Ung thư lưỡi là loại bệnh thường gặp trong các loại bệnh ung thư vùng miệng và xung quanh miệng. Ung thư lưỡi không có dấu hiệu rõ ràng ở thời gian đầu cho đến khi bệnh phát tác.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư lưỡi
Hút t.huốc l.á. Khói t.huốc l.á là một trong các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đôi với ung thư miệng và cổ họng, mà lưỡi là cơ quan không thể tránh khỏi.
Nghiện rượu bia, các chất kích thích.
Tiếp xúc với tia xạ cường độ cao.
Gen di truyền. Nếu người thân trong gia đình có thành viên mắc phải căn bệnh thì bạn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần bình thường.
Nhiễm virus HPV.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học.
Ung thư lưỡi là loại bệnh thường gặp ở các loại bệnh ung thư vùng miệng và xung quanh miệng. Ảnh minh họa
Phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Nếu loét ở lưỡi kéo dài cũng có thể là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư lưỡi. Ung thư lưỡi có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, ở giai đoạn ban đầu, thường khó phát hiện bệnh ung thư lưỡi. Hầu hết các dấu hiệu của bệnh đều dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Do đó, người bệnh thường tìm đến bác sĩ khi bệnh bắt đầu chuyển qua giai đoạn nặng hơn.
Trong giai đoạn đầu, dấu hiệu của ung thư lưỡi tương đối giống với nhiệt miệng. Khoang miệng, đặc biệt là bộ phận lưỡi xuất hiện dấu hiệu l.ở l.oét kéo dài nhưng không mang cảm giác đau. Người bệnh hay có cảm giác bộ phận lưỡi bị dị vật cắm vào gây khó chịu. Ở một số người còn có triệu chứng bị nổi hạch ở hàm dưới hoặc vùng cằm.
Triệu chứng ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi trong giai đoạn toàn phát
Sau giai đoạn sơ phát, người bệnh sẽ cảm nhận được sự bất thường rõ ràng hơn ở vùng lưỡi. Những cơn đau bắt đầu kéo dài khi nhai, nói, đặc biệt khi tiêu thụ thức ăn cay, nóng. Hiện tượng loét kéo dài tạo ra tổn thương hoại tử, khiến hơi thở có mùi hôi thối và nước bọt lẫn m.áu.
Lúc này, vết loét ở lưỡi không còn xuất hiện đơn lẻ. Chúng phát triển thành các ổ loét có kích thước to, tổn thương nặng. Ổ loét hình thành mủ m.áu, hình dạng nham nhở, dễ bị c.hảy m.áu khi có va chạm nhẹ. Đôi khi, người bệnh còn gặp tình trạng khít hàm, gây khó nói và nuốt.
Triệu chứng ung thư lưỡi trong giai đoạn phát triển mạnh
Ung thư lưỡi phát triển đến giai đoạn cuối ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Người bệnh trong giai đoạn này sụt cân rõ rệt vì đau đớn và không thể tiếp nhận nhiều thức ăn được đưa vào bằng đường miệng.
Tổn thương dạng u bắt đầu trồi lên bề mặt lưỡi thành những mảng cứng. Lúc này bộ phận lưỡi bị cứng, khó hoạt động. Hiện tượng đau và c.hảy m.áu xuất hiện liên tục.
Ung thư lưỡi phát triển đến giai đoạn cuối ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Ảnh minh họa
Điều trị bệnh và hạn chế ung thư lưỡi tái phát, mới mắc
Điều trị
Phẫu thuật: Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có c.hảy m.áu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm m.áu.
Xạ trị: Phương pháp này có thể sử dụng đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm.
Hóa trị: Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật-xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng.
Phòng ngừa
Sau khi được điều trị, người mắc cần lưu ý phòng bệnh, đó là:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách: Dùng bàn chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách, nước xúc miệng để vệ sinh răng miệng, khoang miệng.
Có chế độ dinh dưỡng khoa học. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi trong bữa ăn hằng ngày. Ăn nhiều đậu, hoa quả, rau họ cải (như cải bắp, bông cải xanh), các loại rau lá xanh đậm, hạt lanh, tỏi, nho, trà xanh, đậu nành và cà chua. Hạn chế ăn các món chiên, nướng.
Không hút t.huốc l.á, sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia…
Vận động thường xuyên vừa giúp tăng sức đề kháng cũng như phòng tránh ung thư.
Khám nha khoa định kỳ kết hợp với các phương pháp sàng lọc cho phép bạn phát hiện các dấu hiệu t.iền ung thư sớm. Đặc biệt là khi thấy có các dấu hiệu bất thường như: xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau… và kéo dài, cần đến bệnh viện để thăm khám.
Bác sĩ chia sẻ cách phân biệt giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Nếu nhiệt miệng gây viêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây khó nhai nuốt thì ở ung thư lưỡi, tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi.
ThS.BS CKII Nguyễn Trương Khương, Giám đốc chuyên môn – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện ĐKQT Nam Sài Gòn, cho biết: Trên thực tế, có nhiều người bệnh ung thư lưỡi nhầm mình bị nhiệt miệng, không khám chữa bệnh kịp thời và đến khám ở giai đoạn muộn.
Ung thư lưỡi và nhiệt miệng
Nhiệt miệng, còn gọi là loét aphthous (loét áp-tơ). Đây là một vết loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, có màu trắng hoặc vàng ở giữa, bờ màu đỏ. Những vết loét này có thể xuất hiện ở lưỡi, lợi, má trong và mặt trong môi. Nhiệt miệng rất phổ biến và có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa t.uổi. Mặc dù gây đau đớn và khó chịu nhưng bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một bệnh lành tính.
Khác với nhiệt miệng, ung thư lưỡi là một bệnh ác tính. Tổn thương ban đầu có thể là một vết loét ở lưỡi, rất dễ nhầm với nhiệt miệng. Ung thư sẽ lan rộng và di căn tới các cơ quan trong cơ thể. Ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn, một phần nguyên nhân do bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Khi được phát hiện thì ung thư đã di căn, người bệnh đã suy kiệt và rất khó điều trị.
“Ung thư lưỡi nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật, kết hợp hóa trị và xạ trị. Việc phát hiện bệnh sớm một ngày là tăng thêm một phần cơ hội sống sót của người bệnh”, bác sĩ Khương chia sẻ.
Nên thăm khám bác sĩ Tai – Mũi – Họng ngay khi có một vết loét trong miệng kéo dài trên 2 tuần không lành. Ảnh SHUTTERSTOCK
Phân biệt triệu chứng giống và khác giữa nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Điểm giống nhau là trên lưỡi người bệnh thấy xuất hiện mảng đốm màu đỏ hoặc màu trắng, vết loét có thể sưng, nóng, đỏ, đau. Các đốm này sẽ lan rộng, l.ở l.oét, ảnh hưởng trực tiếp đến ăn uống, sinh hoạt.
Điểm khác nhau có thể thấy qua so sánh dưới đây
Nhiệt miệng Ung thư lưỡiViêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây trở ngại cho việc nhai, nuốt của người bệnh. Các vết loét chỉ có ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng.Tổn thương có thể là vết loét, vết trợt, hoặc có khi là một u sùi ở lưỡi. Cũng có thể gặp vết loét nằm trên u sùi.Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên máTổn thương màu đỏ xen lẫn trắng, vàng. Có khi có màu đen do hoại tử. Nếu bạn có nhiệt miệng màu đen thì khả năng cao đó là ung thư. Xung quanh vết loét chai cứng. Thường c.hảy m.áu và có mùi hôi, khó chịu.Thông thường các vết loét sẽ tự khỏi từ 7 – 10 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện. Khi bệnh giảm thì tình trạng sưng, đau của các vết loét giảm dần đi, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại sau đó.Tổn thương của ung thư lưỡi thường kéo dài trên 2 tuần.
Khi ung thư lưỡi tiến triển có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân (mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể suy kiệt, sốt kéo dài, nhai nuốt, nói chuyện và cử động lưỡi khó khăn). Còn nhiệt miệng thường không gây triệu chứng toàn thân nào. Đôi khi, nhiệt miệng nặng và n.hiễm t.rùng có thể gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị.
Ung thư lưỡi có chữa được không, cách phòng tránh?
Đau lưỡi là biểu hiện ban đầu khi mắc ung thư lưỡi. Người bệnh sẽ cảm thấy như có xương cá hoặc dị vật cắm vào lưỡi rất khó chịu nhưng không tìm ra được nguyên nhân. Ung thư lưỡi có thể phát hiện sớm nếu quan tâm và để ý những dấu hiệu nhỏ nhất xung quanh vùng lưỡi.
Việc phát hiện càng sớm, điều trị càng sớm, kết quả mang lại càng tốt. Để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư lưỡi, cần thay đổi lối sống như uống đủ nước, luôn vệ sinh kỹ răng miệng sau khi ăn uống. Nên thay bàn chải thường xuyên. Không hút t.huốc l.á, thuốc lào, hạn chế uống rượu là thói quen tốt bảo vệ cơ thể phòng ngừa bệnh ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác.
Luyện tập thể dục để kiểm soát cân nặng và tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều hoa quả, các loại rau màu xanh đậm như rau cải, súp lơ xanh, trà xanh, đậu nành và cà chua giúp phòng chống ung thư. Thăm khám bác sĩ Tai – Mũi – Họng ngay khi có một vết loét trong miệng kéo dài trên 2 tuần không lành.