Tôi có con 4 t.uổi và đã đi nhà trẻ. Gần đây, cháu có biểu hiện mệt mỏi và biếng ăn.
Đi khám thì phát hiện cháu mắc bệnh tay chân miệng. Xin hỏi bệnh này lây lan từ đâu?
Tôi có con 4 t.uổi và đã đưa đi nhà trẻ. Gần đây, cháu có biểu hiện mệt mỏi và biếng ăn. Đi khám thì phát hiện cháu mắc bệnh tay chân miệng. Xin hỏi bệnh này lây lan từ đâu và có triệu chứng như thế nào?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC)
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 t.uổi nhưng ai cũng có thể mắc phải. Bệnh thường không nghiêm trọng nhưng rất dễ lây lan, nhất là tại các trường học và nhà trẻ.
Những trường hợp có thể dẫn đến nhiễm tay chân miệng bao gồm:
Tiếp xúc với giọt b.ắn của người nhiễm bệnh khi nói chuyện, ho, hắt hơi.
Tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, như ôm, hôn, dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống.
Vô tình chạm vào phân có chứa virus khi thay tã, sau đó chạm tay vào mặt.
Cầm, nắm các vật dụng hoặc bề mặt nhiễm virus như tay nắm cửa, đồ chơi.
Trường hợp hiếm gặp là uống phải nước chứa virus lây nhiễm tại bể bơi, khi nước trong bể bơi chưa được làm sạch bằng clo và nhiễm virus từ người mắc bệnh.
Các triệu chứng khi mắc tay chân miệng bao gồm mệt mỏi, sốt, viêm họng, chảy nước dãi, biếng ăn và phát ban. Hầu hết trẻ sẽ có các triệu chứng nhẹ trong 7-10 ngày.
Bệnh tay chân miệng xuất hiện do nhiễm virus thuộc họ enterovirus. Trong đó, virus Enterovirus 71 (EV-A71) liên quan đến các đợt bùng phát ở châu Á. Dù hiếm gặp, vẫn có trường hợp EV-A71 liên quan đến các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm não.
Người mắc tay chân miệng sẽ dễ lây lan cho người khác nhất trong tuần đầu xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể lây khi sau khi triệu chứng biến mất hoặc không có triệu chứng.
Cần đến cơ sở y tế trong những trường hợp sau:
Trẻ không thể uống nước bình thường.
Trẻ sốt hơn 3 ngày.
Triệu chứng không thuyên giảm sau 10 ngày.
Trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng.
Trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 6 tháng t.uổi.
TP Hồ Chí Minh: Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết gia tăng
Ngày 13/10, theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, trong tuần qua, số ca mắc bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết lại tiếp tục tăng.
Cụ thể, trong tuần 40 (từ ngày 2/10 – 8/10) TP Hồ Chí Minh ghi nhận 1.532 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 1,5 lần so với trung bình 4 tuần trước. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm: Nhà Bè, Bình Tân và Bình Chánh.
Trong một tuần TP Hồ Chí Minh ghi nhận hơn 1.500 ca bệnh tay chân miệng.
Theo các bác sĩ, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 5 t.uổi. Đến nay, bệnh vẫn chưa có vaccine dự phòng. Vì vậy, việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết, TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 441 trường hợp mắc bệnh, tăng 5,3% so với trung bình 4 tuần trước. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm: 1, 8 và Bình Thạnh.
Qua số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), tỷ lệ trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết trong tháng 9 cũng tăng nhẹ, tuy nhiên thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022. Bệnh viện Nhi đồng 1 dự đoán trong thời gian tới, tỷ lệ trẻ nhập viện do sốt xuất huyết cũng sẽ tiếp tục tăng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2023 và 2024, tình trạng biến đổi khí hậu với hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản và làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm do muỗi như sốt xuất huyết. Đặc biệt trong những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kết hợp cùng mưa dông sẽ tạo điều kiện rất tốt cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế khuyến cáo mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi kết hợp với diệt muỗi và phòng tránh muỗi chích. Cụ thể, đối với các vật chứa nước có mục đích để phục vụ cho sinh hoạt phải đậy kín thùng, lu, chậu, hồ… trữ nước khi không sử dụng; thay nước và súc rửa thường xuyên các vật dụng chứa nước; với các chậu, hồ nước trồng cây nên thả cá bảy màu ăn lăng quăng…
Đối với các vật chứa nước không có mục đích sinh hoạt nên thu gom và loại bỏ ngay. Nếu chưa có điều kiện loại bỏ thì phải có biện pháp sắp xếp, che chắn, không để ứ đọng nước và phải loại bỏ ngay trong vòng một tuần. Thường xuyên ngủ mùng kể cả ban ngày, sử dụng lưới chắn muỗi hoặc rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ; sử dụng hương hoặc bình xịt để xua đuổi muỗi, diệt muỗi…