Vi chất dinh dưỡng – năng lượng thiết yếu của sức khỏe

Vi chất dinh dưỡng(VCDD) là tên gọi chung của nhóm các thành phần dinh dưỡng, mà cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng cần thiết. Thiếu các thành phần này sẽ gây không ít hệ quả đối với sức khỏe.

Thành tố nhỏ, vai trò lớn

VCDD bao gồm khoảng 90 các chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, bao gồm các vitamin tan trong nước như: nhóm B, C; các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E, K; các chất khoáng sắt, kẽm, i ốt, đồng, mangan, magiê… đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, hỗ trợ chức năng miễn dịch, đông m.áu, tăng trưởng, tăng cường sức khỏe của xương, cân bằng chất lỏng và một số quá trình khác. VCDD rất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ và thể chất của t.rẻ e.m.

Vitamin tan trong nước:

Mỗi loại vitamin tan trong nước có nhiều vai trò khác nhau trong việc thực hiện chức năng của chúng. Ví dụ, hầu hết các vitamin B hoạt động như các enzyme giúp kích hoạt các phản ứng hóa học quan trọng. Những phản ứng này rất cần thiết cho sản xuất năng lượng.

Vitamin B1 (thiamine): Giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng.

Vitamin B2 (riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.

Vitamin B3 (niacin): Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.

Vitamin B5 (acid pantothenic): Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.

Vitamin B6 (pyridoxine): Giúp cơ thể giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ, để lấy năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu.

Vitamin B7 (biotin): Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.

Vitamin B9 (folate): Quan trọng đối với sự phân chia tế bào thích hợp.

Vitamin B12 (cobalamin): Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, hệ thống thần kinh và chức năng não thích hợp.

Vitamin C (acid ascorbic): Tạo ra chất dẫn truyền thần kinh, collagen và protein

Vitamin tan trong dầu:

Vitamin tan trong chất béo, không tan trong nước. Chúng hấp thụ tốt nhất khi được tiêu thụ cùng với chất béo. Sau khi tiêu thụ, các vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong gan và các mô mỡ để sử dụng dần. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm:

Vitamin A: Cần thiết cho thị lực và chức năng cơ quan thích hợp.

Vitamin D: Thúc đẩy chức năng miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương.

Vitamin E: Hỗ trợ chức năng miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.

Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông m.áu và phát triển xương.

Một số khoáng chất:

Canxi: Cần thiết cho cấu trúc và chức năng thích hợp của xương và răng. Hỗ trợ chức năng cơ và co thắt mạch m.áu.

Phốt pho: Một phần của cấu trúc màng xương và tế bào.

Magie: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm cả điều hòa huyết áp.

Sắt: Cung cấp oxy và hỗ trợ tạo ra một số hormone.

Kẽm: Cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường, tăng cường chức năng miễn dịch và chữa lành vết thương…

Tăng cường VCDD thông qua nguồn thức ăn tự nhiên là một giải pháp bền vững, hiệu quả. Trong đó, t.iền đề là việc ăn đa dạng thực phẩm, bởi không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Cho nên, cần bổ sung VCDD từ nhiều loại thực phẩm để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bổ sung vi chất qua bữa ăn – đơn giản và hiệu quả

Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, các VCDD có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.

Tăng cường VCDD có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Tiêu biểu 3 giải pháp chính, bao gồm:

Bổ sung trực tiếp, từ nguồn tổng hợp

Đây là giải pháp ngắn hạn, khi tình trạng thiếu VCDD phổ biến hoặc trầm trọng. VCDD được tổng hợp thành các chế phẩm để sử dụng bổ sung trực tiếp, như viên nang vitamin A liều cao để phòng chống thiếu vitamin A, điều trị khô mắt; viên sắt phòng chống thiếu m.áu dinh dưỡng; dầu i-ốt để điều trị thiếu i-ốt, bướu cổ…

Thực phẩm tăng cường vi chất

Tăng cường VCDD vào thực phẩm là cho một lượng nhất định một hoặc một số loại VCDD vào những nhóm, loại thực phẩm được nhiều người tiêu thụ thường xuyên, giúp dự phòng thiếu VCDD. Đây là biện pháp đơn giản, dễ đạt độ bao phủ cao; có tính bền vững, để bổ sung VCDD trong bữa ăn hàng ngày.

Tăng cường VCDD vào thực phẩmđã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ đầu thế kỷ 20. Tăng cường VCDD vào thực phẩm đã được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trên toàn cầu.

Đây là giải pháp đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Ngân hàng thế giới (WB) khuyến nghị, để giải quyết thực trạng thiếu hụt VCDD trong cộng đồng.

Ở Việt Nam, một số chương trình tăng cường VCDD trong thực phẩm đã được triển khai như muối hoặc bột canh bổ sung i-ốt; nước mắm tăng cường chất sắt; bánh quy bổ sung sắt-kẽm, dầu thực vật được bổ sung vitamin A…

Tăng cường VCDD thông qua nguồn thức ăn tự nhiên là giải pháp bền vững, hiệu quả. Trong đó, t.iền đề là việc ăn đa dạng thực phẩm, bởi không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Cho nên, cần bổ sung VCDD từ nhiều loại thực phẩm để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong một bữa ăn, sự đa dạng về thực phẩm rất quan trọng. Khi chúng ta chế biến thức ăn đa dạng thành các món ăn khác nhau, sẽ tạo cảm giác ngon miệng hơn. Đây có thể được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu để bổ sung, cân đối các VCDD cho cơ thể một cách khoa học.

Bắp cải “độc” với những người này, thèm đến mấy cũng nên tránh xa

Bắp cải là loại rau dễ ăn, giá rẻ lại giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên có những người nên cẩn trọng khi ăn nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bắp cải hay cải bắp là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Không chỉ giòn ngọt, bắp cải còn chứa nhiều vitamin B, C, K, E và khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, kali… rất có lợi cho sức khỏe.

Trong thành phần bắp cải có glutamine, một loại axit amin có tác dụng chống viêm, giảm kích ứng, dị ứng và các rối loạn về da. Các chất xơ, vitamin, khoáng chất giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón. Hàm lượng polyphenol cao trong bắp cải giảm nguy cơ bệnh tim mạch do ngăn ngừa tích tụ tiểu cầu và hạ huyết áp.

Đặc biệt bắp cải còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Cụ thể, theo kết quả của một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Cancer Biomarkers & Prevention của Mỹ, bắp cải chứa hàm lượng glucosinolates tương đối cao có đặc tính chống ung thư. Glucosinolates được cơ thể hấp thụ chuyển thành hợp chất isothiocyanate giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư bàng quang và ung thư đại tràng.

Một số công trình nghiên cứu của viện đại học New York cũng cho thấy ăn bắp cải thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn 1 tuần 1 lần bắp cải giảm 70% xác suất bị ung thư ruột. Nếu 2 tuần 1 lần sẽ giảm được 40%.

Tuy có nhiều lợi ích nhưng không phải ai ăn bắp cải cũng tốt nhất là nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:

Người bị bệnh tuyến giáp, bướu cổ

Bắp cải giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Tuy nhiên trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp.

Bên cạnh đó bắp cải cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có thể gây bướu cổ. Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì có thể khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Nếu muốn nên ăn bắp cải với lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa cẩn thận rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó goitrin sẽ bị phân giải hết.

Người bị bệnh thận

Axit oxalic có trong bắp cải có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (canxi, mangiê, sắt, kali…) tạo thành các muối oxalat, khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết này. Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày tạo thành sỏi thận.

Do đó người có t.iền sử sỏi thận hoặc đang mắc các bệnh về thận nên hạn chế ăn bắp cải. Để giảm lượng acid oxalic hấp thu, mọi người nên dùng thực phẩm chứa acid oxalic chung với thực phẩm hoặc thuốc có nhiều canxi, magiê, kali… hoặc sử dụng một số kỹ thuật chế biến thực phẩm giúp giảm lượng acid oxalic có sẵn trong bắp cải bằng cách xay, nghiền, cắt nhỏ hoặc nấu kỹ.

Người mắc bệnh về đường tiêu hóa

Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bắp cải.

Bắp cải giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau ngày. Ngoài ra ăn bắp cải sống trong các món salad, dưa muối xổi, … dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng, đặc biệt đối với người bị đau dạ dày. Vì thế nếu mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên thận trọng khi ăn bắp cải và tuyệt đối không nên ăn sống, nếu ăn thì phải nấu chín.

Người tạng hàn

Bắp cải là loại thực phẩm có tính hàn nên những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn. Để khắc phục, bạn nên chế biến bắp cải với một chút gừng tươi (loại gia vị có tính ấm) để cân bằng lại.

Bên cạnh đó trong quá trình chế biến các bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng bắp cải với dưa chuột, gan động vật, táo và măng cụt vì kết hợp cùng nhau sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cả hai loại thực phẩm. Nhất là măng cụt ăn cùng với bắp cải sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa đồng thời gây cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *