Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà quả dứa còn chứa một loại enzyme đặc biệt. Loại enzyme này có tác dụng gì? Vì sao khi bị đầy bụng, khó tiêu bạn nên ăn dứa?
1. Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa
Dứa là loại trái cây mùa hè thơm ngọt và có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất như: vitamin A, B6, C, K, mangan, thiamine, choline, canxi, phốt pho, kẽm…
Về thành phần dinh dưỡng, trong một cốc dứa (khoảng 165g) chứa khoảng:
82,5 calo
21,6g carbohydrate
0,9g protein
2,3g chất xơ
0,2g chất béo
78,9 mg vitamin C
0,2 mg vitamin B6
29,7 microgam folate
19,8 mg magie
180 mg kali
0,1 mg thiamine
0,2 mg đồng
1,5 mg mangan
Hàm lượng vitamin C cao trong dứa có vai trò duy trì sức khỏe của các mô liên kết và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Nước ép dứa cũng là nguồn cung cấp beta-carotene và vitamin A tuyệt vời. Những chất chống oxy hóa này thúc đẩy làn da khỏe mạnh, giúp chữa lành vết thương và hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da sớm.
Dứa chứa enzyme bromelain có lợi cho tiêu hóa.
2. Dứa hỗ trợ tiêu hóa như thế nào?
Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất, trong quả dứa còn chứa một loại enzyme đặc biệt có lợi cho sức khỏe tiêu hóa, đó là bromelain. Bromelain là một loại enzyme đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị nhiều loại bệnh. Trong lịch sử, người bản địa ở Trung và Nam Mỹ đã sử dụng dứa để chữa bệnh như rối loạn tiêu hóa. Nghiên cứu hiện đại cũng đã nghiên cứu tác dụng của bromelain trong dứa đối với sức khỏe con người.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, bromelain là một loại enzyme được gọi là enzyme phân giải protein. Nó được tìm thấy trong nước ép dứa và trong thân dứa.
Bromelain khiến cơ thể tạo ra các chất chống đau và sưng tấy. Bromelain cũng chứa các hóa chất dường như can thiệp vào tế bào khối u và làm chậm quá trình đông m.áu. Người ta sử dụng bromelain để điều trị đau nhức cơ, bỏng, sỏi thận và một số tình trạng sức khỏe khác.
Do enzyme bromelain trong dứa giúp p.hân h.ủy protein trong ruột nên nó có thể giúp giảm táo bón, đầy hơi và khó tiêu. Bromelain cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ đường ruột khỏi vi khuẩn gây tiêu chảy như như E.coli và giảm viêm ruột.
Hơn nữa, bromelain có tác dụng phá vỡ các protein cứng của thịt. Đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng làm chất làm mềm thịt trong các sản phẩm thương mại.
Khi nấu ăn, nhiều người cũng thường kết hợp dứa nấu với thịt, hoặc ướp dứa với thịt trước khi chế biến, sẽ làm cho thịt mềm, nấu ngon hơn và ăn dễ tiêu hơn. Dùng dứa tráng miệng sau bữa ăn cũng mang lại cảm giác tiêu hóa dễ chịu.
Nên uống nước ép dứa vừa phải để tránh tác dụng phụ về đường tiêu hóa.
3. Cách ăn dứa an toàn tốt cho tiêu hóa
Bạn nên ăn dứa chín, chọn quả tươi còn nguyên vẹn, gọt bỏ sạch vỏ và mắt. Không nên ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều nước ép dứa để tránh tiêu thụ nhiều đường. Chỉ nên uống một ly nước ép dứa mỗi ngày là vừa đủ và không thêm đường.
Cần lưu ý, ngoài các phản ứng dị ứng, bromelain có thể gây ra tác dụng phụ về đường tiêu hóa ở một số người như tiêu chảy và đau bụng. Những tác dụng phụ này là do không dung nạp thực phẩm chứ không phải dị ứng thực phẩm.
Một số tác dụng phụ của bromelain đã được báo cáo trong các nghiên cứu. Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất là khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở những người nhạy cảm hoặc dị ứng với dứa hoặc những người bị dị ứng khác. Ngoài ra, bromelain có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh amoxicillin.
Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelain tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu.
Đối với người có vấn đề về dạ dày, tiêu thụ nhiều dứa có thể gây buồn nôn, tiêu chảy hoặc ợ chua. Tính acid của dứa cũng có thể làm tăng triệu chứng ợ nóng ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
10 lợi ích của việc tiêu thụ tỏi tây
Ăn tỏi tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, sức khỏe tim mạch, đặc tính chống ung thư, điều hòa lượng đường trong m.áu…Tỏi tây là một loại rau thuộc họ Allium, cùng với hành và tỏi. Tiêu thụ tỏi tây có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của chúng ta. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của việc tiêu thụ tỏi tây.
Bổ sung tỏi tây trong chế độ ăn uống của bạn có thể là một lựa chọn bổ dưỡng, cho dù dùng sống trong món salad hay nấu chín. Ảnh: iStock.
Giàu dinh dưỡng
Tỏi tây là nguồn cung cấp vitamin A, C và K dồi dào cũng như các khoáng chất như sắt và mangan. Những chất dinh dưỡng này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ các chức năng cơ thể khác nhau.
Giàu chất chống oxy hóa
Tỏi tây chứa flavonoid, polyphenol và các hợp chất lưu huỳnh, hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể. Chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do có hại, giảm căng thẳng oxy hóa, viêm nhiễm và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.
Sức khỏe tiêu hóa
Tỏi tây rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và ngăn ngừa táo bón. Hàm lượng chất xơ trong tỏi tây cũng giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi.
Sức khỏe tim mạch
Tỏi tây có chứa các hợp chất như allicin giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chúng cũng có đặc tính chống viêm giúp giảm viêm trong mạch m.áu và các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi tây có thể giúp cải thiện mức cholesterol.
Đặc tính chống ung thư
Một số hợp chất trong tỏi tây, chẳng hạn như hợp chất lưu huỳnh và quercetin, đã cho thấy đặc tính chống ung thư tiềm năng. Chúng có thể giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, thúc đẩy quá trình apoptosis (c.hết tế bào theo chương trình) và làm giảm sự lây lan của tế bào ung thư.
Điều hòa lượng đường trong m.áu
Hàm lượng chất xơ trong tỏi tây làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu đường, giúp ổn định lượng đường trong m.áu. Điều này làm cho tỏi tây có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người muốn duy trì lượng đường trong m.áu khỏe mạnh.
Sức khỏe của xương
Tỏi tây chứa các khoáng chất, bao gồm canxi và mangan, rất cần thiết để duy trì xương khỏe mạnh và ngăn ngừa các tình trạng như loãng xương. Ngoài ra, hàm lượng vitamin K trong tỏi tây hỗ trợ hấp thu canxi và chuyển hóa xương.
Tác dụng chống viêm
Các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi tây có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như viêm khớp, bệnh tim và béo phì.
Giải độc
Tỏi tây chứa các hợp chất organosulfur hỗ trợ chức năng gan và hỗ trợ quá trình giải độc. Những hợp chất này giúp gan loại bỏ độc tố hiệu quả và tăng cường sức khỏe tổng thể của gan.
Hỗ trợ miễn dịch
Tỏi tây là nguồn cung cấp Vitamin C dồi dào, giúp tăng cường khả năng chống lại n.hiễm t.rùng của hệ thống miễn dịch. Vitamin C cũng hoạt động như một chất chống oxy hóa, giảm tổn thương tế bào và hỗ trợ cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể.