Vì sao người bệnh tiểu đường cần chú ý hơn việc uống nước?

Khi nói đến những yếu tố ảnh hưởng đến mức đường huyết, ít ai nghĩ đến việc uống nước.

Nhưng uống đủ nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Chuyên gia dinh dưỡng Esther Tambe, người sáng lập Trung tâm dinh dưỡng Esther Tambe Nutrition (Mỹ), cho biết mất nước ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết.

Mất nước xảy ra khi một người uống không đủ lượng nước mà cơ thể cần. Vì vậy, uống ít nước hoặc uống không đủ nước là điều không tốt đối với người bệnh tiểu đường.

Sau đây, chuyên gia giải thích về mối liên hệ giữa tình trạng mất nước và mức đường huyết cao.

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với mức đường huyết . Shutterstock

Mất nước làm thay đổi hoóc môn kiểm soát đường huyết

Mất nước là yếu tố nguy cơ gây tăng đường huyết, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường.

Có một số lý do: Mất nước khiến m.áu cô đặc hơn và có thể làm thay đổi các hoóc môn liên quan đến kiểm soát lượng đường trong m.áu, theo trang tin sức khỏe Eating Well.

Chuyên gia Esther Tambe lưu ý rằng, ngoài insulin, một loại hoóc môn có vai trò điều hòa huyết áp và cân bằng thẩm thấu là vasopressin. Tình trạng cấp nước của cơ thể ảnh hưởng đến việc tiết ra hoóc môn này. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Diabetes Care cho thấy vasopressin cũng đóng vai trò trong việc điều chỉnh lượng đường trong m.áu.

Mất nước làm tăng nồng độ glucose trong m.áu

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), lượng đường trong m.áu về cơ bản là thước đo nồng độ glucose trong m.áu.

Nước chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần của m.áu. Khi bị mất nước, m.áu đặc hơn, khiến lượng đường trong m.áu tăng lên, chuyên gia Tambe giải thích.

Mất nước có thể khiến lượng đường trong m.áu tăng lên . Shutterstock

Uống không đủ nước, khả năng dung nạp glucose kém hơn

Thử nghiệm năm 2017 trên tạp chí Nutrition Research cho thấy người bệnh tiểu đường không uống đủ nước chỉ trong 3 ngày, có kết quả xét nghiệm dung nạp glucose đường uống kém hơn so với người uống đủ nước, theo Eating Well.

Một số nghiên cứu còn cho thấy theo thời gian, mất nước có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận mối liên hệ này.

Nhu cầu uống nước nhiều hơn

Theo NIH, một triệu chứng của tăng đường huyết là đi tiểu thường xuyên, điều này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn làm mất nước thêm ở người bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí về dinh dưỡng Annals of Nutrition and Metabolism đã nhận thấy người bệnh tiểu đường loại 1 khi tập luyện thể thao, ngay cả đã uống đủ nước vẫn cảm thấy khát. Điều này dễ hiểu vì khát nước là một dấu hiệu của tăng đường huyết.

Chuyên gia giải thích: Ăn nhiều đồ ngọt có mắc bệnh tiểu đường?

Bác sĩ tiết lộ sự thật liệu tiêu thụ đường có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường hay không.Bệnh tiểu đường có thể do nhiều yếu tố lối sống gây ra, bao gồm lượng đường và loại đường tiêu thụ.

Tất nhiên ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh.

Bác sĩ tiết lộ sự thật liệu tiêu thụ đường có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường hay không. Ảnh SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ A Sharda, chuyên gia tư vấn – bác sĩ chuyên khoa bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Manipal (Ấn Độ), cho biết bệnh tiểu đường loại 2 bị ảnh hưởng bởi di truyền nhiều hơn là thói quen ăn uống như tiêu thụ đường.

Vì vậy, người có t.iền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, nếu tiêu thụ nhiều đường trong khẩu phần ăn hằng ngày dẫn đến béo phì, sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sớm hơn, theo Hindustan Times.

Như vậy, câu trả lời là tiêu thụ đường vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường, nhưng không dễ.

Nghĩa là tiêu thụ đường không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, theo Diabetes Strong – trang web hướng dẫn lối sống lành mạnh và năng động cho người bệnh tiểu đường.

Nhưng đường gây viêm và kháng insulin trong cơ thể, và ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân. Tình trạng tăng cân và kháng insulin này, theo thời gian, có thể dẫn đến t.iền tiểu đường, nếu không được điều trị, sau đó sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 5-10 năm.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ít nhất 25%. Chỉ uống một ly nước ngọt mỗi ngày làm tăng 13% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2!

Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những nước có mức tiêu thụ đường cao nhất cũng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất và ngược lại.

Có lẽ tai hại nhất, việc tiêu thụ đường có thể làm gián đoạn quá trình truyền tín hiệu tự nhiên của cơ thể đối với hoóc môn leptin – hoóc môn điều chỉnh cơn đói và cho não biết cơ thể đã no. Sự gián đoạn này có thể dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.

Ngoài ra, vì đường bổ sung hầu hết được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn – vốn rất dễ ăn quá nhiều.

Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là những nghiên cứu này cho thấy đường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, nhưng dần dần trong lâu dài.

Những ai có thể gặp vấn đề nếu ăn nhiều đường?

Tiêu thụ đường không thể trực tiếp dẫn đến mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng đối với người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2, thì ăn nhiều đường có thể gây rắc rối, theo Diabetes Strong.

Sau đây là những người có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2:

Người thừa cân hoặc béo phìCó lối sống ít vận độngTuổi 45 trở lênCó t.iền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2Người bệnh huyết áp caoCó t.iền sử bệnh tim và đột quỵNgười bị trầm cảmMắc hội chứng buồng trứng đa nangNgười bị t.iền tiểu đườngCó mức đường huyết lúc đói cao

Người có một hoặc nhiều yếu tố trên cần cẩn thận với lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống.

Nó có thể đẩy quy mô phát triển tình trạng kháng insulin và t.iền tiểu đường, mà theo thời gian, nếu không điều trị, có thể phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2, theo Diabetes Strong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *