Vì sao nhiễm “hơi lạnh” đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người như phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có bệnh (đặc biệt là các bệnh về ung bướu, ung thư)… kiêng đi đám ma vì sợ hơi lạnh từ người c.hết sẽ sinh bệnh và làm bệnh phát tác mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều người cũng quan niệm rằng đó là mê tín dị đoan, không đáng tin.

Từ trước đến nay, ở nhiều vùng quê và ngay cả thành phố, rất nhiều người kiêng đi viếng đám ma bởi họ sợ “hơi lạnh” ở nhà người mới c.hết. Nhiều người cho rằng hơi lạnh là nguyên nhân gây ra tật bệnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Hương – nguyên phụ trách Khoa U bướu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ – thì đám ma có nhiều dạng khác nhau. Có người c.hết trẻ, người c.hết già, người c.hết không mang bệnh nói chung và cả người c.hết vì bệnh lây nhiễm như lao, suy giảm miễn dịch HIV, AIDS… Như vậy tuỳ nguyên nhân t.ử v.ong mà người ta có những quy định riêng khi an táng nhằm bảo vệ tránh lây lan bệnh tật. Người c.hết sau 6 giờ mới có “hơi lạnh”.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hương, sau khi ngừng hô hấp, tuần hoàn c.hết lâm sàng chuyển sang c.hết thực sự các quần thể vi khuẩn cộng sinh trên cơ thể người sống bắt đầu rời đi và phải mất đến 6 giờ thì cuộc thoát xác các vi khuẩn mới hoàn thành. Chúng rời xác để nhường chỗ cho những vi khuẩn hoại sinh ký túc trên x.ác c.hết. Những loài vi khuẩn này bắt đầu huỷ hoại x.ác c.hết và giải phóng ra các độc tố từ quá trình “chè chén” x.ác c.hết. Quá trình tụ tập này tăng lên hàng giờ, vô số loại không kể hết. Người c.hết càng lâu thì “hơi lạnh” càng nhiều. Thật ra, “hơi lạnh” chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do x.ác c.hết phát tán.

Đặc biệt, chỉ sau 10 giờ, t.hi t.hể người c.hết có sự thay đổi mạnh. Lúc này, các vi trùng lên men thối tạo khí khiến toàn thân phình lên, mặt biến dạng, nội tạng rữa nát, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán ra môi trường bên ngoài.

Việc liệm nhanh đối với những người c.hết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, n.hiễm t.rùng…, và yêu cầu một số người có sức đề kháng yếu tránh xa “hơi lạnh” khi viếng đám ma là có cơ sở khoa học.

Điều này lý giải nguyên nhân thanh niên khỏe mạnh dù thực hiện những công việc gần x.ác c.hết như tắm rửa, khâm liệm, đưa ma… ít bị ảnh hưởng. Trong khi đó, trẻ nhỏ, người mắc các chứng bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao… dễ bị ảnh hưởng do hệ miễn dịch của họ lúc này không cao.

Thực tế cho thấy, trong Tây y ngày nay không còn những kiêng cữ như vậy có thể vì công nghệ hiện đại, người quá cố được giữ trong nhà lạnh và khi đưa ra tổ chức tang lễ cũng chỉ trong một vài tiếng nên việc phát sinh vi khuẩn, vi trùng hay mầm bệnh không quá ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, nếu người c.hết vì tai nạn giao thông, mắc các bệnh truyền nhiễm, n.hiễm t.rùng…, thời gian phân huỷ sẽ sớm hơn, ảnh hưởng đến môi trường người sống nếu chậm xử lý và khâm liệm.

Tốt nhất, những người có sức đề kháng yếu tránh đến những nơi môi trường kém trong lành, sạch sẽ, nơi đông người, ồn ào và không nên đi viếng đám ma những người c.hết bị bệnh truyền nhiễm, n.hiễm t.rùng… bởi “hơi lạnh” từ người c.hết sẽ nhiễm vào cơ thể gây bệnh do không đủ sức chống đỡ.

Theo giadinh.net

Bác sĩ Thơm 30 năm tận tụy với bệnh nhân lao

Điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân lao, vị bác sĩ có nguy cơ nhiễm bệnh bởi ông đang mang trong mình vi trùng lao chực chờ bùng phát.

Một sáng sớm cuối năm, chúng tôi có mặt trước phòng khám lao, Trung tâm Y tế quận 8, TP.HCM. Lúc này, bác sĩ (BS) Nguyễn Văn Thơm, Trưởng phòng khám lao, đang ân cần hướng dẫn người mắc bệnh lao.

Dìu đỡ, đến tận nhà thăm khám cho bệnh nhân

Không ai nghĩ người đàn ông với tiếng nói rõ ràng, sang sảng, đôi mắt tinh anh đằng sau lớp khẩu trang đã gắn bó suốt 30 năm với công việc phòng, chống căn bệnh lây nhiễm thường bị xã hội kỳ thị. Giờ đây, ngấp nghé 60 t.uổi, sắp về hưu nhưng tinh thần cùng bệnh nhân chống lại căn bệnh ở ông vẫn như ngày mới bắt đầu.

Thấy một người đàn ông có người nhà mắc bệnh không mang khẩu trang, BS Thơm nghiêm mặt nhắc nhở: “Người bệnh lao rất dễ hít phải vi trùng mắc bệnh trong môi trường tiếp xúc, anh nên chịu khó đeo khẩu trang vào, mà khẩu trang phải là khẩu trang y tế, khẩu trang vải không có tác dụng nha”.

Khi buổi tư vấn kết thúc, đích thân ông phân loại bệnh nhân và dìu một bệnh nhân bị liệt ở chân, nhịp thở khó nhọc, tay cầm tập vé số vào khám trước. “Bệnh nhân có người sức khỏe kém, để chờ lâu có khi người ta xỉu tại chỗ nên mình ưu tiên cho khám trước” – BS Thơm chia sẻ.

Trong lúc đang thăm khám cho bệnh nhân, có một bệnh nhân đến muộn không nghe được buổi chia sẻ, BS Thơm tinh ý phát hiện ra liền và nhắc nhở tuần sau người này phải cố gắng tham dự buổi tư vấn.

BS Thơm nhỏ nhẹ hỏi: “Sao anh không đến nghe tư vấn? Không nghe cặn kẽ thì khó mà tuân thủ điều trị tốt được”.

Không chỉ tư vấn người bệnh tại chỗ, sau khi kết thúc giờ làm việc, BS Thơm còn đi đến nhà của những người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân yếu liệt, không đi được để nắm bệnh tình của họ. Bệnh nhân lao có đặc thù phải chữa bệnh trong ít nhất sáu tháng, hoặc lao kháng thuốc ít nhất là hai năm.

“Trong thời gian này, không ai khác, BS là điểm tựa tinh thần cho họ. Không ai bắt mình phải đi nhưng tự bản thân mình muốn trực tiếp đến chỗ họ để xem họ có cần hỗ trợ và gặp khó khăn gì không”- BS Thơm tâm sự.

Theo chân BS Thơm, chúng tôi đến nhà cô Phạm Phương X. (21 t.uổi, sinh viên một trường đại học ở TP.HCM), phát hiện bệnh lao cách đây hai tháng. X. cho biết cô điều trị bệnh ho một thời gian dài, cơ thể suy kiệt mới phát hiện ra bệnh lao.

Ban đầu X. cũng khá hoang mang vì bỗng dưng mắc căn bệnh bị kỳ thị nhưng sau khi được BS Thơm trấn an, tư vấn, giờ cô gái khá an tâm điều trị.

Gặp BS Thơm, X. liến thoắng không dứt, kể cả hỏi chuyện bổ sung sắt trong chu kỳ của phụ nữ. “Em thấy các bệnh khác, BS cho thuốc rồi bệnh nhân về uống, đâu được quan tâm như vầy. Theo điều trị BS Thơm, em rất an tâm và thấy BS rất tận tâm với nghề” – X. bày tỏ.

BS Thơm đến thăm và động viên Phạm Phương X. điều trị để chóng khỏi bệnh. Ảnh: HL

Chấp nhận bị nhiễm lao để bệnh nhân khỏi mặc cảm

Công việc của một BS phòng khám lao chắc chắn có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh nhưng ít nhất BS có nhiều cách để hạn chế vi trùng xâm nhập, chẳng hạn như đeo khẩu trang. Tuy nhiên, mỗi lần đến nhà bệnh nhân, điều tối kỵ của BS Thơm là không được đeo khẩu trang nhưng ông không hề nề hà. “Những người bệnh này rất mặc cảm và không muốn cho người xung quanh biết. Cho nên mình phải giả vờ là đến với tư cách bạn bè hỏi thăm họ chứ không phải là BS nên đeo khẩu trang thì người xung quanh sẽ dị nghị, bất lợi cho họ. Còn yêu cầu bệnh nhân đeo khẩu trang, người ta đuổi mình về sao” – BS Thơm dí dỏm chia sẻ.

Niềm hạnh phúc của người đưa đò

Giống như người đưa đò, mình chở người ta qua sông, người ta quay trở lại cuộc sống bình thường là mình mừng. Nhìn những bệnh nhân mỗi khi đến với mình lạnh run, ho hen, suy kiệt cho đến khi được chữa khỏi bệnh, mạnh khỏe, vui tươi trở lại là mình cảm giác rất hạnh phúc!

BS NGUYỄN VĂN THƠM

Không rõ từ lúc nào, “cái nghề cũng là cái nghiệp”, BS Thơm nói nhẹ tênh khi tiết lộ bản thân mình đang mang vi trùng lao (tức lao tiềm ẩn nhưng chưa bùng phát thành bệnh lao – PV) thể hiện ở kết quả xét nghiệm m.áu cách đây không lâu. Hiểu được căn bệnh chực chờ tấn công người bệnh khi sức khỏe đi xuống, ông ngày ngày luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng.

BS Thơm chia sẻ ông không nghĩ gì cao siêu hơn ngoài mang lại một sức khỏe tốt cho bệnh nhân, dù có đ.ánh đổi đi sức khỏe của bản thân.

Mỗi năm phòng khám lao tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân, vị chi 30 năm qua, con số người đến và đi ông không tài nào đếm hết và nhớ hết. Mặc dù môi trường làm việc căng thẳng, BS và bệnh nhân đều phải đeo khẩu trang, tuyệt nhiên không tiếng cười đùa nhưng ông không lấy đó là áp lực.

Những mối duyên lành với bệnh nhân

BS Thơm nhớ nhất trường hợp cách đây 10 năm, người mẹ trẻ phát hiện lao cột sống. Sau khi sinh đôi, chị đã nằm liệt một chỗ. Khi mới xuống nhà tiếp xúc, người mẹ trẻ rất tuyệt vọng vì bỗng dưng từ một cô giáo dạy tiếng Anh, chị biến thành người tàn phế, mọi sinh hoạt phải nhờ vào tay người mẹ già. Sau thời gian ông cùng đồng hành với người mẹ trẻ, bệnh tật cũng phải chào thua. Hiện hai cô con gái đã 10 t.uổi và chạy ùa gọi BS Thơm bằng tiếng “ông” thân thương mỗi khi ông ghé chơi nhà. Cũng có những người có người thân sau khi chữa hết bệnh đã quay lại phòng khám của ông và ngỏ ý hỗ trợ dinh dưỡng cho những bệnh nhân còn đang điều trị. Những kỷ niệm đáng nhớ trong nghề ấy, BS Thơm nói có lẽ ông sẽ mang theo đến suốt cuộc đời.

GIA NGHI

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *