Không tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài có thể khiến người bệnh lúc nào cũng có cảm giác mắc tiểu.
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.
Bàng quang có chức năng lưu trữ nước tiểu, từ đó giúp kiểm soát quá trình tiểu tiện. Với tình trạng không thể tống hết nước tiểu trong bàng quang thì người lớn t.uổi và nam giới sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ bàng quang, khiến nước tiểu không thể tống hết ra ngoài. ẢNH SHUTTERSTOCK
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài:
Tác dụng phụ của thuốc
Khi muốn đi tiểu, các cơ bàng quang sẽ co lại và tống nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, một số loại thuốc lại ảnh hưởng đến quá trình này, làm thay đổi hoạt động của cơ bàng quang và khiến không thể tống hết nước tiểu ra ngoài, theo trang sức khỏe Livestrong (Mỹ).
Các loại thuốc có thể gây tác dụng phụ này là thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc giãn cơ hoặc thuốc kháng histamine được dùng để trị dị ứng. Nếu xuất hiện tác dụng phụ này, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ để được đổi thuốc.
Bị tắc nghẽn niệu đạo
Nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang, sau đó đưa ra ngoài qua niệu đạo. Do đó, bất kỳ tác nhân gây tắc nghẽn niệu đạo nào cũng có thể làm cản trở dòng chảy nước tiểu.
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này ở nam giới là phì đại tuyến t.iền liệt. Với phụ nữ, sa bàng quang cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiểu.
Các vấn đề thần kinh
Khi đầy nước tiểu, bàng quang sẽ căng lên và gửi tín hiệu thần kinh đến não. Khi muốn tiểu, não sẽ gửi tín hiệu làm co các cơ bàng quang và ép nước tiểu ra ngoài.
Do đó, bất kỳ vấn đề nào làm gián đoạn tín hiệu thần kinh giữa não và bàng quang cũng đều có thể khiến bàng quang không thể tống hết nước tiểu ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như đột quỵ, tiểu đường, đa xơ cứng, sinh con hay chấn thương liên quan đến não, cột sống, xương chậu.
T.uổi cao
Một trong những tác động tiêu cực của lão hóa đến sức khỏe là các cơ bàng quang suy yếu. Cơ bàng quang yếu đi thì nước tiểu sẽ khó đưa hết ra ngoài.
May mắn là tập luyện thể thao thường xuyên, đặc biệt là các bài tập tác động đến cơ sàn chậu như squat, và duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp duy trì sức khỏe cơ bàng quang, theo Livestrong.
Bạn đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày, bao nhiêu lần là manh mối của bệnh?
Một số người có thể đi tiểu 10 lần một ngày, nhưng điều đó vẫn ổn nếu không gây khó chịu. Những người khác có thể chỉ 4 lần trong suốt 24 giờ. Điều đó cũng tốt và không có gì phải lo lắng.
Không có gì bất thường khi có những ngày nước tiểu ít hoặc nhiều. Số lần đi tiểu trung bình từ sáng đến tối thường khoảng 7 lần, theo trang web của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) .
Một số người có thể đi tiểu 10 lần một ngày, điều đó vẫn ổn nếu không gây khó chịu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đi tiểu nhiều hơn cảnh báo điều gì?
Tiến sĩ Raymond Rackley, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, Giáo sư phẫu thuật tại Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết: 80% nguyên nhân gây ra các vấn đề về bàng quang có liên quan đến các bệnh khác, không phải bàng quang. Những vấn đề này có thể liên quan hệ thần kinh hoặc tim mạch.
Tiến sĩ Cecile Ferrando, tại Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết mọi vấn đề xuất phát từ thói quen thông thường của bạn.
Đi tiểu khoảng 6 – 8 lần một ngày là bình thường.
Đi nhiều lần hơn có thể do uống quá nhiều nước hoặc tiêu thụ quá nhiều caffeine gây lợi tiểu.
Nhưng đi tiểu thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng, bao gồm n.hiễm t.rùng bàng quang, các vấn đề về tuyến t.iền liệt, bệnh tim, phù chân hoặc viêm bàng quang kẽ, theo Cleveland Clinic .
Đi tiểu thường xuyên cũng có thể là triệu chứng của bàng quang hoạt động quá mức, do tổn thương dây thần kinh, dùng thuốc trị bệnh, n.hiễm t.rùng, thừa cân và thiếu hụt estrogen.
Tiến sĩ Rackley cho biết, mọi người thường đi tiểu nhiều vào ban đêm khi già đi. Nhưng hầu hết những người sau 60 t.uổi hiếm khi hơn 2 lần một đêm, vì vậy, nhiều hơn mức này có thể liên quan đến vấn đề về sức khỏe.
Hãy đi khám nếu tần suất đi tiểu thay đổi đột ngột. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những thay đổi về tần suất đi tiểu có phải là lý do để lo lắng?
Mặc dù mỗi người có một mức “bình thường” riêng về tần suất đi tiểu, nhưng có lẽ có một điều “bất bình thường” bạn cần lưu ý.
Đó là những thay đổi đột ngột trong thói quen đi tiểu của bạn – hoặc màu hoặc mùi của nước tiểu khác lạ – có thể là tín hiệu từ cơ thể rằng có điều gì đó không ổn, theo Cleveland Clinic .
Đi tiểu tăng đột ngột có thể do:
N.hiễm t.rùng đường tiết niệu.
Bàng quang hoạt động quá mức.
Mức độ canxi bất thường trong cơ thể của bạn (tăng canxi huyết hoặc hạ canxi m.áu).
Bệnh tiểu đường.
Sỏi thận.
Thiếu m.áu hồng cầu hình liềm.
Trong khi đó, việc đi tiểu giảm rõ rệt có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tuyến t.iền liệt hoặc tắc nghẽn niệu quản.
Hãy đi khám nếu tần suất đi tiểu thay đổi đột ngột, đặc biệt nếu bất thường không giải thích được và kéo dài hơn một vài ngày, theo Cleveland Clinic .
Đi tiểu quá ít lần hoặc quá nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn, đặc biệt là khi đi kèm với các triệu chứng như: đau lưng, có m.áu trong nước tiểu, nước tiểu đục hoặc đổi màu, khó đi tiểu, sốt, rò rỉ giữa các lần đi tiểu, đau khi đi tiểu, nước tiểu có mùi, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today.
Nếu nhận thấy sự thay đổi đáng kể về tần suất hoặc lượng nước tiểu, ngay cả khi nó vẫn nằm trong giới hạn bình thường, vẫn nên đi khám.