Vì sao Bộ Y tế đề xuất cấm t.huốc l.á điện tử và shisa?

Với tính chất gây hại cho sức khỏe, thậm chí gây nghiện chất nicotine, t.huốc l.á điện tử và shisa là hai loại t.huốc l.á thế hệ mới có thể sẽ bị cấm tại Việt Nam.

Trong khi đó, t.huốc l.á nung nóng cũng đang được các nhà quản lý đặt ra vấn đề cần có quy định quy chuẩn quốc gia để giới hạn hàm lượng t.huốc l.á an toàn cho người sử dụng.

TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

Trước thông tin Bộ Y tế đang đề xuất cấm t.huốc l.á điện tử và shisa, phóng viên Nhân Dân điện tử đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

Phóng viên: Thưa ông Nguyễn Huy Quang, Luật Phòng chống tác hại của t.huốc l.á đã được triển khai khá hiệu quả trong thời gian. Xin ông cho biết những thành tựu Việt Nam đã đạt được?

TS Nguyễn Huy Quang: Sau một thời gian triển khai Luật, Việt Nam đạt được thành tích ngoạn mục, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đ.ánh giá cao như tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á giảm xuống 2% ở nam giới, tỷ lệ hút t.huốc l.á thụ động giảm 12-15% và tỷ lệ hút t.huốc l.á ở độ t.uổi thanh thiếu niên giảm tốt.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng vẫn còn phải đối mặt với thực tế là số người hút t.huốc l.á ở nơi công cộng, ở điểm cấm hút t.huốc l.á còn cao. Chúng ta cũng vẫn còn khó kiểm soát việc nhập lậu t.huốc l.á từ biên giới về.

Vì thế, các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục tuyên truyền phổ biến để người dân hiểu được tác hại của t.huốc l.á để có sự thay đổi về hành vi. Phải làm thế nào người đứng đầu ở nơi công cộng thực hiện trách nhiệm của mình trong việc cấm hút t.huốc l.á. Nơi nào cấm t.huốc l.á sẽ phải có phòng cách ly để không ảnh hưởng đến mọi người chung quanh. Chúng tôi cũng tập trung vào cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí để nâng cao nhận thức tác hại của t.huốc l.á, ngăn ngừa quảng cáo khuyến mại và tài trợ, đặc biệt cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phòng chống buôn lậu t.huốc l.á qua biên giới bằng việc xử phạt nghiêm minh.

Phóng viên: Hiện nay Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số loại t.huốc l.á hiện đại mới xâm nhập vào Việt Nam mà Luật chưa có quy định điều chỉnh. Theo ông, với những loại t.huốc l.á này, chúng ta sẽ quản lý như thế nào?

TS Nguyễn Huy Quang: Sau t.huốc l.á truyền thống, xuất hiện loại t.huốc l.á hiện đại gồm t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng và shisa (thuốc lào của Ả Rập). Trong đó, t.huốc l.á điện tử có chiết xuất hóa học của chất nicotine, qua hệ thống hơi sẽ tỏa khói vào người hút. Thuốc shisa có sự phối hợp giữa các loại hương liệu cũng chứa chất nicotine. T.huốc l.á nung nóng sử dụng nguyên liệu lá t.huốc l.á, giấy pha tẩm lá t.huốc l.á và đặc biệt loại thuốc này làm nóng bằng bộ phận nung nóng có pha một chút kim loại kẽm để giúp làm nóng điếu thuốc ở nhiệt độ 350 độ, cũng gây hại cho sức khỏe.

Hiện nay, những loại thuốc này chưa xâm nhập vào Việt Nam nhiều. Theo kết quả một cuộc điều tra năm 2015 cho thấy, trong số những người hút t.huốc l.á, có khoảng 2% sử dụng t.huốc l.á hiện đại và ngày một tăng. Nếu không có cảnh báo mang tính chất xã hội để đến khi giới trẻ nghiện thì cấm không còn tác dụng.

Trước những tác hại của shisa và t.huốc l.á điện tử với người dân, với an ninh trật tự và đặc biệt là giới trẻ, Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu cùng Bộ Công thương đề xuất Chính phủ và Quốc hội cấm sử dụng và nhập khẩu sử dụng t.huốc l.á điện tử, shisa vào năm 2020.

Hiện nay, chúng tôi đang thu thập thêm bằng chứng của thế giới và Việt Nam để có được những phân tích về cơ chế chính sách, tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á điện tử, shisa và tác hại với sức khỏe, tác động đến đời sống cộng đồng thế nào.

Phóng viên: Vì sao Việt Nam đề xuất cấm hai loại t.huốc l.á hiện đại là shisa và t.huốc l.á điện tử?

TS Nguyễn Huy Quang: Qua nghiên cứu của thế giới cũng như của Việt Nam, t.huốc l.á điện tử và shisa có tác hại đối với sức khỏe con người không khác gì t.huốc l.á truyền thống nhưng có tác hại là do sự phối trộn của các hương liệu có nicotine làm cho vị giác của giới trẻ sẽ có sự thay đổi. Loại thuốc này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, hô hấp, trong đó có ung thư phổi, vòm họng…

Ngoài ra, với sự tự phối trộn hương liệu khác nhau, có thể lên tới bốn nghìn hương liệu, dễ tiếp cận giới trẻ, hút êm và sâu nhưng việc trộn nhiều hàm lượng nicotine trong loại t.huốc l.á này sẽ làm cho tỷ lệ giới trẻ nghiện tăng lên nhanh chóng. Nhiều đối tượng có thể lợi dụng khe hở này để tăng lượng nicotine, thậm chí pha trộn cả h.eroin trong shisa hay t.huốc l.á điện tử, lâu dài gây nghiện. Điều này sẽ gây tác hại cho cho sức khỏe, kinh tế, tương lai nòi giống Việt Nam và trật tự, an toàn xã hội.

Đặc biệt, tính an toàn của hệ thống t.huốc l.á điện tử không tốt. Tại Mỹ, đã ghi nhận hơn hai nghìn trường hợp thương vong, 39 ca t.ử v.ong liên quan t.huốc l.á điện tử. Rõ ràng, t.huốc l.á điện tử hay shisa có những tác hại lớn.

Hiện nay, trên thế giới đã có 42 quốc gia cấm t.huốc l.á điện tử; 56 quốc gia cho phép bán t.huốc l.á điện tử nhưng có các quy định, hạn chế về việc bán; 30 quốc gia quy định hàm lượng nicotine (hay các hàm lượng chất khác) trong t.huốc l.á điện tử.

Riêng đối với t.huốc l.á nung nóng do áp dụng quy định của Luật Phòng chống tác hại của t.huốc l.á là vẫn được dùng nguyên liệu lá t.huốc l.á và chế phẩm khác có liên quan, nên theo Luật, loại này vẫn được cho phép sử dụng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ yêu cầu phải có những quy định mang tính đặc biệt hơn như cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và phải có quy định quy chuẩn quốc gia cho loại thuốc này, để giới hạn hàm lượng an toàn cho người sử dụng.

Xin cảm ơn TS Nguyễn Huy Quang!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các sản phẩm t.huốc l.á đều độc hại với sức khoẻ và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy t.huốc l.á điện tử gây nguy hại đối với sức khoẻ cộng đồng tương tự t.huốc l.á điếu thông thường.

Các ảnh hưởng của t.huốc l.á điện tử bao gồm tăng nguy cơ nghiện nicotine với người từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ, bỏng, chấn thương, gãy xương. Dạng hơi của t.huốc l.á điện tử bên cạnh các chất gây nghiện, vẫn chứa formaldehyde, benzene và nitrosamines (chất đặc biệt có trong t.huốc l.á và gây ung thư), acetaldehyde và các chất gây ung thư khác. Do đó, người hít phải khói t.huốc l.á điện tử cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất như ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày…

THIÊN LAM

Theo Nhân dân

Đột quỵ do xuất huyết não khác gì đột quỵ “kiểu thường gặp”?

Tôi nghe nói có một dạng đột quỵ ít gặp gọi là đột quỵ xuất huyết não, hơi khác với kiểu thông thường và không nên hô hấp nhân tạo hay di chuyển nạn nhân, không biết đúng không?

Ảnh minh họa

Bạn đọc Nguyễn Thị Lệ D. (nữ, 57 t.uổi, quận Gò Vấp, TP HCM), hỏi: Tôi nghe nói có một dạng đột quỵ là “xuất huyết não” khác biệt so với đột quỵ theo cách phổ biến là nhồi m.áu não, và trong dạng này nếu lỡ di chuyển bệnh nhân hay hô hấp nhân tạo thì không tốt mà lại còn nguy hiểm. Có thực vậy không? Biểu hiện giữa 2 dạng đột quỵ này có gì khác nhau không và nên sơ cứu như thế nào đối với người đột quỵ dạng xuất huyết não? Tôi và chồng đều cao t.uổi (57 và 65) nên rất lo…

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:

Đột quỵ đúng là có 2 dạng là nhồi m.áu não và xuất huyết não, trong đó nhồi m.áu não phổ biến hơn. Nhồi m.áu não là tình trạng một phần nhu mô não bị tổn thương do mạch m.áu nuôi bị thuyên tắc gây ra bởi mảng xơ vữa bong ra hoặc do huyết khối. Xuất huyết não là tình trạng một phần nhu mô não bị tổn thương do mạch m.áu nuôi bị vỡ, xuất huyết, tạo khối m.áu tụ chèn ép.

Biểu hiện lâm sàng của cả 2 dạng này giống nhau. Tùy thuộc vào phần nhu mô não bị tổn thương nhỏ hay lớn, khối m.áu tụ nhỏ hay lớn, sẽ biểu hiện triệu chứng từ nhẹ đến nặng: yếu nửa người, nói đớ, nuốt khó, méo mặt…, nặng hơn có thể hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn, t.ử v.ong.

Đối với người thân và bản thân bệnh nhân, việc tự phân biệt nhồi m.áu não hay xuất huyết não khi xảy ra sự cố là không thể và không phải điều cần làm. Điều cần làm là khi có các triệu chứng tôi đã liệt kê bên trên, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nếu có biểu hiện hôn mê, suy hô hấp – tuần hoàn (ngưng tim, ngưng thở), thì người đột quỵ do nhồi m.áu não hay xuất huyết não đều cần được hồi sức tim phổi ngay: ép tim ngoài lòng ngực (ấn tim), hô hấp nhân tạo (thổi ngạt) trên đường đến bệnh viện hoặc trong khi chờ xe cấp cứu tới.

Khi vào viện, bác sĩ sẽ dùng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để phân biệt 2 dạng đột quỵ (CT scan sọ não hoặc MRI sọ não)

Đối với nhồi m.áu não, bệnh nhân sẽ được tái thông mạch m.áu não bằng thuốc tiêu huyết khối hoặc can thiệp mạnh m.áu não (hút thuyết khối, đặt stent). Đối với xuất huyết não, bệnh nhân sẽ được can thiệp mạch m.áu não hoặc phẫu thuật sọ não lấy khối xuất huyết, cầm m.áu.

T.uổi cao, tăng huyết áp là các yếu tố nguy cơ dễ gây đột quỵ. Do đó, anh chị nên khám sức khỏe định kỳ, điều trị kiểm soát huyết áp, chế độ ăn giảm béo, giảm mặn, tập thể dục điều độ vừa sức.

Anh Thư ghi

Theo nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *