Vitamin là vi chất dinh dưỡng giúp thực hiện các chức năng quan trọng trong cơ thể con người. Các chất cần thiết nhất cho cơ thể như vitamin A, D, C, E, K và vitamin B phức tạp.
Phương Hà
Theo It’s AumSum Time/Zing
Chất dinh dưỡng vi lượng và sức khỏe
Vi chất là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vậy vi chất là những chất gì? Ảnh hưởng thế nào lên sức khỏe ?
Định danh vi chất
Vi chất dinh dưỡng, vi chất, micronutrients, là các yếu tố thiết yếu cần cho cơ thể để hoàn thành các chức năng sinh lý học và duy trì sức khỏe, với số lượng rất nhỏ, dưới 100 miligram mỗi ngày.
Vi chất dinh dưỡng của con người chính là các vitamin và khoáng chất. Hiện nay, có hơn 13 vitamin và 14 khoáng chất sau được liệt kê vào danh sách các yếu tố vi lượng cần thiết cho con người.
Vitamin
Vitamin là các hợp chất hữu cơ được tạo ra bởi thực vật và động vật có thể bị phá vỡ bởi nhiệt, axit hoặc không khí. Các vitamin thường đóng vai là các co-enzyme, trợ giúp các enzyme trong chuyển hóa; hoặc là các chất bio-catalyzer, xúc tác cho các phản ững sinh học, ngõ hầu tạo ra năng lượng, phân chia tế bào, tạo hồng cầu, phân chia tế bào, sinh tổng hợp collagen, nâng cao hệ miến dịch…
* Các vitamin tan trong nước (water-soluble vitamins)
-Vitamin B1 (thiamine): quan trọng trong chuyển hóa năng lượng.
-Vitamin B2 (riboflavin): chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa chất béo, chức năng tế bào…
-Vitamin B3 (niacin): giúp chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.
-Vitamin B5 (pantothenic acid): cần thiết cho việc tổng hợp axit béo.
-Vitamin B6 (pyridoxine): giúp cơ thể giải phóng glucose từ kho dự trữ, chuyển hóa năng lượng và tân tạo hồng huyết cầu.
-Vitamin B7 (biotin): giữ vai trò trong chuyển hóa axit amin, axit béo và glucose.
-Vitamin B9 (folate): vai trò quan trọng trong phân chia tế bào.
-Vitamin B12 (cobalamin): rất cần thiết cho sự tạo huyết cầu tố và hồng cầu, hoàn thiện chức năng hệ thần kinh trung ương, não bộ.
-Vitamin C (ascorbic acid): cần thiết để sinh tổng hợp collagen ở da, mạch m.áu; sinh tổng hợp các chất trung gian dẫn truyền thần kinh, nâng cao chức năng của hệ thống miễn dịch, và là một chất chống oxy-hóa quan trọng bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do stress oxy-hóa.
* Các vitamin tan trong dầu (fat-soluble vitamins)
-Vitamin A: Cần thiết để tổng hợp chất rhodopsin ở mắt , chất dần truyền thần kinh thị giác quan trọng, giúp con người có thể nhìn thấy.
-Vitamin D: Kích thích hệ miến dịch, quan trọng để hấp thụ calci và phát triển xương.
-Vitamin E: Vai trò trong hệ s.inh d.ục, miễn dịch, chất chống oxy-hóa quan trọng bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do stress oxy-hóa.
-Vitamin K: Giúp gan tổng hợp chất prothrombin, rất quan trọng trong quá trình đông m.áu, và giúp phát triển xương.
Khoáng chất (minerals)
Là các chất vô cơ, tồn tại trong đất hoặc nước. Vì là khoáng vô cơ, chúng không bị không thể bị phá vỡ bởi nhiệt, không khí hay các enzyme tiêu hóa.
* Khoáng chất đa lượng (macrominerals)
-Calcium: Khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương, răng. Hỗ trợ việc co bắp cơ vân và cơ trơn thành mạch m.áu, yếu tố quan trọng trong đông mấu (yếu tố 4)….
-Phospho: Thành phần cấu tạo của xương và màng tế bào.
-Magne: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, điều hòa co cơ, huyết áp.
-Natri: Chất điện giải, cation chính của các dịch thể trong cơ thể con người. Giúp duy trì cân bằng thể dịch (fluid balance) và ổn định huyết áp.
-Clo: Anion chính cân bằng với natri. Giúp cân bằng thể dịch và dịch tiêu hóa.
-Kali : Chất điện giải chính của tế bào chất, giúp dẫn truyền thần kinh ở màng tế bào và chức năng co cơ.
-Sulfur (lưu huỳnh): Có ở mọi tế bào và ở trong hai axit amin cystein và methionine.
* Khoáng chất vết (trace minerals)
-Sắt: Giúp hemoglobin (huyết cầu tố) và myoglobin (nhục tố) trao đổi oxy, chất xúc tác cần thiết cho một số enzymes, hóc môn.
-Mangan : Giúp chuyển hóa carbohydrate, amino acid and cholesterol.
-Đồng : Cần cho sự thành lập mô liên kết, cho hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.
-Kẽm: Cần cho phát triển cơ thể, chức năng miến dịch và sự lành của các vết thương.
-Iod: Chất khoáng chính để sinh tổng hợp các hóc-môn tuyến giáp.
-Fluo Cần thiết cho phát triển xương và răng.
-Selen Quan trọng cho tuyến giáp, hệ s.inh d.ục, miến dịch và là chất chống oxy-hóa.
Thiếu vi chất: không được!
Dù hàm lượng rất nhỏ, vi chất cũng là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn, và các nhà khoa học dinh dưỡng đã xếp vi chất vào một trong bốn thành phần của ô vuông thức ăn bên cạnh ba đại chất (macronutrients) là bột đường, chất béo và chất đạm.
Trong thực tế, để dễ nhớ, dễ áp dụng, các nhà dinh dưỡng đã ví von: “Phần ăn tốt cũng như cái áo hoàn chỉnh cần đủ các thành phần với tỷ lệ cân đối: vạt trước, vạt sau, hai tay, một cổ…thiếu không được, nhưng thừa cũng không xong”. Và các yếu tố vi lượng cũng vậy, hàm lượng rất ít nhưng mức độ cần thiết cũng rất cao.
Thừa vi chất: cũng gây hại!
Trong y khoa, danh sách các bệnh do thiếu vi chất trên con người khá dài: Thiếu vitamin A gây Khô mắt, Quáng gà và Mù; Thiếu vitamin B1 gây bệnh Tê phù Beri-beri, Thiếu vitamin B12 gây bệnh Thiếu m.áu Biermer, Thiếu vitamin C gây bệnh xuất huyết Scorbut; Thiếu vitamin D gây bệnh Còi xương; Thiếu Calci gây chứng Tetania; Thiếu sắt (Fe) gây Thiếu m.áu nhược sắc; Thiếu Kali gây Liệt ruột cơ năng….
Nhưng thừa vi chất cũng gây ra không ít bệnh, phiền toái: Bệnh thừa vitamin ( hypervitaminosis) như: Thừa vitamin A, vitamin D gây Tăng áp nội sọ; Thừa Iod gây JodBasedow; Thừa Sắt sẽ bị bệnh Hemosiderosis; Thừa Đồng sẽ bị bệnh Wilson gây thoái hóa gan và não bộ…
Thay lời kết
Vi chất dinh dưỡng tuy hàm lượng cần thiết cho cơ thể rất thấp, nhưng chúng lại rất quan trọng vì thường hoặc đóng vai là chất “trợ enzyme” (co-enzyme) cho hàng loạt enzyme chuyển hóa, hoặc đóng vai chất xúc tác sinh học (bio-catalyzer) cho vô số các phản ứng sinh học trong cơ thể con người.
Vì các chất vi lượng rất cần thiết, do đó, nhiều nhà sản xuất thực phẩm được phép “bổ sung” (enrichment) hay “làm giàu” (fortification) thêm các yếu tố vi lượng cho sản phẩm đạt đến ngưỡng dinh dưỡng cần thiết. Ví dụ: Nhiều loại sữa “công thức” được gia thêm vitamin và khoáng chất; Nước cam vắt thêm calci; Nước ngọt pha thêm vitamin; Muối ăn pha thêm iod.v.v…
Có thể ví von rằng, các vi chất (micronutrient) là “tia lửa” để đốt cháy các chất dinh dưỡng đa lượng (macronutrients) là bột đường, chất béo, chất đạm, những “nhiên liệu” cần thiết để cung cấp năng lượng, sức sống cho cơ thể. Và phải có sự tương đồng, cân đối giữa vi lượng với đa lượng, như giữa cái “bu gi” với bộ máy chiếc xe hơi.
TS.BS Trần Bá Thoại
Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam
Theo Dân trí