Vì sao số bệnh nhân được can thiệp ECMO tại TP.HCM giảm về 0?

Đồ thị số lượng ca mắc mới và t.ử v.ong tại TP.HCM có chiều hướng giảm rõ rệt so với giai đoạn đỉnh điểm của đợt bùng phát dịch.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 4/10, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, lý giải thông tin liên quan số bệnh nhân được can thiệp ECMO tại các bệnh viện tầng 3 giảm mạnh trở về 0.

Theo bà Mai, việc chỉ định sử dụng máy thở và thiết bị hỗ trợ hồi sức tích cực, trong đó có ECMO là kỹ thuật khó. Đây là biện pháp hỗ trợ oxy hóa màng ngoài cơ thể sau cùng khi nhân viên y tế đã sử dụng tất cả biện pháp hồi sức cấp cứu nhưng không thành công.

“Trường hợp không có bệnh nhân nào phải thở ECMO là rất mừng, bởi họ đã cai được ECMO hoặc cũng có thể là bệnh nhân đã t.ử v.ong do không thể cứu chữa. Tuy nhiên, nếu nhìn trên bình diện chung, số ca t.ử v.ong tại thành phố giảm, nhiều khả năng bệnh nhân đang điều trị ECMO đã chuyển nhẹ và được chuyển về tầng thấp hơn để điều trị”, bà Mai nói.

Một bệnh nhân Covid-19 nặng được can thiệp ECMO tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.

Ông Phạm Đức Hải, Phó ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cho biết trong ngày 3/9, số ca bệnh nặng thở máy và nhập viện ở thành phố có chiều hướng giảm mạnh. Về số bệnh nhân nặng đang thở máy, trong ngày 1/10 là 1.572 trường hợp, đến ngày 2/10 giảm còn 1.536 và 3/10 chỉ còn khoảng 724 người.

Số bệnh nhân nhập viện trong ngày 3/10 là 1.449, trong khi đó, số xuất viện 2.743. Về số lượng t.ử v.ong do Covid-19, trong ngày 1/10, con số này là 125 trường hợp, ngày 2/10 giảm còn 79 và ngày 3/10 là 93.

Liên quan một số cơ sở y tế triển khai xét nghiệm kháng thể, bà Mai cho biết hiện tại Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM không có quy định người dân phải có kết quả xét nghiệm kháng thể khi ra đường. Việc người dân đăng ký xét nghiệm kháng thể xuất phát từ nhu cầu.

Do đó, các cơ sở y tế, phòng khám có thể triển khai xét nghiệm này nếu đã được phê duyệt danh mục kỹ thuật và đảm bảo đủ yêu cầu. Tuy nhiên, đơn vị chức năng của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM sẽ rà soát đối với các cơ sở có triển khai xét nghiệm này.

“Dù là nhu cầu của người dân nhưng xét trên bình diện khoa học, quy định của Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM không khuyến cáo làm vì xét nghiệm này không có ý nghĩa. Xét về mức độ lãng phí kinh tế, thời gian tới, Sở sẽ triển khai các bài viết tuyên truyền để người dân hiểu rõ về xét nghiệm kháng thể trong giai đoạn này”, bà Mai nói.

Tính đến ngày 3/10, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM nhận được báo cáo kết quả đ.ánh giá của các đoàn kiểm tra tại 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.

Kết quả cho thấy có 17 địa phương đề nghị công bố kiểm soát dịch, bao gồm: TP Thủ Đức, quận 1, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi.

Còn 3 đơn vị chưa có báo cáo thẩm định của đoàn kiểm tra (quận 4, Bình Thạnh, Hóc Môn). Hai đơn vị chưa công nhận kiểm soát dịch là Bình Tân và Bình Chánh.

Ông Phạm Đức Hải cho biết trong 3 ngày thực hiện chỉ thị 18, đại bộ phận người dân TP.HCM phấn khởi, nhiều doanh nghiệp, cơ sở trở lại hoạt động, tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp.

Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận người dân chưa thực hiện Chỉ thị 18 (không khẩu trang, xếp hàng không khoảng cách, lưu thông khi chưa đủ điều kiện, bán hàng rong…)

Trạm bơm oxy miễn phí ở trung tâm TP.HCM

Trạm oxy di động thiết kế trong thùng container 20 feet vừa được một doanh nghiệp lắp đặt và bàn giao cho UBND quận 1 (TP.HCM) nhằm hỗ trợ cho bệnh nhân mắc Covid-19.

Sáng 28/9, UBND quận 1 tiếp nhận trạm sản xuất và bơm oxy di động do một doanh nghiệp chế tạo. Đây là trạm oxy hỗ trợ bệnh nhân mắc Covid-19 cho Bệnh viện quận 1 và các F0 đang điều trị tại nhà trên địa bàn.

Hệ thống cung cấp miễn phí oxy để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 ở quận 1. Ảnh: A.H.

Hệ thống sản xuất và bơm oxy được thiết kế trong trong thùng container 20 feet, công suất 25 m3 mỗi giờ, tương đương cung cấp mỗi ngày khoảng 110 bình oxy loại 40 lít.

Ngoài ra, hệ thống này cũng có thể nạp oxy cho các bình 8 lít và 12 lít, đáp ứng theo tiêu chuẩn ngành y tế.

Đây là sản phẩm do Công ty MECIE Việt Nam nghiên cứu phát triển, hỗ trợ miễn phí UBND quận 1 (TP.HCM) trong việc điều trị cho các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 biến chứng nặng.

Đại diện chủ đầu tư cho biết trạm oxy này thiết kế trong thùng container nên rất cơ động, có thể vận chuyển và đặt ở nhiều nơi. “Thiết bị này hoạt động bằng cách hút khí trời qua hệ thống lọc, làm giàu oxy và bơm vào các bình chứa”, chủ đầu tư cho biết.

Ông Nguyễn Duy An, Phó chủ tịch UBND quận 1, cho biết bệnh nhân mắc Covid-19 rất cần oxy. Khi được doanh nghiệp hỗ trợ trạm oxy, quận rất yên tâm trong việc lo cho người dân trên địa bàn.

Theo ông An, các bệnh nhận F0 trên địa bàn hiện đã giảm xuống mức 2 con số. Sắp tới, thành phố mở cửa thì có thể các ca F0 còn tăng. Quận 1 hy vọng trạm oxy sẽ đáp ứng tốt trong điều trị bệnh nhân, giảm đến mức thấp nhất trường hợp t.ử v.ong.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *