Vì sao nhiều người bị tắc ruột suýt c.hết khi ăn quả hồng giòn?

Hồng giòn có nhiều chất xơ, chất chát, nếu ăn nhiều sẽ vón lại và tạo thành khối bã ở ruột non, có thể dẫn đến tắc ruột. Với người răng yếu, hệ tiêu hóa kém, ăn vội, hoặc có t.iền sử phẫu thuật ở vùng bụng, đặc biệt là dạ dày thì không nên ăn loại trái này.

Ảnh minh họa: Internet

Ăn quả hồng, nhất là hồng giòn, sẽ rất nguy hại nếu ăn không đúng cách. Thời gian qua, có khá nhiều bệnh nhân đã phải nhập viện với triệu chứng đau bụng, bí trung đại tiện, buồn nôn. Qua siêu âm và nội soi, bác sĩ phát hiện các bệnh nhân này bị tắc ruột do bã thức ăn, cụ thể ăn nhiều trái hồng giòn.

Điển hình, khoa Ngoại Tiêu hóa, BV. Trung ương Huế, đã từng phẫu thuật cho 7 bệnh nhân bị tắc ruột. Một thời gian sau, các bác sĩ tại BV. E Trung ương đã phải phẫu thuật cho một bệnh nhân cũng do tắc ruột.

Tại TP Hồ Chí Minh, cũng đã có nhiều ca bệnh nhập viện vì tắc ruột do ăn quả hồng giòn. Các bác sỹ cảnh báo rằng các trường hợp bị tắc ruột nếu không được phát hiện và điều trị kịp rất dễ dẫn đến vỡ ruột, nguy hiểm đến tính mạng.

Không nên ăn trái hồng lúc bụng đói, vì tanin trong trái hồng dưới tác động của axít dạ dày dễ kết tủa. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó. Ảnh minh họa: Internet

TS-BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cũng đưa ra nhận định: Những người có hệ tiêu hóa kém, người già và t.rẻ e.m dễ có nguy cơ tắc ruột hơn khi ăn hồng giòn.

TS-BS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115 (TP.HCM), khuyên: “Nếu ăn nhiều thì hệ tiêu hóa hấp thu không kịp, khả năng co bóp yếu nên gây tắc ruột. Tốt nhất nên ăn hồng chín. Còn muốn ăn hồng giòn thì nên ngâm cho bớt độ chát”.Theo TS Phan Thế Đồng, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, để giảm bớt độ chát trong hồng giòn thì nên ngâm nước sau khi gọt vỏ.

Sau đây là cách phòng tránh nguy hại khi ăn trái hồng tươi do bác sỹ Hoàng Thanh Hiền hướng dẫn:

1. Hạn chế tối đa cho người già và trẻ nhỏ ăn trái hồng giòn: ăn rất ít, chỉ 1 -2 miếng nhỏ, nhai kỹ.

Lời khuyên: người già và trẻ nhỏ nên đổi sang ăn trái hồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn.

2. Không nên ăn trái hồng lúc bụng đói, vì tanin trong trái hồng dưới tác động của axít dạ dày dễ kết tủa. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó.

Lời khuyên: nên ăn lúc bụng no, hoặc khoảng 1 giờ sau ăn.

3. Không ăn vỏ trái hồng, nhất là vỏ trái hồng còn xanh vì chứa nhiều tanin.

Lời khuyên: nên gọt bỏ vỏ trái hồng khi ăn.

Hồng giòn có nhiều chất xơ, chất chát, nếu ăn nhiều sẽ vón lại và tạo thành khối bã ở ruột non, có thể dẫn đến tắc ruột. Với người răng yếu, hệ tiêu hóa kém, ăn vội, hoặc có t.iền sử phẫu thuật ở vùng bụng, đặc biệt là dạ dày thì không nên ăn loại trái này. Ảnh minh họa: Internet

4. Không dùng cho những người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn. Người bị viêm dạ dày mạn, cắt một phần dạ dày thường đầy bụng, khó tiêu nên ăn trái hồng không thích hợp.

5. Không dùng cho người thiếu m.áu, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không ăn trái hồng khi uống thuốc có chứa sắt.

6. Thận trọng ở bệnh nhân bị đái tháo đường. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào m.áu sẽ gây tăng lượng đường trong m.áu.

Tuy nhiên, không phải ai ăn hồng giòn cũng đều bị tắc ruột. Các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn thường gặp ở những bệnh nhân răng yếu, nhai không kỹ hoặc có bệnh lí ruột – đại tràng, người đã từng có t.iền sử phẫu thuật ở khu vực bụng và dạ dày.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Người mệt mỏi, gầy yếu, sút cân không ngờ mắc ung thư ruột non hiếm gặp

Ung thư ruột non là một bệnh lý hiếm gặp do các tế bào trong các mô của ruột non thay đổi. Các tế bào này phát triển ngoài tầm kiểm soát và có thể hình thành một hoặc nhiều khối u.

Ruột non là nhánh kết nối dạ dày với ruột già. Công việc chính của ruột non là tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, chất béo, vitamin và các chất khác mà cơ thể cần. Nếu bạn mắc loại ung thư này, các tế bào ung thư có thể làm tắc ruột non.

Người bệnh nam N.V.T 55 t.uổi trú tại Đông Triều Quảng Ninh vào viện với lý do đau bụng nhiều vùng quanh rốn, hố chậu phải 1 năm nay nhưng không đi khám hoặc điều trị gì. Gần đây, anh T. thấy đau bụng nhiều, người mệt mỏi, gầy yếu, sút cân nên mới nhập viện và được khám, xét nghiệm, chẩn đoán U ruột non. Anh T. được chỉ định phẫu thuật cắt đoạn ruột non, gửi khoa Giải phẫu bệnh làm xét nghiệm mô bệnh học.

Khối ung thư của bệnh nhân T.

Sau khoảng 60 phút phẫu thuật, người bệnh T. đã được cắt bỏ thành công khối u với kích thước lớn 8x6x6cm, kèm mạc treo và hạch. Mẫu bệnh phẩm sau khi được chuyển khoa Giải phẫu bệnh làm xét nghiệm mô bệnh học có kết quả là ung thư biểu mô tuyến ruột non.

Theo BSCKI. Trịnh Công Định, Bệnh viện Việt Nam Thụy điển Uông bí Quảng Ninh cho biết, ung thư ruột non là bệnh lý hiếm gặp trong ung thư đường tiêu hóa. Ung thư ruột non được điều trị theo phương pháp đa mô thức, trong đó phẫu thuật có vai trò chính, hoá trị có vai trò bổ trợ.

BSCKI. Trịnh Công Định khuyến cáo người dân khi có các biểu hiện bất thường như: Đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện, đại tiện phân nhầy m.áu, mệt mỏi, gầy sút cân… nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *