Vắc xin Covid-19 mRNA giảm khả năng phát tán vi rút

Người đã chủng ngừa vắc xin Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mRNA như Pfizer hay Moderna ngoài việc bảo vệ được bản thân, còn có thể làm giảm khả năng phát tán vi rút ra cộng đồng nếu chẳng may mang mầm bệnh.

SHUTTERSTOCK

Chuyên trang MedicineNet dẫn kết quả nghiên cứu mới cho hay người đã chủng ngừa vắc xin Covid-19 được sản xuất theo công nghệ mRNA (tức đưa phân tử RNA thông tin được tổng hợp vào cơ thể để dạy tế bào cách tạo ra protein, nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch) như Pfizer ( ảnh ) hay Moderna ngoài việc bảo vệ được bản thân, còn có thể làm giảm khả năng phát tán vi rút ra cộng đồng nếu chẳng may mang mầm bệnh.

Cụ thể, nghiên cứu do các chuyên gia từ Đại học Arizona, Đại học Northwestern và Trung tâm an ninh y tế thuộc Đại học Johns Hopkins (đều ở Mỹ) phối hợp thực hiện đã khẳng định có rất ít khả năng để một người từng chủng ngừa vắc xin mRNA mắc phải Covid-19, bởi chúng có khả năng bảo vệ hiệu quả đến 91% cho những tình nguyện viên được tiêm phòng trong nghiên cứu.

Một vài trường hợp hiếm hoi nhiễm Covid-19 nhẹ sau tiêm chủng. Tuy nhiên, nhóm này có khả năng phục hồi nhanh và tải lượng SARS-CoV-2 (vi rút gây dịch Covid-19) cũng thấp hơn 40% so với người không tiêm chủng.

Tiến sĩ Jefferey Burgess (Đại học Arizona) nói rõ đây có thể là nguyên nhân mấu chốt khiến người đã hoàn thành chủng ngừa Covid-19 bằng vắc xin mRNA ít có khả năng phát tán vi rút nếu chẳng may mắc bệnh. Nghiên cứu hiện đã được công bố trên tờ The New England Journal of Medicine (tạm dịch: Tập san y học New England).

Những điều bệnh nhân ung thư cần biết khi tiêm phòng Covid-19

Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Covid-19. Vậy người bệnh ung thư cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng?

Tất cả chúng ta cần thận trọng với Covid-19, đặc biệt là những người bị ung thư. Nhiều người bị ung thư đang tự hỏi liệu có an toàn khi tiêm một trong các loại vắc xin Covid-19 đã được phê duyệt hay không. Chúng ta đều biết rằng khi một người có một tình trạng bệnh lý nền tiềm ẩn, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim mạch sẽ khiến người đó có nhiều nguy cơ tiến triển nặng và rất nặng khi nhiễm virus Covid-19. Do đó câu trả lời ngắn gọn là đối với hầu hết người trưởng thành bị ung thư hoặc có t.iền sử ung thư, nên tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19, nhưng cần cân nhắc các yếu tố sau:

Ung thư là một tình trạng nguy cơ cao

Những bệnh nhân ung thư thuộc một trong các nhóm ưu tiên được tiêm vắc xin Covid-19 sớm, nhưng việc có thể được tiêm vắc xin ngay hay không còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vắc xin sẵn có. Ngoài ra, các bệnh nhân ung thư thường ở lứa t.uổi cao, đây cũng là một nhóm thuộc diện được ưu tiên tiêm vắc xin sớm.

Xin ý kiến tư vấn bác sĩ điều trị ung thư trước khi chủng ngừa

Đối với các bệnh nhân ung thư và đang điều trị ung thư, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ điều trị của mình trước khi tiêm liều đầu tiên của bất kỳ loại vắc xin nào. Loại ung thư và phương pháp điều trị của bệnh nhân sẽ là một yếu tố để xem xét. Bác sĩ điều trị ung thư sẽ thảo luận về rủi ro, lợi ích, lịch trình và những điều bệnh nhân ung thư nên lưu ý trước khi tiêm liều vắc xin đầu tiên.

Tác dụng phụ của vắc xin

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin là đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi và đau nhức cơ. Sốt và ớn lạnh cũng có thể xảy ra, đặc biệt là sau tiêm liều thứ hai.

Sau khi tiêm phòng, một số người có thể nổi hạch bạch huyết. Nổi hạch bạch huyết thường xảy ra nhất ở dưới cánh tay hoặc ở cổ bên cạnh chỗ tiêm chủng. Vì ung thư cũng có thể gây ra hạch to nên điều quan trọng là bệnh nhân ung thư phải nhận ra đây là một tác dụng phụ có thể xảy ra và thường không phải là dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển.

Các hạch to thường mềm khi chạm vào và sẽ tự biến mất, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong vài tuần. Các bệnh nhân ung thư nên liên hệ với bác sĩ của mình nếu các hạch to không bắt đầu giảm đi trong vòng ba đến bốn tuần sau khi tiêm liều vắc xin thứ hai.

Thời điểm tiêm vắc xin và điều trị ung thư

Nếu có sẵn vắc xin, có thể trì hoãn việc bắt đầu một số phương pháp điều trị ung thư không khẩn cấp cho đến khi hoàn tất việc tiêm chủng. Tuy nhiên, không nên trì hoãn hầu hết các phương pháp điều trị ung thư để đợi tiêm chủng. Bác sĩ điều trị có thể tư vấn về thời gian tiêm chủng liên quan đến việc điều trị ung thư của bệnh nhân. Tùy thuộc vào các phương pháp điều trị ung thư đang thực hiện, bác sĩ có thể có những cân nhắc đặc biệt khác cho bệnh nhân ung thư khi tiêm vắc xin.

Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu ý là những bệnh nhân ung thư có xu hướng bị suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn. Nhưng rất khó để biết liệu bệnh nhân ung thư có cùng mức độ đáp ứng đó hay không. Do đó, điều quan trọng là tất cả chúng ta là dù đã tiêm vắc xin, phải tiếp tục tuân theo các khuyến nghị về an toàn trong một thời gian nữa, bao gồm vệ sinh tay đúng cách, tuân thủ các nguyên tắc về giãn cách xã hội và thể chất cũng như tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả sau khi đã được tiêm phòng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *