được các “status” quảng cáo các sản phẩm “Đông y gia truyền” với những lời giới thiệu như “đúng rồi” kiểu như “Hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên”, “Không tác dụng phụ, an toàn tuyệt đối cho người dùng”, “Điều trị dứt điểm”… Tất cả những lời “có cánh” như vậy dễ tạo tâm lý yên tâm cho người sử dụng. Thế nhưng, thực tế tác dụng cũng như mức độ an toàn của các loại “đông dược” này thì chẳng ai dám khẳng định.
Đáng nói, người mua thuốc chỉ cần ngồi một chỗ lên mạng online xem và đặt mua thuốc, nên dĩ nhiên cũng được… khám bệnh, chẩn đoán, bốc thuốc online hầu như tất cả các bệnh nặng nhẹ khác nhau – từ xương khớp, dạ dày, sỏi thận, viên gan B, giảm cân, thậm chí là ung thư… và sau đó được giao thuốc tận nhà như các loại sản phẩm tiêu dùng bình thường khác. Việc này rõ ràng cho thấy tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Theo BS Võ Tuấn Khoa, thuốc được chia làm hai loại: Thuốc kê đơn là thuốc do chính bác sĩ có chứng chỉ hành nghề kê và sau đó người bệnh đến nhà thuốc hay cơ sở y tế mua theo đúng đơn này; và thuốc không kê đơn (gọi là OTC viết tắt từ chữ Over-the-counter) có thể mua tại siêu thị, cửa hàng tiện dụng hay nhà thuốc… Các thuốc này thường chứa các chất bao gồm vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng bổ sung, thảo dược, thuốc nhuận trường, thuốc cảm cúm và thuốc giảm dịch vị ở dạ dày.
Tất cả các loại thuốc đều có lợi ích và rủi ro cho người sử dụng. Lợi ích có thể bao gồm chữa lành bệnh, giảm đau… Rủi ro là những triệu chứng hay cảm giác không mong muốn có thể xảy ra cho người bệnh còn gọi là tác dụng phụ. Tác dụng phụ này có thể ở mức độ nhẹ như chán ăn, khô miệng… và nặng như suy gan cấp, suy thận cấp, thậm chí t.ử v.ong.
Riêng với bệnh đái tháo đường, không thể phủ nhận tác dụng của các loại thảo mộc dân gian nếu sử dụng đúng cách trong việc ổn định đường huyết cho người bệnh. Tuy nhiên hiện nay tồn tại một bộ phận người bệnh tự ý sử dụng tràn lan các loại đông dược không rõ nguồn gốc để điều trị, khiến tình trạng bệnh không được cải thiện mà còn nặng hơn như những trường hợp kể trên.
Lọ thuốc không rõ nguồn gốc được bệnh nhân mua trên mạng.
Theo BS CK2 Hoàng Ngọc Ánh, nguyên nhân chất phenformin vẫn xuất hiện trong thuốc đông y là do một số người mua về trộn vào thuốc cao (dạng viên). Và gần đây việc sử dụng phenformin để sản xuất thuốc điều trị đái tháo đường ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát.
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính ngày một gia tăng, gây ra nhiều biến chứng. Loại bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa được biến chứng nếu người bệnh tuân thủ điều trị đúng cách, theo dõi định kỳ.
Người bệnh tuyệt đối không nên nghe theo lời khuyên của những người không có chuyên môn, hay tin những quảng cáo trên internet, sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, bỏ điều trị, làm các biến chứng ngày càng nặng nề và có thể nhiễm axit lactic nguy hiểm c.hết người.
Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc một cách tùy tiện vì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ để có khuyến cáo phù hợp. Đặc biệt, khi mua thuốc trực tuyến, cần tra cứu website của thuốc đó.
Nếu cần phải gọi số điện thoại trên web để xác nhận, yêu cầu gửi thông tin cung cấp giấy tờ đăng ký thuốc, giấy chứng nhận của Bộ Y tế về chất lượng thuốc và lưu hành thuốc. Nếu bên bán từ chối hoặc trả lời qua loa thì không nên mua.
Người bệnh muốn sử dụng thuốc đông y, nên được thầy thuốc chuyên khoa y học dân tộc khám và chỉ định, sử dụng thuốc có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng thuốc đảm bảo.
Ánh Xuân
Theo CAND
Quản lý chất lượng nguồn dược liệu và thuốc đông y
Những năm qua, mặc dù các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng nguồn dược liệu và thuốc đông y, tuy nhiên theo phản ánh của bạn đọc, hiện trên thị trường vẫn xuất hiện nhiều loại dược liệu không rõ tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm nghiệm, kém chất lượng…
ây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc đông y, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người tiêu dùng.
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội phối hợp các cơ quan chức năng thu giữ hơn bảy tấn nguyên liệu thuốc bắc không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Ảnh: Linh Chi
Tại phố Lãn Ông (Hà Nội), khi ngỏ ý muốn mua đông trùng hạ thảo, chúng tôi được một chủ hiệu thuốc cho biết: Sản phẩm này thường có giá dao động từ khoảng vài triệu (sản phẩm đã qua chế biến) đến vài chục triệu đồng (sản phẩm nguyên con), tùy theo nhu cầu của người dùng. Còn ở một hiệu thuốc đông y khác, chúng tôi lại được giới thiệu cho loại đông trùng hạ thảo, với giá chỉ vài trăm nghìn với lời giải thích: Cửa hàng lấy sản phẩm từ đầu mối, cho nên giá hạ hơn nhiều so với nhiều cửa hàng bên cạnh. Thắc mắc về sự chênh lệch giá của sản phẩm, một thầy thuốc trên phố Lãn Ông (Hà Nội) giải thích: “Khách hàng dễ mua nhầm hàng giả, nhất là đông trùng hạ thảo, bởi đây là một loại thuốc quý giúp tăng cường sức khỏe sinh lực. ông trùng hạ thảo thật có giá rất cao, giá xuất xứ từ Trung Quốc đã là 50 triệu đồng/kg, khi đến thị trường tiêu thụ thì giá đã lên khoảng 75 triệu đồng. Do vậy, ở Việt Nam, nếu muốn mua hàng thật rất khó, nhiều người do thiếu hiểu biết đã mua phải hàng “rởm”, gồm bột thảo dược trộn với… bột mì cho nên giá rẻ. Và không chỉ có các loại thuốc quý như đông trùng hạ thảo, mà hiện nay rất nhiều loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên thị trường với những lời quảng cáo “có cánh” của những người bốc thuốc tự xưng “lương y”. Tại khu vực chùa Hương (Mỹ ức, Hà Nội), thuốc đông y không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán tràn lan. Nhiều du khách không ngần ngại bỏ t.iền mua những sản phẩm thuốc này với lời quảng cáo chữa bách bệnh. Ngoài những vị thuốc quý đang được nhân dân truyền khẩu chữa bệnh như đông trùng hạ thảo, thì các loại tam thất, nhân sâm, cao ngựa… hiện cũng bị làm giả khá nhiều nhằm đ.ánh lừa người tiêu dùng. Theo lời kể của một hộ chuyên kinh doanh dược liệu ở khu vực gần cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn), để người mua lầm tưởng là tam thất lâu năm, người bán sẽ dùng cách nối nhiều củ với nhau để tạo thành củ tam thất lâu đời nhằm nâng giá bán.
Thực tế, với quan niệm thuốc đông y lành, bổ và không có tác dụng phụ như thuốc tây, đã khiến nhu cầu mua bán, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ngày càng tăng cao. Nhiều người có t.iền, thích xài sang, cho nên không tiếc t.iền mua các loại thuốc “quý” như sâm, nấm linh chi, cao hổ, cao khỉ… chỉ để bồi bổ. Và để đáp ứng nhu cầu, tăng lợi nhuận, nhiều chủ kinh doanh trộn các mặt hàng dược liệu rởm, kém chất lượng để kiếm lời. Hậu quả là do thiếu hiểu biết, nhiều người “tiền mất, tật mang” không thấy khỏe lên mà còn phải nhập viện vì ngộ độc dược liệu. iển hình như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị M. ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), phát hiện ung thư vú ở giai đoạn đầu, cơ hội chữa khỏi là rất cao. Khi đó bác sĩ khuyên chị nên phẫu thuật và hóa trị, xạ trị. Tuy nhiên, một phần do hoàn cảnh khó khăn, và lại do nghe theo lời mách bảo của bạn bè, chị M. đã quyết định không điều trị tại bệnh viện mà tìm đến thầy lang chữa bằng thuốc đông y. Kết quả, sau một thời gian chữa trị, bệnh của chị M. không những không đỡ mà càng trầm trọng hơn… Hay như trường hợp chị Nguyễn Minh T. (Ninh Bình), nghe giới thiệu, chị lặn lội về tận Bắc Ninh cắt thuốc đông y để điều trị vô sinh. Chỉ sau 10 ngày uống thuốc, chị thấy đau bụng, cảm giác tức ngực, đưa đến viện thì được xác định ngộ độc chì với nồng độ gần 60mcg/dL. áng tiếc hơn, trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị H. 60 t.uổi, ở Bắc Ninh, vốn bị bệnh tăng huyết áp, đang uống thuốc điều trị, bệnh khá ổn định. Vì nghe lời khuyên của hàng xóm, cho nên bà H. bỏ thuốc tây, chuyển sang dùng thuốc đông y cho mát và bổ. ược một thời gian ngắn, bà H. phải nhập viện trong tình trạng suy tim rất nặng với các rối loạn nhịp tim phức tạp và được chẩn đoán viêm cơ tim do thuốc đông y.
Theo lãnh đạo Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế), một trong những nguyên nhân gây ngộ độc cho người bệnh khi dùng thuốc đông y là những tồn dư hóa chất dùng bảo quản, chế biến thuốc, chống ẩm mốc như: Lưu huỳnh, phốt-pho, thủy ngân… Còn theo lương y Vũ Hưng, Hội ông y Việt Nam, ngộ độc thuốc đông y có thể do độc tố tồn tại trong chính bài thuốc, bởi thuốc đông y có nhiều nguồn gốc: ộng vật, thực vật, côn trùng, khoáng vật… mỗi loại có thể có tới hàng nghìn vị, trong đó một số vị thuốc bản thân trong nó đã chứa chất độc. Do đó, khi sử dụng thuốc đông y, nếu không biết rõ về các vị thuốc, kết hợp sai vị, sai liều lượng, hoàn toàn có thể bị ngộ độc.
Hiện nay, trung bình mỗi năm cả nước sử dụng khoảng 60 nghìn tấn dược liệu các loại vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ sản xuất thuốc trong nước; còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Trong khi đó, tình hình kinh doanh dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền diễn ra phức tạp. Hiện, phần lớn lượng dược liệu trên thị trường được nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường phi mậu dịch, cho nên gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng. Các hành vi vi phạm tinh vi, đa dạng; chủ yếu là không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng sơ chế để làm thuốc. Hơn nữa, việc sử dụng lưu huỳnh để chống ẩm mốc đã ảnh hưởng chất lượng thuốc và sức khỏe người tiêu dùng.
Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều quy định để quản lý thị trường dược liệu nhập khẩu như yêu cầu chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, dược liệu nhập khẩu trong danh mục phải có phiếu kiểm nghiệm của từng lô của cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP hoặc phiếu kiểm nghiệm của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp… Tuy nhiên, để quản lý, kiểm soát được thị trường đông dược, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các ngành chức năng cần có chế tài mạnh hơn đối với dược liệu nhập lậu, dược liệu là hàng giả và xử lý nghiêm như thuốc giả để người dân không phải dùng thuốc kém chất lượng. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia y tế, cần đầu tư, phát triển nuôi trồng dược liệu trong nước. ẩy mạnh nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác dụng qua các phương thức chẩn trị, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền. Hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hóa các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y. Có chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý hiếm, ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển các vùng chuyên canh, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu.
Hiện nay ở nước ta, đông y vẫn đang giữ thế mạnh trong chữa nhiều loại bệnh như bệnh thần kinh ngoại biên, các phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt… Tuy nhiên, khi muốn sử dụng thuốc đông y, người bệnh cần đến cơ sở y học cổ truyền có uy tín như Viện Y học dân tộc, Bệnh viện Y học cổ truyền hay những phòng mạch của các lương y có kinh nghiệm, chuyên môn là thành viên của Hội ông y để được khám và bốc thuốc.
NGUYỄN VĂN HUY (Hội ông y Việt Nam)
Dược liệu làm thuốc đông y chữa bệnh có rất nhiều loại, do vậy, người bệnh phải thật tỉnh táo khi lựa chọn sử dụng sản phẩm thuốc. Bởi vì, chỉ cần sử dụng nhầm phải thuốc đông y bẩn, hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng tới sức khỏe người bệnh, gây suy gan, thận, thủng dạ dày hoặc một căn bệnh nan y khác.
TRẦN HOÀNG HƯNG – Bác sĩ, lương y Nhà thuốc gia truyền Hoàng Hưng, Hà Nội
QUANG MINH
Theo Nhân dân