Vì sao đang sống khỏe mạnh lại đột tử?

Đột tử do tim thường diễn biến rất nhanh, người bệnh mệt mỏi rồi rơi vào hôn mê, có thể t.ử v.ong sau 1 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tôi có người quen mới 41 t.uổi, đang đi làm bình thường. Sau bữa ăn tối, anh than mệt và chỉ 15 phút sau đã hôn mê. Khi xe cấp cứu 115 tới nhà, anh ấy qua đời. Tại sao một người đang sống bình thường lại bị đột tử? Bác sĩ lý giải giúp tôi đột tử có giống đột quỵ não không? Tôi cảm ơn! (Vũ Văn Ninh – Yên Bái).

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đình Việt – Trưởng khoa Nội tim mạch và Cấp cứu tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tư vấn:

Đột tử do tim là tình trạng ngưng tim đột ngột, khác với đột quỵ não. Đột quỵ não do tắc mạch hoặc vỡ mạch m.áu lên não với biểu hiện yếu chân tay, méo miệng, khó nói, hôn mê. Bệnh nhân không t.ử v.ong ngay lập tức như đột quỵ tim.

Đột tử khiến người bệnh có thể t.ử v.ong 1 giờ. Bệnh nhân có thể bị vỡ tim, vỡ mạch m.áu lớn của tim. Nguyên nhân do các bệnh lý tim mạch như hẹp tim hai lá, tim bẩm sinh, cục m.áu đông, mạch vành quá hẹp dẫn tới tim không đủ m.áu nuôi dưỡng nên ngừng đột ngột.

Đột tử còn do tình trạng rối loạn nhịp. Người bệnh có biểu hiện tim ngừng đ.ập hoặc cơn rối loạn nhịp nhanh trước đó. Một số người có sẵn bệnh nền rối loạn nhịp do bệnh lý bẩm sinh nhưng khi cao t.uổi mới biểu hiện hoặc bệnh nhân có thể bị lóc tách động mạch chủ điều trị không đúng.

Đột tử có thể xảy ra ở bất kể lứa t.uổi nào từ trẻ nhỏ tới người già. Trong đó, người cao t.uổi hay gặp nhất do bị nhồi m.áu cơ tim. Có 50% số bệnh nhân nhồi m.áu cơ tim không kịp đến bệnh viện, đột tử tại nhà.

Để phát hiện có nguy cơ đột tử không, người dân cần tầm soát các bệnh lý về mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường. Người đã đặt stent mạch vành hoặc có biểu hiện bất thường như dễ hồi hộp, đ.ánh trống ngực, ngất cần đi kiểm tra.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng ngừng tim rất đặc trưng như: người bệnh đột ngột cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi, hồi hộp, có dấu hiệu ngừng tuần hoàn (co giật, tím tái, đại tiểu tiện không tự chủ), không thấy mạch đ.ập. Ngay sau đó, bệnh nhân hôn mê và t.ử v.ong chỉ trong vài phút nếu không phát hiện sớm.

Người bệnh được cấp cứu ban đầu đúng sẽ còn cơ hội cứu sống. Người xung quanh cần thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn như ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo, gọi điện tới 115 hoặc đường dây nóng các bệnh viện gần nhất.

Để phòng bệnh, những người rối loạn mỡ m.áu, tăng huyết áp, đái tháo đường cần quản lý tốt bệnh nền. Ăn nhiều rau xanh, cá, ăn thịt trắng. Hằng ngày, bạn nên tập thể thao, hạn chế bia rượu, bỏ t.huốc l.á.

Với người có bệnh tim bẩm sinh, có bất thường ở tim cần dự phòng bằng các chương trình khám sức khỏe đều đặn, đồng bộ phát hiện sớm nguy cơ. Bác sĩ có thể can thiệp, điều trị dự phòng đột tử.

B.é t.rai 7 t.uổi bị đột quỵ

B.é t.rai ở Phú Thọ được đưa vào cấp cứu với biểu hiện yếu liệt chi, khó nói. Các bác sĩ phát hiện sọ não có tổn thương đột quỵ não.

Bệnh nhi H.Đ.H (7 t.uổi, trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói. Theo người nhà, 5 ngày trước khi vào viện, bé xuất hiện triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn ngắn, có tình trạng khó nói nhưng không sốt, không đau đầu, đại tiểu tiện tự chủ. Gia đình đưa bé tới khám tại Trung tâm y tế huyện, trẻ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não nhưng không phát hiện bất thường nên được yêu cầu tiếp tục theo dõi tại nhà.

Tuy nhiên, trẻ liên tiếp xuất hiện cơn yếu liệt chi. Đến 18/2, tình trạng của bệnh nhi nặng hơn, gia đình đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ khám. Lúc này, trẻ khó thở nhiều phải thở oxy hỗ trợ, mệt mỏi, tứ chi yếu liệt, cơ lực còn 3/5, khó nói, đại tiểu tiện không tự chủ, có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.

Bác sĩ Nguyễn Võ Lộc thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.

Trẻ nhanh chóng được chiếu chụp và phát hiện tổn thương phía trước cầu não. Kết hợp với các chuyên gia tại Hà Nội, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhồi m.áu nhu mô não – một dạng đột quỵ, cầu não và thân não.

Sau 20 ngày điều trị, trẻ đã đi lại được bình thường, nói rõ, ăn uống tốt, đại tiểu tiện tự chủ, không sốt, không nôn, không đau đầu. Trẻ được xuất viện và hẹn tái khám sau 2 tuần.

Bác sĩ nội trú Nguyễn Võ Lộc – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, cho biết nhồi m.áu não là căn bệnh nguy hiểm rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng rất nặng nề như: rối loạn ngôn ngữ, liệt chân tay, nửa người, liệt cả người, không tự chủ được vận động thông thường, mất kiểm soát đại tiểu tiện do không thể tự chủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *