Vì sao ăn rau sống dễ bị lây nhiễm vi khuẩn E.coli?

Rau sống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn E.coli. Khi đi vào cơ thể, chúng gây nhiều bệnh như tiêu chảy nặng, viêm màng não ở trẻ sơ sinh…

Rau sống là món ăn được nhiều người lựa chọn, song chúng cũng là thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn E.coli. E.coli là loại vi khuẩn thường sống và sinh sản trong ruột già của cơ thể người và động vật, theo đường tiêu hóa thải ra ngoài. Chúng có khả năng gây bệnh rất đa dạng như gây nhiễm khuẩn đường tiểu; với cơ thể yếu gây nhiễm khuẩn m.áu; gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh; gây tiêu chảy nặng.

Vì sao rau sống dễ bị nhiễm vi khuẩn E.coli?

Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn E.coli trên rau sống là do nhiều nguồn lây nhiễm, như khâu sản xuất (rau thường bị tưới bởi nguồn nước bẩn, bón phân tươi), hay khâu sơ chế (nguồn nước rửa, người sơ chế bị nhiễm), vận chuyển và vị trí kinh doanh không được vệ sinh sạch sẽ, quá trình chế biến…

Đây cũng là những nguyên nhân khiến cho ký sinh trùng sinh sôi và lây lan như các loại giun sán, giun đũa chó mèo, sán lá gan… Khi ấu trùng vào cơ thể phát triển thành con sán. Ăn rau sống còn có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa khác như tiêu chảy, nhiễm giun hay kiết lỵ.

Cách để sử dụng rau sống an toàn

Tuy vậy, vị chuyên gia cho hay: “Với các loại thịt, khi nấu chín có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn E.coli nhưng rau sống thì không thể nấu chín. Song rau sống là loại thực phẩm dinh dưỡng, nên không thể không tiếp tục sử dụng. Vì thế người tiêu dùng trước khi mua cũng như khi sơ chế, chế biến bữa ăn tại nhà cần hiểu rõ các cách lựa chọn cũng như rửa rau sao cho an toàn”. Ông cũng chỉ ra nhiều người tiêu dùng tin rằng ngâm nước muối sẽ rửa sạch và loại bỏ sạch được các loại vi khuẩn, song đây không phải là quan niệm đúng đắn.

Lựa chọn, sơ chế rau sống đúng cách để hạn chế quá trình lây nhiễm E.coli vào cơ thể. Ảnh: Internet

“Ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ, lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, ngâm rau sống quá lâu (trên 10 phút) có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng của nó”. PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cũng thông tin thêm: Để loại bỏ được vi khuẩn có trong rau sống, người tiêu dùng cần nhặt sạch rau, rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

“Một số loại rau nên chần qua nước sôi, ở nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ c.hết và không gây hại cho cơ thể. Khi rửa xong, rau sống cần để ráo nước” – ông lưu ý thêm.

Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cũng chỉ ra các biện pháp tránh ngộ độc khi sử dụng rau ăn sống như sau:

Khi mua sản phẩm tươi sống, người tiêu dùng không nên để các sản phẩm ăn sống với các loại thịt, cá tươi sống cần phải nấu chín lẫn chung với nhau mà phải tách các sản phẩm ăn sống và sản phẩm cần nấu chín. Bởi theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm, các thực phẩm tươi sống đều chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng, virrus, nếu để chung các sản phẩm sống và các sản phẩm chín thì các mầm bệnh từ thực phẩm sống sẽ nhiễm sang thực phẩm chín.

Bên cạnh đó, khi mua rau nên lựa chọn rau còn tươi, nguyên vẹn, không bị trầy xước, dập nát hay héo úa. Nên chọn các sản phẩm có bao gói, thùng chứa, dây buộc hợp vệ sinh; trên bao bì hoặc nhãn gắn trực tiếp vào từng sản phẩm; sử dụng các sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu uy tín, các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn đã được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận (VietGAP, GlobalG.A.P, HACCP, ISO 22000, logo chuỗi thực phẩm an toàn…).

“Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại rau ăn sống, chúng ta cũng cần phải rửa rau nhiều lần dưới vòi nước máy, sau đó ngâm rau trong nước có pha chút muối ăn hoặc một lượng nhỏ thuốc tím (mua ngoài tiệm thuốc tây) có tác dụng khử trùng một số loại vi sinh vật gây hại còn bám trên bề rau tươi” -Ban Quản lý an toàn thực phẩm nêu rõ.

HẠ QUYÊN

Theo PLO

Sán ‘lúc nhúc’ đầy người vì những món ăn cả triệu người Việt ‘nghiện’ mê mẩn

Theo một khảo sát của Viện Sốt rét – Ký sinh trung – Côn trùng Trung ương, có đến 3/4 dân số Việt Nam nhiễm các loại giun sán, trong đó có sán xơ mít, sán dải lợn, sán dải bò…

Ảnh minh họa: Internet

Một số người cho rằng thực phẩm sống, tái có thể cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì có thể dẫn lối cho các vi khuẩn, giun, sán vào cơ thể.

Gỏi cá

Những loại cá nước ngọt như cá trê, cá quả, lươn sẽ chứa nhiều ấu trùng giun, sán. Cá diếc, cá trắm, cá chép mang ấu trùng sán lá gan nhỏ và cua, tôm chứa ấu trùng sán lá phổi.

Còn các loại cá biển như cá mực, cá thu, cá mòi, cá hồi… chứa rất nhiều ấu trùng giun tròn. Loại ấu trùng, ký sinh trùng này có thể gây nên các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, thậm chí dẫn đến tắc ruột, viêm ruột, loét dạ dày…

Nem chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt nhưng là ‘mầm bệnh’ lây nhiễm sán cực kỳ khủng khiếp. Ảnh minh họa: Internet

Rau sống

Rau sống đứng đầu trong những loại thực phẩm dễ gây bệnh nhiễm giun sán nhất. Các chuyên gia cho biết, không chỉ các loại rau thủy sinh có thân ống như rau cần, rau muống, cải xoong mà ngay cả những loại rau trồng trên cạn như xà lách, rau thơm… cũng đều có thể nhiễm ký sinh trùng như trứng giun đũa, giun móc, sán lá gan…

Một sự thật đáng sợ là có đến 97% mẫu rau sống được bày bán tại các chợ bị nhiễm ký sinh trùng. Và dù đã trải qua 3 lần rửa bằng nước sạch nhưng ít nhất vẫn còn 52% mẫu rau này tồn tại ấu trùng có thể gây hại cho cơ thể người.

Ăn rau sống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Nếu ăn phải những loại rau có chứa ký sinh trùng, bạn sẽ có nguy cơ bị các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, nhiễm giun sán hay kiết lị. Bạn cũng không nên ăn rau sống tại các hàng quán, bởi chúng thường không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, nếu mua rau về dùng thì bạn cần rửa rau nhiều lần bằng nước sạch cũng như phải ngâm nước muối. Cách tốt nhất để đảm bảo cho sức khỏe là rau bạn tự trồng.

Những món ăn về ốc luôn hấp dẫn các tín đồ ăn vặt. Tuy nhiên, ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể như ký sinh trùng giun ống. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn ốc, bạn phải nấu thật chín. Tuyệt đối không nên ăn ốc chín tái. Ảnh minh họa: Internet

Thủy hải sản tươi sống

Cả hai loại cá nước ngọt và nước mặn đều có khả năng chứa ấu trùng và ký sinh trùng như nhau. Trong đó, những loại cá nước ngọt như cá trê, cá quả, lươn sẽ chứa nhiều ấu trùng giun sán. Cá diếc, cá trắm, cá chép mang ấu trùng sán lá gan nhỏ và cua, tôm chứa ấu trùng sán lá phổi.

Tiết canh, nội tạng động vật

Tiết canh hay các món được chế biến từ nội tạng động vật luôn là một trong những món ăn được rất nhiều người Việt ưa thích. Tuy nhiên, các món ăn này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, tiết canh mang rất nhiều mầm bệnh từ m.áu của động vật, sẽ làm tăng nguy cơ mắc giun sán, bệnh về tiêu hóa hay viêm não cho người sử dụng.

Ốc

Những món ăn về ốc luôn hấp dẫn các tín đồ ăn vặt. Tuy nhiên, ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể như ký sinh trùng giun ống. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn ốc, bạn phải nấu thật chín. Tuyệt đối không nên ăn ốc chín tái.

Rau sống đứng đầu trong những loại thực phẩm dễ gây bệnh nhiễm giun sán nhất. Các chuyên gia cho biết, không chỉ các loại rau thủy sinh có thân ống như rau cần, rau muống, cải xoong mà ngay cả những loại rau trồng trên cạn như xà lách, rau thơm… cũng đều có thể nhiễm ký sinh trùng như trứng giun đũa, giun móc, sán lá gan… Ảnh minh họa: Internet

Các loại thịt tái

Nếu bạn là “tín đồ” của các loại thịt tái khi ăn phở hay các món nhúng thì nên loại bỏ ngay. Vì các nghiên cứu đều cho thấy, thịt bò sống sẽ chứa một loại sán rất nguy hiểm, gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí còn ảnh hưởng đến khớp và não. Cụ thể, với tỉ lệ 31 – 98% thịt bò bị nhiễm sán lá gan thì ăn bò nhúng, tái quả là mối nguy hại khôn lường.

Theo TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam), khi ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ thì nguy cơ bị nhiễm sán rất cao. Sán dây trưởng thành phát triển rất nhanh trong ruột lợn, có thể ảnh hưởng đến não bộ của con người. Ngoài ra, sán lợn cũng phát triển qua ấu trùng như tiếp xúc với phân lợn, hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể lây nhiễm sang một số mô trong cơ thể con người.

“Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực phẩm chế biến từ lợn có nguy cơ nhiễm sán cao hơn cả, sau đó mới đến gà, vịt… Trứng sán thường sẽ theo thức ăn hoặc nước uống chưa chín kỹ đi vào dạ dày và sinh sôi, nảy nở. Đó là lý do vì sao chúng ta không nên ăn thịt lợn chưa chín kỹ, còn tái hoặc ăn nem chua, tiết canh, nội tạng lợn như lòng non, lòng già, dạ dày… Đừng quên, không chỉ riêng chuyện ăn tiết canh, thịt lợn tái, sống thì mới có nguy cơ cao bị nhiễm sán. Thịt lợn, trâu, bò, cá, cua, rau sống ăn kèm… nói chung đều có khả năng lây nhiễm sán cho cơ thể, tùy thuộc vào món ăn của bạn có đảm bảo vệ sinh, đảm bảo nấu chín kỹ hay chưa”, TS Từ Ngữ cho hay.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *