Giảm cân là mục tiêu của nhiều người khi bắt đầu tập luyện. Tuy nhiên, đôi khi xảy ra một nghịch lý là tập luyện cường độ cao lại gây tăng cân.
Tình trạng này có thể khiến người tập cảm thấy bối rối và chán nản việc tập luyện.
Theo Corinne Caillaud – Giáo sư về hoạt động thể chất và sức khỏe kỹ thuật số tại Đại học Sydney ở Australia, đầu tiên cần khẳng định “sự cố” tăng cân sau khi tập thể dục, nhất là tập luyện cường độ cao là sự kết hợp của một số yếu tố, nhưng quan trọng nhất là điều đó không có nghĩa rằng bạn nên ngừng việc tập luyện lại. Việc tập luyện thể dục thể thao thực sự rất có lợi, ngay cả khi người tập bị tăng cân sau một vài buổi tập đầu. Tập luyện cường độ cao nhưng lại tăng cân có thể là do những nguyên nhân sau:
Tăng cơ, giảm mỡ
Một trong những nguyên nhân thường gặp khiến tăng cân sau khi tập thể dục thường xuyên là do khối lượng cơ tăng lên. Nhờ quá trình tập luyện, các mô cơ ngày càng dày hơn. Mô cơ nặng hơn mô mỡ nên trọng lượng cơ thể sẽ tăng.
Đây là tín hiệu tốt vì tỷ lệ cơ trong cơ thể đang tăng lên, trong khi tỷ lệ mỡ đang giảm xuống. Lúc này, người tập sẽ thấy dù tăng cân nhưng các khối cơ trong cơ thể sẽ lớn hơn và cũng sắc nét hơn.
Ảnh minh họa
Tăng cân do căng cơ, giữ nước
Nếu bạn chưa quen với việc với chế độ tập luyện mới và các bài tập nặng, bạn có thể bị căng cơ nhiều hơn mức cần thiết. Nói cách khác, các sợi cơ của bạn bị tổn thương, nhưng điều đó không đáng lo ngại vì sau đó cơ thể bạn sẽ tự phục hồi, theo Bệnh viện Đại học ở Cleveland, Ohio, Mỹ. Đó cũng là lý do cơ bắp của bạn bị đau vào ngày hôm sau, nhưng theo thời gian, nó phục hồi và phát triển các búi cơ.
Đi kèm với việc sưng đau cơ, cơ thể cũng sẽ giữ nước nhiều hơn. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chữa lành những vết rách siêu nhỏ trong cơ.
Người tập sẽ nhận thấy trọng lượng tăng nhẹ do cơ thể tích tụ nhiều nước hơn bình thường. Tình trạng tích nước này chỉ là tạm thời và không cần phải lo ngại. Lượng nước dư thừa sẽ sớm được đào thải ra khỏi cơ thể.
Tăng cảm giác thèm ăn
Tập luyện cường độ cao sẽ đốt lượng lớn calo. Điều này sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn. Đây là phản ứng rất tự nhiên. Tuy nhiên, nếu người tập không chú ý đến chế độ dinh dưỡng mà nạp quá nhiều calo thì sẽ dễ dẫn đến tăng cân.
Tình trạng tăng cân sau khi tập thể dục có thể được giải thích dựa trên họ ăn những gì và ăn bao nhiêu. Nhiều người nghĩ rằng do đã tập luyện chăm chỉ nên họ tự cho phép mình ăn thêm một chút đồ ăn vặt. Tuy nhiên, tập luyện không có khả năng bù đắp được tác động của việc tăng tần suất ăn.
Chế độ ăn nên ưu tiên những món giàu protein, ăn nhiều rau củ, trái cây và hạn chế tinh bột trắng, đường và mỡ động vật. Ngoài ra, lượng calo nạp vào cơ thể nên cân bằng và tránh nạp quá nhiều, dẫn đến thặng dư calo.
Ảnh minh họa
Tăng cân do căng thẳng
Tập luyện cường độ cao sẽ làm tăng nồng độ hormone căng thẳng cortisol làm tăng mức đường huyết và insulin trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự tích trữ chất béo trong cơ thể và gây tăng cân, béo phì. Ngoài tập luyện, mọi người có thể áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng như yoga, tập hít thở sâu hay thiền.
Lượng m.áu trong cơ thể tăng
Một lời giải thích khác cho tình trạng tăng cân sau khi tập thể dục cũng được nhiều chuyên gia khẳng định là do lượng m.áu trong cơ thể tăng lên.
Khi bạn tập thể dục, kéo xà, đẩy tạ… cơ bắp tại một số bộ phận cơ thể ( bắp tay, bắp đùi…) cần nhiều oxy hơn để duy trì hoạt động. Do vậy, tại một số điểm có thể nhận thấy sự gia tăng thể tích m.áu bởi này các tế bào hồng cầu trong m.áu chịu trách nhiệm mang oxy đến đây sẽ nhiều hơn bình thường.
Điều gì xảy ra khi trẻ ăn quá nhiều đường?
Việc đưa đường vào chế độ ăn của trẻ là không an toàn vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ theo nhiều cách, từ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến sâu răng.
Theo các chuyên gia, đường không an toàn khi đưa vào chế độ ăn của trẻ vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ. Ví dụ, tình trạng sâu răng thường xuất hiện sớm ở những trẻ tiếp xúc với đường, trong khi việc tiêu thụ quá nhiều đường từ khi còn nhỏ có thể khiến chúng tăng cân nhanh chóng. Dưới đây là những tác hại của việc dư thừa đường ở trẻ sơ sinh.
Việc đưa đường vào chế độ ăn của trẻ là không an toàn vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ theo nhiều cách, từ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến sâu răng. Ảnh: Freepik.
Tăng cân
Lượng đường cao có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng ở trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ béo phì ở t.rẻ e.m và các vấn đề sức khỏe liên quan sau này.
Nó cũng có thể phá vỡ cơ chế điều chỉnh sự thèm ăn tự nhiên của trẻ, dẫn đến thói quen ăn uống kém và khả năng ăn quá nhiều khi chúng lớn lên.
Vấn đề về đường huyết
Việc bổ sung quá nhiều đường vào chế độ ăn uống của trẻ ban đầu có thể khiến lượng đường trong m.áu tăng đột biến, sau đó giảm nhanh chóng. Sự sụt giảm này có thể dẫn đến hạ đường huyết, một tình trạng khiến lượng đường trong m.áu trở nên thấp đến mức nguy hiểm.
Thậm chí, hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các triệu chứng như bồn chồn, bú kém, hôn mê và co giật trong những trường hợp nghiêm trọng.
Rối loạn tiêu hóa
Thêm đường vào thức ăn dành cho trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ, dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng và nó cũng có thể phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn có lợi trong ruột, có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của trẻ và sức khỏe đường ruột tổng thể.
Tác động đến quá trình trao đổi chất
Trẻ sơ sinh được cho uống dung dịch có đường có thể phát triển sở thích ăn đồ ngọt quá mức, điều này có thể góp phần làm tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề trao đổi chất khác sau này trong cuộc sống như bệnh tiểu đường loại 2, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Mối quan tâm về sức khỏe răng miệng
Ăn đường khi còn nhỏ, đặc biệt là ở dạng lỏng, có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Đường có thể nuôi dưỡng vi khuẩn trong miệng, dẫn đến sản sinh axit và làm mòn men răng, ngay cả ở trẻ nhỏ.
Tăng trưởng và phát triển kém
Dung dịch có đường không cung cấp đủ dinh dưỡng và vì trẻ sơ sinh cần các yêu cầu dinh dưỡng khác để phát triển bình thường. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển bất thường.
Phản ứng dị ứng
Việc sử dụng các chất có đường sớm cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng hoặc không dung nạp sau này trong cuộc sống. Đường không phải là thành phần cần thiết hoặc được khuyến nghị trong chế độ ăn của trẻ sơ sinh.
Hiệu ứng hành vi
Lượng đường dư thừa có thể ảnh hưởng đến hành vi và tâm trạng của em bé. Đường có thể gây ra sự tăng vọt năng lượng tạm thời kèm theo tình trạng hiếu động thái quá, sau đó dẫn đến khó chịu, quấy khóc hoặc khó ngủ và khó tập trung.