Vì sao phải hấp thu đa dạng các loại thực phẩm?

Chuyện gì xảy ra cho cơ thể khi mỗi ngày chúng ta đều ăn cùng một món điểm tâm hay cùng một món ăn trưa?

– Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta ở nhiều phương diện. Cụ thể là:

1 – Cơ thể thiếu dưỡng chất

Cơ thể chúng ta cần rất nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau (từ dinh dưỡng đa lượng cho tới vi lượng). Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả sẽ giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể – theo chuyên gia dinh dưỡng Wesley Delbridge, người phát ngôn Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn Hoa Kỳ.

Nên hấp thu các thực phẩm đa dạng sắc màu và các loại rau củ quả đông lạnh cũng nhiều dinh dưỡng như các loại thực phẩm tươi khi chưa bị hư hỏng.

2 – Nguy hại cho sức khỏe đường ruột

Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau tạo ra môi trường vi khuẩn đường ruột cần thiết để tăng trưởng các lợi khuẩn, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch và cải thiện tiêu hóa.

Các thực phẩm lên men như sữa chua cung cấp các probiotic cho cơ thể.

Rau củ quả cung cấp chất xơ và nguyên liệu sản xuất ra probiotic, tạo môi trường đường ruột khỏe mạnh.

Nên hấp thu các thực phẩm đa dạng sắc màu và các loại rau củ quả đông lạnh cũng nhiều dinh dưỡng như các loại thực phẩm tươi khi chưa bị hư hỏng

3 – Ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân

Một nghiên cứu gần đây phát hành trên tạp chí PLOS One cho thấy, càng ăn đa dạng các loại thực phẩm càng hỗ trợ cho quá trình giảm cân được diễn ra nhanh hơn, so với chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định.

4 – Ảnh hưởng đến t.uổi thọ

Nghiên cứu mới đây phát hành trên tạp chí Dịch tễ học Thế giới theo dõi tình trạng sức khỏe của hơn 50.000 người nữ cho thấy: Người ăn đa dạng các loại thực phẩm có xu hướng sống thọ hơn người chỉ ăn những món giống nhau ngày này qua ngày khác.

5 – Gây ra tình trạng chán ăn

Thức ăn phải mang đến niềm vui. Thay đổi thường xuyên danh sách thực phẩm, tạo ra các thực đơn mới và công thức chế biến mới giúp mang lại cho chúng ta niềm vui và cảm giác tích cực với thức ăn; nhất là các thành viên nhỏ t.uổi và người cao t.uổi trong gia đình.

6 – Ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất trong cơ thể

Nghiên cứu phát hành năm 2015 trên tạp chí Dinh dưỡng gợi ý, người có chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa thấp hơn – sự kết hợp của các yếu tố không lành mạnh dẫn đến bệnh tiểu đường và tim mạch.

Ăn đa dạng các loại thực phẩm giúp giảm cholesterol, giảm mỡ bụng và giảm huyết áp cao.

7 – Thừa một số dưỡng chất

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều một số loại thực phẩm nhất định, điều này cũng gây hại cho sức khỏe. Ví dụ, quá nhiều nghệ có thể can thiệp tới đông m.áu, chức năng gan.

Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ hấp thu quá mức một số độc tố nào đó. Nếu ăn cá mỗi ngày, nhiễm độc thủy ngân có thể là một mối quan ngại; đặc biệt là các loài cá ăn thịt như cá ngừ nếu bạn là người có thể trọng nhỏ bé.

8 – Hệ miễn dịch bị đe dọa

Dinh dưỡng tăng cường từ chế độ ăn đa dạng có thể giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, theo tạp chí Dinh dưỡng Anh quốc.

Sự đa dạng này giúp chống lại các loại viêm nhiễm, người có chế độ ăn “nghèo nàn” thường có hệ miễn dịch yếu hơn.

9 – Thiếu năng lượng

Theo tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ, người nữ ăn những món giống nhau mỗi ngày sẽ “bị quen” và dẫn đến sụt giảm năng lượng.

10 – Rối loạn ăn uống

Chứng kén ăn hay “rối loạn về giới hạn và từ chối thức ăn” là tình trạng “kiên quyết không chịu ăn một số loại thức ăn nào đó hay từ chối loại thức ăn nào đó do phản ứng tiêu cực với màu sắc, mùi vị và hình dạng thức ăn”.

Hậu quả của rối loạn này là suy dinh dưỡng, thể trọng kém.

11 – Tăng nguy cơ ung thư

Bữa ăn toàn các loại thịt nguội hay thịt đông lạnh nhanh chóng đưa bạn đến nguy cơ cao với ung thư thực quản và ung thư ruột – dạ dày, các chuyên gia cảnh báo.

Nitrate có mặt trong thức ăn chế biến công nghiệp có liên quan đến các loại ung thư này.

Huệ Trần

Theo Reader’s Digest/giacngo

Ăn rau sống ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn ruột, làm giảm hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy việc ăn cà rốt bỏ lò, thay vì ăn sống, có thể làm thay đổi mạnh mẽ vi khuẩn đường ruột.

Trong nghiên cứu được tiến hành ở cả chuột và người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ăn thực phẩm nấu chín không chỉ làm thay đổi vi khuẩn trong cơ thể chúng ta – được gọi chung là hệ vi sinh (microbiome) – mà cả việc các gen của vi khuẩn được “bật” hay “tắt”.

Nghiên cứu cho thấy một số thực phẩm sống có chứa các hợp chất chống vi khuẩn gây tổn hại hoặc t.iêu d.iệt vi khuẩn trong cơ thể

Lý do là ăn thực phẩm nấu chín có thể tăng cường sức khỏe đường ruột, trong khi nhiều thực phẩm sống chứa các hợp chất t.iêu d.iệt vi sinh vật, có nghĩa là nhiều vi khuẩn đường ruột của chúng ta bị phá hủy.

Nhóm nghiên cứu của Đại học California San Francisco, cho biết những phát hiện này giúp hiểu rõ loại thực phẩm nào để lại cho chúng ta những vi khuẩn có lợi nhất trong cơ thể và hệ vi sinh của con người tiến hóa như thế nào khi người t.iền sử bắt đầu học cách nấu chín thức ăn.

Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Microbiology, các nhà khoa học đã chia chuột thành bốn nhóm theo một trong bốn chế độ ăn: thịt sống, thịt chín, khoai lang sống hoặc khoai lang nấu chín.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy điều đáng ngạc nhiên là không có sự khác biệt về hệ vi sinh vật của chuột ăn thịt sống so với ăn thịt chín.

Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể giữa những con chuột ăn khoai lang sống và khoai lang nấu chín. Không chỉ vi khuẩn trong cơ thể chúng khác nhau, mà cả một số gen “bật” hay “tắt” và các sản phẩm chuyển hóa – như chất thải – do cơ thể tạo ra.

Khi nhóm nghiên cứu thực hiện cùng thí nghiệm này với một số loại rau – bao gồm khoai tây trắng, ngô, đậu Hà Lan, cà rốt và củ cải đường họ cũng nhận được kết quả tương tự.

Các nhà nghiên cứu cho biết một trong những lý do cho những thay đổi này là nhiều thực phẩm sống có chứa các hợp chất chống vi khuẩn gây tổn hại hoặc t.iêu d.iệt vi khuẩn trong cơ thể chúng ta.

Các nhà nghiên cứu của UCSF muốn xem liệu những thay đổi tương tự của hệ vi sinh có xảy ra ở người hay không, và đã hợp tác với một đầu bếp chuyên nghiệp để chuẩn bị những thực đơn sống và nấu chín.

Những người tham gia đã thử từng chế độ ăn trong ba ngày theo thứ tự ngẫu nhiên và sau đó được phân tích mẫu chất thải. Các mẫu cho thấy rằng hệ vi sinh vật của những người ăn chế độ ăn sống so với chế độ ăn nấu chín khác nhau rõ rệt.

“Thật thú vị khi thấy rằng tác động của việc nấu ăn ở loài gặm nhấm cũng có liên quan đến con người, mặc dù chi tiết cụ thể về cách thức hệ vi sinh vật bị ảnh hưởng là khác nhau giữa hai loài”, tiến sĩ Turnbaugh nói.

“Chúng tôi rất quan tâm đến việc thực hiện các nghiên cứu quan sát và can thiệp lớn hơn và dài hơn ở người để hiểu tác động của những thay đổi chế độ ăn uống về lâu dài”.

Cẩm Tú

Theo DM/Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *