Vào ‘mùa’ bệnh sốt xuất huyết

Mùa mưa năm nay đã bắt đầu bằng những cơn mưa lớn với tần suất khá dày. Mưa xuống giúp thời tiết mát mẻ hơn nhưng là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi, phát triển, bệnh sốt xuất huyết (SXH) gia tăng.

Bác sĩ Nguyễn Khổng Tường Minh, Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai – 2, khám sức khỏe cho một bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai – 2. Ảnh: Hạnh Dung

Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa muỗi đốt để tránh mắc bệnh SXH. Bệnh SXH đến nay vẫn chưa có thuốc chữa đặc hiệu và mỗi người có thể mắc 4 lần trong đời, lần sau thường nặng hơn lần trước.

Đã có một ca t.ử v.ong

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 850 ca bệnh SXH, trong đó có một trường hợp t.ử v.ong là bệnh nhi N.N.H. (15 t.uổi, ngụ thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu).

Điều tra dịch tễ cho thấy, em H. bị sốt cao, được người nhà cho uống thuốc, điều trị tại nhà. 3 ngày sau đó, em được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ chẩn đoán H. bị SXH, yêu cầu nhập viện. 2 ngày sau đó, bệnh nhi bất tỉnh, được lọc m.áu và chăm sóc đặc biệt nhưng không qua khỏi với chẩn đoán sốc SXH dengue nặng, tổn thương đa cơ quan, tổn thương gan nặng, xuất huyết tiêu hóa.

Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Văn Hoài, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Cửu, cho hay trong phạm vi 200m từ nhà em H. có nhiều vật dụng chứa nước có lăng quăng như: bình bông, quạt hơi nước, nước đọng trong các khe cửa sắt. Lực lượng chức năng đã tiến hành xử lý ổ dịch, tuyên truyền để người dân lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết, diệt lăng quăng, ngủ mùng, diệt muỗi… để phòng bệnh SXH.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai – 2, theo ThS-BS chuyên khoa I Nguyễn Khổng Tường Minh, Phó trưởng khoa Nhiễm, từ đầu năm đến nay, khoa ghi nhận rải rác số ca bệnh SXH, trong đó có những ca bệnh nặng.

Cụ thể như bệnh nhân N.H.V. (46 t.uổi, ngụ phường Tân Hòa, thành phố Biên Hòa) nhập viện trong tình trạng sốt cao ngày thứ 3, huyết áp thấp. Qua xét nghiệm m.áu, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị SXH nặng, suy thận cấp, thiếu nước, tiểu đường tuýp 2, tăng men gan. Các bác sĩ đã tiến hành bồi hoàn nước, cân bằng nước, điện giải, điều trị kháng sinh, n.hiễm t.rùng, dự phòng. Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe của bệnh nhân ổn định nên đã được xuất viện.

Theo bác sĩ Minh, trường hợp bệnh nhân V. may mắn vào viện kịp thời, được chẩn đoán và điều trị đúng cách nên qua cơn nguy hiểm. Ngược lại, nếu bệnh nhân rơi vào sốc SXH, tình trạng suy thận diễn tiến nặng sẽ phải lọc m.áu, điều trị rất khó khăn, dài ngày, nguy cơ t.ử v.ong 50%.

Nên tiêm vaccine ngay khi có vaccine

Mới đây, vaccine phòng bệnh SXH Qdenga do Hãng Dược phẩm Takeda sản xuất đã được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép lưu hành. Đây là vaccine phòng SXH đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam. Trước đó, vaccine này đã được phê duyệt ở 30 quốc gia trên thế giới.

Vaccine dành cho trẻ từ 4 t.uổi trở lên, bất kể đã mắc bệnh hay chưa, lịch tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng. Dự kiến vaccine Qdenga sẽ có mặt tại Việt Nam từ tháng 9-2024.

Bác sĩ Nguyễn Khổng Tường Minh khuyến khích người dân nên đi tiêm vaccine phòng bệnh SXH khi có vaccine, bởi đây là loại bệnh truyền nhiễm với số ca mắc nhiều nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Trường hợp bệnh nặng có thể t.ử v.ong. Phụ nữ mang thai cần chủ động phòng bệnh vì “bà bầu” nhiễm SXH sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn những “bà bầu” không nhiễm SXH. Nếu sản phụ nhiễm SXH vào thời điểm sinh đẻ sẽ gây khó khăn cho vấn đề cầm m.áu, dù sinh thường hay sinh mổ. Ngoài ra, cả mẹ và con đều có thể gặp một số biến chứng khác về tim, phổi; quá trình điều trị khó khăn, phức tạp hơn nhiều.

Bác sĩ Minh cũng đặc biệt lưu ý, người dân khi có dấu hiệu sốt cao liên tục và khó hạ sốt cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, không nên đến các phòng khám tư nhân để truyền nước bừa bãi. Bởi lẽ, việc truyền nước trong điều trị SXH phải rất thận trọng, bác sĩ phải tính toán rất chi li, nếu không sẽ khiến cho bệnh tình của bệnh nhân ngày càng nặng hơn, có thể vào sốc SXH, tụt huyết áp, khó thở…

Những người có yếu tố nguy cơ cao cần lưu ý khi bị SXH gồm: t.rẻ e.m dưới 6 t.uổi, người béo phì, thai phụ, người từ 60 t.uổi trở lên, người có bệnh nền như: tiểu đường, tăng huyết áp… Những người ở xa cơ sở y tế, sống một mình nếu có các biểu hiện của bệnh SXH cần sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc.

Việt Nam lần đầu tiên cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết, zona thần kinh

Ba loại vaccine mới, trong đó có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Bộ Y tế cấp phép 3 loại vaccine mới lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam

Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm, trong đó có 3 vaccine mới lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh zona thần kinh và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.

Cụ thể, vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết là Qdenga, vaccine phòng bệnh zona thần kinh là Shingrix và vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới có tên là Shingrix Pneumovax 23. Cả 3 vaccine nói trên đều được sản xuất bởi các hãng dược phẩm lớn trên thế giới là Takeda (Nhật Bản), GSK (Bỉ) và MSD (Mỹ).

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, vaccine sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc cấp phép tại Việt Nam là một tin rất đáng mừng cho người dân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *