Vắc xin ngừa ung thư phổi, ruột và tuyến tụy sẽ được thử nghiệm trên người

Một loại vắc xin thử nghiệm, hoạt động bằng cách thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể nhằm vào các tế bào ung thư, đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc điều trị và ngăn ngừa ung thư, theo Medical Express.

Hệ miễn dịch của chuột phản ứng với vắc xin và các khối u thu nhỏ lại hoặc thậm chí không hình thành khối u – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Vắc xin này được tạo ra để nhắm vào một gien gọi là KRAS có liên quan đến sự phát triển của nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, ruột và tuyến tụy.

Nghiên cứu vừa được trình bày tại Hội nghị chuyên đề lần thứ 32 về mục tiêu sinh học phân tử và phương pháp điều trị ung thư, được Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu (EORTC), Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) và Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ (AACR) tổ chức.

Các nhà khoa học đã biết rằng, trong nhiều bệnh nhân bị ung thư, có một điểm đặc biệt là gien KRAS bị sai hoặc đột biến, theo Medical Express.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Rachel Ambler, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, từ Học viện Francis Crick, London (Anh), cho biết nếu gien KRAS gặp sự cố, nó sẽ cho phép các tế bào trong cơ thể bắt đầu nhân lên và biến thành tế bào ung thư.

Nhưng nếu có một sự hỗ trợ đủ mạnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể làm chậm quá trình này.

Vắc xin ngừa ung thư phổi, ruột và tuyến tụy bước đầu có hiệu quả – ẢNH SHUTTERSTOCK

Từ cơ sở này, tiến sĩ Ambler và các đồng nghiệp đặt mục tiêu tạo ra một loại vắc xin ung thư không chỉ có thể điều trị ung thư mà còn ngăn ngừa ung thư, với ít tác dụng phụ nhất.

Họ đã tạo ra một bộ vắc xin có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch đối với các đột biến KRAS phổ biến nhất.

Vắc xin này được tạo thành từ hai yếu tố kết hợp với nhau:

Yếu tố thứ nhất là đoạn protein do tế bào ung thư có gen KRAS đột biến tạo ra.

Yếu tố thứ hai là kháng thể giúp cung cấp vắc-xin cho tế bào của hệ miễn dịch được gọi là tế bào đuôi gai. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hệ miễn dịch phát hiện và t.iêu d.iệt các tế bào ung thư, vắc-xin có nhiệm vụ tăng cường khả năng này.

Kết quả thử nghiệm trên chuột

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vắc-xin này trên chuột đã có khối u phổi và chuột được kích thích để phát triển khối u.

Kết quả đã nhận thấy hệ miễn dịch của chuột phản ứng với vắc-xin và các khối u thu nhỏ lại hoặc thậm chí không hình thành khối u ngay từ đầu, theo Medical Express.

Ở chuột đã có khối u:

65% số chuột được tiêm vắc xin có thể sống sót sau 75 ngày, so với chỉ 15% ở chuột không tiêm vắc xin.

Ở chuột được kích thích để tạo khối u:

40% số chuột được tiêm chủng vẫn không hình thành khối u sau 150 ngày, so với chỉ 5% ở chuột không tiêm vắc xin.

Bằng cách tiêm vắc xin, sự xuất hiện của các khối u bị trì hoãn trung bình khoảng 40 ngày.

Tiến sĩ Ambler cho biết khi được sử dụng như thuốc điều trị, vắc xin làm chậm sự phát triển ung thư ở chuột đã bị ung thư.

Và khi được sử dụng như thuốc tiêm phòng, chuột không bị ung thư trong thời gian dài và trong nhiều trường hợp, không bao giờ bị ung thư.

Tiến sĩ Ambler nói, các thử nghiệm vắc xin ung thư trước đây đã thất bại vì không thể tạo ra phản ứng đủ mạnh để giúp hệ miễn dịch có thể tìm và t.iêu d.iệt tế bào ung thư.

Hy vọng sẽ được áp dụng cho bệnh nhân

Nghiên cứu này vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư ở người, nhưng kết quả này cho thấy loại vắc xin này đã tạo ra phản ứng mạnh mẽ ở chuột với rất ít tác dụng phụ.

Tiến sĩ James L. Gulley là đồng chủ tịch của Hội nghị chuyên đề lần thứ 32 của trung tâm Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho biết: “Những nghiên cứu này tập trung vào các loại ung thư, như ung thư phổi và tuyến tụy – là những loại ung thư rất khó điều trị. Tỷ lệ sống sót của những loại ung thư này vẫn rất thấp nên chúng tôi cần phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân”, theo Medical Express.

“Tăng cường hệ miễn dịch bằng các loại thuốc điều trị ung thư hoặc một loại vắc-xin để ngăn ngừa ung thư đều là những phương pháp tuyệt vời. Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó những phương pháp này sẽ được áp dụng cho bệnh nhân”, tiến sĩ James L. Gulley cho biết.

Sắp có vắc xin điều trị và ngăn ngừa ung thư phổi

Các nhà khoa học Anh đang thử nghiệm một loại vắc xin mới cho phép điều trị, ngăn ngừa cùng lúc 3 loại ung thư, trong đó có ung thư phổi.

Thành công bước đầu của nghiên cứu vừa được báo cáo tại Hội nghị chuyên đề EORTC-NCI-AACR lần thứ 32 về sinh học phân tử và điều trị ung thư hôm 25/10.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học từng xác định gene KRAS bị lỗi hoặc đột biến là căn nguyên gây nhiều ung thư trong đó có ung thư phổi, ruột và ung thư tuyến tụy. Song trước đó chưa có bất kỳ ai biến kiến thức này thành phương pháp điều trị hiệu quả.

TS Rachel Ambler cùng các đồng nghiệp tại Viện Francis Crick, London, Vương quốc Anh bước đầu đã tìm ra một loại vắc xin nhắm vào gene KRAS, cho kết quả đầy hứa hẹn khi vừa có thể điều trị, vừa ngăn ngừa 3 loại ung thư nói trên.

Ung thư phổi là ung thư phổ biến hàng đầu thế giới

“Chúng tôi biết rằng nếu KRAS gặp sự cố, nó sẽ cho phép các tế bào trong cơ thể nhân lên và biến đổi thành tế bào ung thư. Gần đây, chúng tôi nhận thấy, nếu được tác động thích hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể làm chậm quá trình này”, Tiến sĩ Ambler nói.

Vắc xin mới sẽ nhắm vào gene KRAS theo 2 hướng: Thứ nhất, kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại đột biến gene KRAS phổ biến nhất; Thứ hai, tạo ra kháng thể trợ giúp tế bào đuôi gai có thêm sức mạnh để phát hiện và t.iêu d.iệt các tế bào ung thư.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vắc xin này trên những con chuột bị ung thư phổi. Ở lô chuột tiêm vắc xin, sau 75 ngày có tới 65% con chuột vẫn sống sót, thậm chí khối u nhỏ đi. Trong khi tỉ lệ sống sót ở số chuột không được tiêm vắc xin chỉ chiếm 15%.

Đáng lưu ý, vắc xin cũng có giá trị dự phòng rất lớn khi 40% số chuột không hình thành khối u sau 150 ngày, tỉ lệ này ở tự nhiên chỉ chiếm 5%. Số còn lại bị mắc ung thư rất lâu sau khi tiêm.

Đây là điều các nghiên cứu trước đây chưa làm được do không tạo ra được phản ứng đủ mạnh từ hệ thống miễn dịch để tìm và t.iêu d.iệt tế bào ung thư.

“Nghiên cứu vẫn còn một chặng đường dài trước khi có thể tiêm thử nghiệm trên người song những kết quả ban đầu cho thấy vắc xin này đã làm việc rất hiệu quả trên chuột và rất ít tác dụng phụ”, TS Ambler thông tin.

TS James L. Gulley, đồng chủ tịch Hội nghị chuyên đề EORTC-NCI-AACR đ.ánh giá, nghiên cứu này thực sự có giá trị khi tập trung vào những loại ung thư khó điều trị, tỉ lệ sống sót thấp.

“Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng thuốc điều trị ung thư hoặc phát triển vắc xin ngăn ngừa ung thư đều là những thứ nhân loại hướng tới. Chúng tôi hy vọng, một ngày không xa, những phương pháp này có thể sử dụng rộng rãi trên bệnh nhân”, ông TS Gulley tin tưởng.

Trong khoảng thời gian thử nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu của TS Ambler cũng tìm ra cách thức tế bào ung thư phổi có thể né tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến chúng khó điều trị hơn.

TS Sophie de Carné và Phil East đã sử dụng bộ sưu tập hàng trăm mẫu khối u phổi ở người, phát hiện gene KRAS hình thành một chất hóa học gọi là adenosine. Mức độ adenosine càng cao càng khiến phản ứng miễn dịch của cơ thể bị tê liệt, gây khó khăn cho việc phát hiện và t.iêu d.iệt tế bào ung thư.

Sau đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn những con chuột mang khối u có gene KRAS tương đồng trên người, cho uống một loại thuốc để giảm adenosine do AstraZeneca sản xuất, cùng với các loại thuốc ung thư hiện có. Kết quả, khả năng sống sót của chuột được cải thiện đáng kể.

“Những kết quả này cho thấy, bệnh nhân mắc ung thư phổi thể ác tính nhất đáp ứng rất tốt khi kết hợp các loại thuốc hỗ trợ miễn dịch”, TS East nói thêm.

Theo Tổ chức ung thư thế giới, ung thư phổi có tỉ lệ mắc cao nhất thế giới. Năm 2018, có gần 2,1 triệu ca mắc mới, hơn 1,7 triệu ca t.ử v.ong. Tại Việt Nam, ung thư phổi xếp thứ 2 sau ung thư gan với hơn 23.000 ca mắc mới. Trong những năm trước đó, ung thư phổi tại nước ta luôn xếp vị trí số 1 trong các loại ung thư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *