Uống trà xanh thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Trường Y Harvard (Mỹ) cho biết, trà xanh là một trong những đồ uống lành mạnh nhất do chứa flavonoid có thể giảm viêm, cholesterol xấu, nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Nhưng điều này không đồng nghĩa bạn có thể uống trà xanh vào bất kỳ lúc nào trong ngày.

Không nên uống trà xanh trước khi ngủ

Mặc dù lượng caffeine trong một cốc trà xanh chỉ bằng một phần ba một tách cà phê (30mg so với 95mg) nhưng trà xanh cũng không phải đồ uống phù hợp vào buổi tối.

Bạn nên tránh uống cả cà phê và trà xanh một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ.

Nhà dinh dưỡng Sarah Adler giải thích: “Bất kỳ lượng caffeine nào cũng sẽ kích hoạt tuyến thượng thận và hormone của bạn sang trạng thái tỉnh táo hơn. Uống 1-2 cốc vào đầu giờ sáng hoặc giữa trưa sẽ tốt hơn”.

(Ảnh minh họa: Epicurious)

Có nên ngừng uống trà xanh?

Bạn không nên làm như vậy. Uống 1-2 cốc trà xanh mỗi ngày hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc hạn chế nếu có t.iền sử sỏi thận, vì cả trà xanh và trà đen đều chứa hàm lượng oxalat cao có thể dẫn đến hình thành sỏi. Tuy nhiên, nguy cơ này không phổ biến.

Trà xanh có chứa polyphenol, chất chống oxy hóa tự nhiên, chống ung thư và thậm chí giúp bạn giảm cân nhờ khả năng đốt cháy chất béo và tăng cường trao đổi chất.

Trà xanh cũng có khả năng ngăn ngừa bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ và Parkinson (các bệnh liên quan trực tiếp đến những tế bào thần kinh bị tổn thương trong não). Lý do là trong trà có catechin, hợp chất giữ cho các tế bào thần kinh không bị tổn thương do tai nạn hoặc chấn thương đầu.

Catechin cũng góp phần t.iêu d.iệt vi khuẩn trong miệng gây hôi miệng và chống lại các loại virus thông thường như cúm.

“Trà xanh có một lượng lớn chất chống oxy hóa, giúp giải độc một cách tự nhiên, làm chậm quá trình lão hóa và giảm viêm, chữa lành những tổn thương trong cơ thể”, nhà dinh dưỡng Adler thông tin.

Thời điểm nên uống trà xanh

Meg Riley, chuyên gia về giấc ngủ, cho biết, trà xanh chứa nhiều axit amin L-theanine, hợp chất chống lo âu và tăng cường dopamine mạnh mẽ (khiến tâm trạng vui vẻ). Vì vậy, trà xanh chắc chắn giúp chúng ta thư giãn vào buổi sáng căng thẳng.

Theanine trong trà xanh làm giảm các hormone liên quan đến căng thẳng như cortisol. Loại đồ uống này cũng thư giãn hoạt động của tế bào thần kinh trong não. Các bằng chứng đã ghi nhận uống trà xanh vào ban ngày cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn vào buổi đêm.

Tuy nhiên, chất caffeine trong trà xanh có thể khiến bạn tỉnh táo, vì vậy bạn phải ngừng uống trà ít nhất 2 giờ trước khi ngủ.

Có nên tự ý bổ sung, uống các thuốc bổ hậu COVID-19?

Nhiều người băn khoăn, có nên bổ sung, uống các thuốc bổ tổng hợp để nâng cao thể trạng sau khi khỏi COVID-19 hay không.

BS Đỗ Anh – Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) – cho hay, chế độ dinh dưỡng cân đối và bổ sung đủ nước là chìa khóa quan trọng cho sự hồi phục của người bệnh COVID-19.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý còn có tác dụng giúp cải thiện chức năng phổi đối với bệnh nhân hậu COVID-19. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần cung cấp đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất nhằm giúp tái tạo hệ thống cơ, miễn dịch và năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Khi người bệnh có chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. Còn trong trường hợp không bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm, nên tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để bổ sung các vi chất cần thiết.

Khi người bệnh có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. (Ảnh minh họa)

Theo BS Đỗ Anh, người bệnh và gia đình người bệnh có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm:

– Nhóm hoa quả tươi gồm lê, táo, bưởi… Đó là những loại trái cây chứa nhiều vitamin, giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ thống hô hấp, tăng cường chức năng miễn dịch.

– Các loại rau xanh như cải ngọt, rau bina, cải xoăn, bắp cải, cà chua… Những loại rau này chứa rất nhiều vitamin cần thiết cũng như khoáng chất,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt tỏi và gừng là hai loại gia vị rất tốt cho quá trình thải độc tố của cơ thể cũng như có tác dụng diệt virus.

– Về đồ uống, nên uống trà xanh, bởi nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống ung thư… Các món ăn giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống COVID-19: súp gà, khoai tây, nước dừa, yến mạch, sữa chua…

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm và các loại vitamin, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện. Các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng m.áu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực, giúp tăng cường chức năng phổi.

“Chúng ta nên thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,… với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng m.áu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn“, BS Đỗ Anh lưu ý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *